Giới hạn của SME

Bài viết của anh Lê Anh Tuấn chia sẻ về giới hạn của SME, mọi người có thể tham gia vào group Growth Mastermind - Nơi chia sẻ kiến thức, Casestudy về Tăng trưởng các ngành, ONline & Startup để đọc thêm các bài viết về chủ đề này.

Tránh những điều này có thể scale up

----

Dù là SME hay Startup thì đích đến vẫn là lợi nhuận. Vì thế dù bạn có vẽ ra Vision hay Dream ghê gớm thế nào đi chăng nữa thì câu hỏi vẫn luôn là: Kiếm được bao nhiêu tiền trong X năm?

1: Nếu chỉ nhìn vào lợi nhuận thì câu trả lời là

Tiền kiếm được (E) =  lợi nhuận trung bình (P) nhân X

2: Nếu biết cách xây dựng Brand thì

Tiền kiếm được (E) =  lợi nhuận trung bình (P) nhân X + Giá trị Thương hiệu (B)

3: Nếu biết đầu tư tài chính thì

Tiền kiếm được (E) =  lợi nhuận trung bình (P) nhân X + Giá trị Thương hiệu (B) + lợi nhuận tài chính 👍

....

Ảnh có chứa văn bản, người, ngoài trời, mặt đất

Mô tả được tạo tự động

Nói chung Sme có rất nhiều cách để gia tăng lợi nhuận bền vững. Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp kiếm cả trăm / ngàn tỷ mà ko mấy ai biết.

Tuy nhiên lợi nhuận Startup có vẻ đột phá hơn nhờ họ biết kể câu chuyện về ước mơ. Các nhà đầu tư sẽ mua ước mơ rồi mông má và bán lại cho các nhà đầu tư khác với giá cao hơn. Cứ thế cho đến khi IPO để cash out. Các câu chuyện trở thành unicorn sau chục năm đọc được ở Tiki, Momo, Vnpay, GHN...trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các bạn trẻ

Tuy thế SME hay Startup là lựa chọn mỗi người. Chúng ta làm đúng năng lực, cơ duyên và đam mê thì sẽ thành công. Đích đến của mỗi người là khác nhau nên khó mà so sánh được.

SME làm đúng thì có lợi nhuận nhưng sẽ nhanh chóng đạt tới điểm tới hạn. 

Ví dụ:

  • Mở 1 quán nhậu thì được, mở 2,3 quán vẫn ổn nhưng tới quán thứ 5 thì sẽ có vấn đề ngay
  • Bán B2B services với team size dưới 10 thì có lãi nhưng đông hơn thì lộn xộn ngay
  • Bán lẻ online + 1 store thì sống mà mở thành chuỗi thì sập

Ngoài mấy nguyên nhân phía dưới thì có thêm mấy ý nữa

  • Không  thiết lập nền móng để tăng trưởng từ đầu mà cứ làm tới đâu hay tới đó
  • Cố đấm ăn xôi, có những thứ ko hiệu quả nhưng ko mạnh dạn cắt bỏ
  • Tập trung công việc và quyền lực vào một vài người, nhân viên mãi ko lớn
  • Không đầu tư cho các giá trị mềm: con người, quy trình, brand...
  • Không đầu tư cho đổi mới sáng tạo mà cứ quanh quẩn các cách làm cũ
  • Quá áp đặt ý chí/ tư tưởng của founder lên đội ngũ, thiếu sự mở rộng kết nối

Các điểm yếu khiến SME khó scale up

Có thể là hình ảnh về 9 người, mọi người đang ngồi và ngoài trời

1. Tập trung vào lợi nhuận từ đầu

Tất nhiên kinh doanh là để kiếm lợi nhuận, nhưng nếu quá coi trọng nó thì sẽ đánh mất tham vọng và dễ sa đà vào tiểu tiết. Chẳng hạn Coolmate - 1 startup ước mơ lớn thì ngay từ đầu đã bỏ tiền nuôi Dev để làm web + CRM+ kho, những thứ rất đắt đỏ và xa xỉ với 1 công ty bán thời trang non trẻ. Đến giờ họ đã nhận được trái ngọt từ sự đầu tư này. Còn các công ty khác sẽ làm web sơ sơ cho có và dùng excel để quản lý.

Mình không nói đến đúng sai ở đây, tất cả chỉ là lựa chọn.

2. Giải bài toán nhỏ

Vì thích lợi nhuận nên SME sẽ chọn các bài toán nhỏ dễ giải. Mở quán cafe, nhập hàng bán shopee, buôn sỉ từ nhà máy...những cái này nhiều người làm rồi và nếu nhanh thì sẽ ăn được nhưng để thành 1 công ty lớn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ thì sẽ khó.

Startup sẽ chọn các bài toán khó hơn và có độ mở lớn hơn. Ví dụ giải mã gene, xây platform, đánh giá tín dụng cư dân..nếu thất bại thì chẳng ai thương tiếc nhưng nếu thành công sẽ được tạc tượng

3. Hút nguồn lực nhỏ

Vốn ít, người non, quan hệ hẹp...vì chỉ cần chừng đó đã đủ chạy rồi. Thành bại nằm ở BOD. Có những Sme chỉ cần 1 sếp 1 lính là đã chạy phà phà. Nhưng khi có những cơ hội lớn thì ko tận dụng được vì ko có sự chuẩn bị.

4. Ko dám take risk

High risk high return. Do đã quen các bài toán nhỏ kiếm lãi nhanh nên khó dám bước ra vùng an toàn, e dè trước những cơn sóng lớn. Hoặc quen làm nhỏ rồi bảo làm to ko quen

Nguồn:  Lê Anh Tuấn

Xem thêm:

Recap Workshop: "Giảm giá bao nhiêu là hợp lý? Giảm sập sàn mà vẫn đảm bảo lợi nhuận?"

Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng và gia tăng chuyển đổi cho SME kinh doanh trên sàn TMĐT

Recap Coffee Talk: " Quản trị dòng tiền hiệu quả cho SMEs"

← Bài trước Bài sau →