Recap Coffee Talk: " Quản trị dòng tiền hiệu quả cho SMEs"

Vừa rồi mình có tham gia 1 buổi Coffee Talk của Egany với chủ đề “ Quản trị dòng tiền hiệu quả cho SMEs”. Buổi trò chuyện hôm nay có sự tham gia của chị Nguyễn Phương Thảo, chị sẽ chia sẻ lại những kinh nghiệm, kiến thức kỹ năng mà chị đã góp nhặt được trên hành trình của mình đến mọi người, chia sẻ về tài chính, những tips có thể ứng dụng được ngay trong doanh nghiệp của mình

Giới thiệu sơ qua về Coach Nguyễn Phương Thảo

Chị đã có 17 năm kiểm soát tài chính tại các tập đoàn đa quốc gia như: Pepsico, Sanofi Aventis, Kirby Asia, SAB Miller, FPT, 4 năm huấn luyện chuyên nghiệp trong các lĩnh vực:

  • Huấn luyện doanh nghiệp

  • Huấn luyện tài chính

  • Huấn luyện cá nhân

  • Điều phối các chương trình huấn luyện EQ

  • Mentor tại Saigon Food, SME Mentoring onl, UEH Alumni Mentoring, BK Mentoring

Mở đầu của buổi trò chuyện là một câu hỏi khá thú vị của chị Thảo: “ Ai cũng mong doanh nghiệp của mình phát triển bền vững nhưng cũng sẽ có những lúc doanh nghiệp của mình gặp phải các vấn đề không mong muốn, ví dụ trong 1 tháng cần 1 lúc phải trả tiền nợ thuế thu nhập doanh nghiệp, trả nợ vay, trả lương cho nhân viên nhưng chúng ta hết tiền, các anh chị đã bao giờ rơi vào tình huống này chưa. Và nếu có thì anh chị đã làm gì để vượt qua lúc đó?"

Anh Ngọc trả lời câu hỏi và chia sẻ câu chuyện của mình như sau: “ Công ty của mình đã hoạt động 11 năm, buôn bán về máy tính và bán lẻ và không chạy theo doanh số. Có thời gian 4 năm cũng chạy theo doanh số của các hãng và nhà phân phối. Mặt trái và mặt phải của việc chạy theo doanh số, đặc biệt là giá trị của các thiết bị công nghệ rất cao nên cần dòng tiền rất là nhiều. Thời gian đó mình cũng huy động anh em bạn bè nhưng tới thời điểm nhưng cuối cùng đổi lại mình nhập nhưng gần tới thời điểm phải trả công nợ cho nhà phân phối thì hàng chưa ra khỏi kho mà tiền vẫn chưa thu về đã phải trả nợ đúng hạn cho nhà phân phối, nếu không trả đúng hạn sẽ bị phạt và giảm chiết khấu. Qua thời gian 4,5 năm trong ngành thì mình không làm nổi nữa và để lại số nợ rất lớn, vì có bạn bè gia đình hỗ trợ thì mình đã thu hẹp lại việc làm Master và tập trung bán lẻ trên sàn.”

Bên cạnh đó, chị Thảo cũng chia sẻ lý do tại sao mà chị rất thấu cảm tới các doanh nghiệp, công ty đa quốc gia, đặc biệt là họ có các công ty con ở trên toàn cầu và họ có nhiều mặt trận khác nhau. Ví dụ như Pepsi có nước giải khát, bánh Snack, có liên doanh với rất nhiều đơn vị khác, nếu như lĩnh vực này có thể bị ảnh hưởng thì họ có thể chuyển nguồn lực về nơi khác, nếu như cái tầm của họ thì họ quản lý dòng tiền, khi cần gọi vốn và vay ngân hàng thì vô cùng dễ dàng. Điểm mạnh của họ bao nhiêu thì điểm yếu doanh nghiệp nhỏ của chúng ta là bấy nhiêu. Với quy mô nhỏ, thiếu trước hụt sau, khi cần tiền thì không biết vay mượn ở đâu. Ra ngân hàng càng khó vì mình không có dòng tiền tốt, khôg có sao lưu ngân hàng để chứng minh mình có dòng tiền đi vào ngân hàng. Những thứ đó làm cho doanh nghiệp nhỏ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Bởi vậy nhìn xuyên suốt chiều dài phát triển của doanh nghiệp thì chị thấy chìa khóa rất lớn để mà doanh nghiệp phát triển bền vững được đó là nguồn lực con người và nguồn lực về tài chính. Và đôi khi phải có nguồn lực về tài chính thì mới săn được những người giỏi về làm cho mình. Và thiết kế một công ty sử dụng mô hình kinh doanh như mình mong muốn. Việc một doanh nghiệp nhỏ săn người giỏi về làm cho mình còn khó hơn nữa, không chỉ là vấn đề tiền lương mà còn về môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, danh tiếng. 

Cuối cùng thông điệp của chị Thảo ngày hôm nay chỉ gói gọn lại 1 từ đó là “ Ngân sách”, giờ nếu muốn làm chủ dòng tiền phát triển doanh nghiệp, kinh doanh thì đều cần bức tranh tài chính, nếu có bức tranh như vậy mình sẽ thấy được cần chuẩn bị nguồn lực thế nào cần tập trung về sản phẩm nào, chiến lược gì, thứ gì không phù hợp mình sẽ bỏ đi,.... Nó sẽ bắt đầu từ ngân sách cơ bản. Đây là thứ quan trọng bậc nhất đối với doanh nghiệp trong câu chuyện liên quan đến quản trị dòng tiền và gia tăng phát triển doanh nghiệp.

 

 

Tags: recap
← Bài trước Bài sau →