Embedded finance - cơ hội tại VN

Embedded finance: là sản phẩm tài chính “nhúng" vào các Hệ sinh thái có sẵn đem lại giá trị cho cả 3 bên: user có thêm giá trị mà chỉ cần trả 1 mức phí nhỏ, platform có thêm doanh thu, sản phẩm dễ bán hơn. Ví dụ: mua trước trả sau, trả góp, bảo hiểm sản phẩm… Các platform có lợi thế để làm món này: phần mềm Kế toán, POS, chuỗi bán lẻ…

Trong buổi cafe sáng nay của Growth mastermind, Harry La, chuyên gia Fintech đã chia sẻ với các anh em về nhiều hướng phát triển rất hay của Fintech

Có khá nhiều startup đang hoạt động trong mảng này, ví dụ: moneytap, lend3, paylater… Các bank đang chỉ cung cấp được thấu chi cho những người có điểm tín dụng tốt, còn nhóm công nhân, người lao động...thì không ưu tiên. Đó chính là cơ hội cho startup

Mục tiêu của Tài chính nhúng

Thay đổi hành vi người dùng trên các platform tài chính và Tăng dòng tiền giao dịch 

Ví dụ, Grab : chở người → food delivery → quảng cáo → credit line...cứ mỗi dịch vụ mở ra thì người dùng lại chi trả thêm, và hút thêm người dùng mới, và họ lại trả thêm. Dòng tiền là rất lớn 

Với các DN SMB, có thể kết hợp với các startup tài chính nhúng. Bạn không cần phải phát minh lại các bánh xe: làm hết API kết nối với các tổ chức tài chính; hãy để việc đó cho những startup chuyên nghiệp. Ví dụ làm thế nào để nhúng các phương thức thanh toán dễ dàng cho nền tảng wordpress chẳng hạn --> viết plugin kết nói với 1 bên thanh toán→ API có sẵn, ví dụ MePay

4 mảng chính

  • Payment: ví điện tử, ngân hàng số 

  • Lending: ứng lương (dựa trên điểm tín dụng), ứng tiền cho DN (dựa trên invoice), cho vay mua chứng khoán 

  • Investment: đầu tư tài chính (kể cả những người có rất ít tiền vẫn tham gia được) 

  • Insurance: bảo hiểm số 

Case study

AHAMOVE (hay 1 hãng giao vận bất kì) có hàng chục ngàn tài xế. Họ muốn thêm các hỗ trợ tài chính cho tài xế và tối ưu dòng tiền hàng ngày thì làm thế nào ? Nhóm này có lịch sử tín dụng kém nên không được bank ưu tiên

  • Ứng lương:  tài xế luôn có nhu cầu dùng tiền mỗi ngày nhưng cty thì trả lương theo tháng. Với hàng chục ngàn tài xế thì số tiền ứng lên tới hàng tỉ đồng mỗi ngày. 

  • Tiết kiệm: ngược lại nhiều tài xế luôn có sẵn tiền trong tài khoản thì tiết kiệm sẽ giúp họ tăng thêm được chút ít 

  • Bảo hiểm: xe, người, sức khỏe...nếu cty tự đi làm việc với từng cty thì rất mất thời gian vì tài xế vào ra liên tục. Một đơn vị trung gian cung cấp nhiều loại bảo hiểm theo thu nhập sẽ phù hợp hơn 

  • Đầu tư: tài xế có tiền và muốn gia tăng tiền lãi thì tự động chuyển tiền qua các mô hình P2P lending, việc này thì VN chưa phổ biến nhưng vẫn là 1 xu hướng mà thế giới đã làm 

Như vậy mô hình này là win - win - win. Hàng ngàn cty, hàng triệu người cần giao dịch liên tục sẽ được hưởng lợi ích

Tài chính nhúng có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho những nhóm thấp: SCORING (đánh giá điểm tín dụng) thấp, có nhu cầu mua sắm liên tục nhưng ít tiền, ít hiểu biết về kinh doanh. Hiện ở VN, nhiều startup đang nhảy vào mảng này để chiếm lĩnh miếng bánh mà bank chưa làm tốt 

Mở rộng ra, Mô hình này có thể áp dụng cho những Cty có hệ thống nhà bán hàng lớn. Ví dụ 1 cty mỹ phẩm có hàng ngàn đại lý và hàng chục ngàn CTV

  • Cho vay nhập hàng:  cty sẵn sàng tài trợ 1 phần lãi suất, từ đó kích thích đại lý mạnh tay nhập hàng hơn vào những đợt khuyến mãi

  • Cho vay mua sắm: cty sẵn sàng tài trợ 1 phần lãi suất, từ đó nhân viên gắn bó hơn

  • Cho người mua trả sau: cty sẵn sàng tài trợ 1 phần lãi suất, từ đó kích thích người mua 

Khi các dòng Doanh thu khác khó gia tăng thì việc mở thêm các dịch vụ Fintech sẽ giúp cty mở thêm được các dòng doanh thu mới và giữ chân khách hàng tốt hơn 


Bài trước: https://a1grow.com/blogs/news/fintech-interloan

Tham gia cafe Growth mastermind tại đây: https://a1grow.com/blogs/news/cafe-growth-mastermind

 

← Bài trước Bài sau →