Lộ trình thăng tiến từ một bạn nhân viên bình thường đến middle manager

Một bài viết về lộ trình thăng tiến từ một bạn nhân viên cho tới middle manager qua: doer, messenger, owner và 2 yếu tố quan trọng để bạn giúp bạn phát triển nhanh hơn. Nào giờ thì hãy đọc bài viết ngay thôi:

1. DOER

Có kĩ năng để triển khai công việc. Ví dụ: viết blog, làm video, chạy Ads...chỉ cần thành thục tay nghề và biết suy nghĩ một chút là oki. Sau 3 năm có thể lên được các vị trí quản lí nhóm nhỏ hoặc được kiêm thêm việc đào tạo đàn em

2. MESSENGER

Hoặc gọi là Project Coordinator cũng được

Bạn được giao 1 đầu việc, và phải lên plan, tasklist, timeline cho 1 nhóm cùng làm. Bạn sẽ truyền đạt thông tin từ chỗ này sang chỗ khác và hỗ trợ mọi người đạt kết quả. Vài trò này khá quan trọng khi cần làm teamwork hoặc remote. Nếu làm tốt sẽ dần được cất nhắc lên Team Lead

3. OWNER

Bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho 1 KPI. Nếu bạn chỉ là Doer, sẽ khó mà có thêm được nguồn lực. Nếu chỉ là Messenger, khó mà thúc đẩy năng lực của team lên Max. Bạn phải là Owner

- Truyền cảm hứng: cho tất cả hiểu và tin vào mục tiêu

- Thiết lập kế hoạch: và chủ động phân bổ nguồn lực đúng chỗ, đúng lúc

- Sáng tạo: đưa các phương án mới nhằm gia tăng hiệu suất

Giả sử: sếp giao đẩy traffic lên gấp 2 trong 1 tháng. Nếu chỉ là Doer bạn sẽ tốn 8h/ ngày (tự làm). Nếu là Messenger bạn sẽ biết cách rủ xin 2 người nữa 1h/ ngày, bạn tốn 4h và vẫn đạt. Nếu là Owner, bạn vẫn cần 2 người nữa 1h/ ngày, bạn cần 8h và KPI đạt gấp 2. Khác biệt là gì?

  • Sếp nhìn vào kết quả: đạt gấp 2 thì level bạn trong mắt sếp (và team) hoàn toàn khác
  • Công ty nhìn vào giá trị tạo ra khi có bạn và ko có bạn.
  • Đồng đội nhìn vào cách làm xuất sắc của bạn để noi gương

Tóm lại ai cũng có 8h thì hãy nghĩ để gấp 2 thay vì chỉ hoàn thành. Biết cách gấp 2 thì sẽ biết gấp 4, gấp 6....và bản thân sẽ lột xác.

Khác nhau là gì:

  1. Chủ động đặt ra mục tiêu và tiến công
  2. Tham vọng, luôn tin rằng có thể làm tốt hơn
  3. Hợp lực, thay vì luôn ôm đồm
  4. Muốn mình đi nhanh gấp 10 thay vì tà tà

Hình: từ blog của Quân Trương OpenCommerce

4. NĂNG LỰC

Có kĩ năng để triển khai công việc. Ví dụ: viết blog, làm video, chạy Ads...

Cái này cần thời gian để giỏi nghề và tăng hiệu suất. Thông thường mất 3 năm:

  1. Năm đầu rất ngu, đụng đâu sai đó. Thậm chí sẽ hoài nghi về chính bản thân mình liệu có thể vươn lên được hay mãi là kẻ lẹt đẹt. Lúc này cần nhẫn nại, nỗ lực cộng với may mắn tìm được Sếp tốt thì sẽ trưởng thành. Bởi vậy người ta nói chọn sếp chứ ko chọn công ty hay chọn lương
  2. Năm hai biết làm rồi và có vị trí rõ ràng hơn rồi. Lúc này ko ai chỉ dạy nữa nên phải tự bơi và tự học cái mới. Hầu hết công việc thì 50%à cái có sẵn (có tài liệu, mô tả, quy tắc..) còn 50% là phát sinh (ví dụ tự dưng covid cấm ship thì hỏi sếp làm sao ổng cũng bó tay - tự mà đi tìm giải pháp chứ sao). Lúc này năng lực tiềm ẩn sẽ phát huy và bạn sẽ trưởng thành nếu biết giữ tinh thần trách nhiệm và học hỏi. Tốt nhất là chọn được Mentor hoặc tham gia vào 1 nhóm cùng nhau tiến bộ
  3. Năm ba, phải xài được 1 skill nào đó. Vd đã viết content thì ko ai sửa hoặc chạy Ads thì ko cần ai phải góp ý. Đồng thời kiêm thêm vài skill khác cho đa năng. Vd: content- design-social, ads-chatbot-data...nói chung tốt 3 skill thì đảm bảo lương tính bằng ngàn $

Tuỳ tố chất mà đào tạo nhanh hay chậm. Nhưng trong 10 năm đào tạo hàng trăm đứa em thì mình thấy đứa nào rồi cũng sẽ tốt thôi nếu biết

  1. Nghe chửi
  2. Cày
  3. Học từ sai lầm

GenZ giờ học dc nhiều skill ngon từ ngay năm 2 nên khi đi làm thì phát triển rất nhanh. Trong công ty giờ mình cũng thích chọn các bạn genz để giao việc + uốn nắn, hiệu quả rất cao

5. NĂNG LƯỢNG

Hình: cafe talk hàng tuần của A1demy

Là cái máu, cái tham vọng, xúc cảm dồn nén vào công việc. Điều này ko thể dạy được mà do tự thân bạn phải làm. Biểu hiện của nó là gì?

  • Đặt yêu cầu cao trong công việc. Ví dụ trước đây mình hay được sếp sửa slide thì 3 cái luôn bị sửa là: hình này sao ko thể hiện được ý? Chữ sao canh trái mà ko canh giữa? Font sao ko dùng Myriad pro mà lại Arial? Từng cái nhỏ nhen thế sẽ giúp ta hoàn thiện được sản phẩm. Cho nên giờ mình rất nhạy: chỉ cần chữ bị lệch, hình bị méo hoặc sai chính tả là liếc qua biết ngay
  • Coi trọng người nhận. Ví dụ bạn gửi 1 cái file thì nên quan tâm người ta có đọc được hay ko--> cần note các ý chính, ở dòng mấy, số mấy --> gửi bằng google sheet để trên mobile cũng mở được khỏi tải--> mỗi khi sửa cần note rõ sửa ở đâu đỡ nhầm lẫn

Rất mệt nếu phải nhận các tác phẩm đầy sạn. Khi đó phản ứng đầu tiên là người ta sẽ đánh giá rất thấp năng lực bạn, tiếp theo họ sẽ cáu gắt khi phải sửa và cuối cùng sẽ nổi điên bắt bạn làm lại. Nhiều khi chỉ là 1 tấm hình nhưng mất cả tiếng chỉ vì những thứ bullshit đấy

  • Tâm thế "làm tốt hơn". Nếu bạn chỉ nghĩ là cố để hoàn thành thì đa phần sẽ ko hoàn thành. Còn nếu muốn vượt thì tệ nhất sẽ hoàn thành

Cũng ông sếp mình kể trên, mỗi khi phải chuẩn bị slide để sáng mai đi present thì ổng cứ ngồi cả đêm mân mê, thêm hình, sửa câu, tăng slide....rồi ngồi tự present chục lần cho đến khi không còn vướng nữa. Vì thế nhiều lần mình nghĩ tạch tới nơi rồi mà ko hiểu sao vẫn chiến thắng ngoạn mục

Cốt lõi ở đây là hãy tôn trọng công việc của mình. Nếu bạn gửi 1 cái mail sai chính tả cho Khách thì người ta sẽ nghĩ công ty bạn cùi bắp (chứ ko chê bạn). Hoặc 1 cái hình lởm trên website thì sẽ nghĩ công ty bạn bán hàng fake

Thật ra rất khó để làm gì cho tốt từ đầu vì năng lực có hạn. Nên Năng lượng sẽ giúp chúng ta hướng đến những thứ tốt nhất và giảm đi những điều ngờ nghệch. Làm càng lâu thì năng lượng càng chất hơn

Những điều nên làm để có năng lượng

  • Nói chuyện nhiều hơn (với người giỏi): luật hấp dẫn sẽ truyền cảm hứng từ người này qua người khác
  • Thiết lập kỉ luật công việc: và tập trung để hoàn thành. Sự tập trung sẽ khiến chúng ta mạnh mẽ và quyết tâm hơn
  • Kiểm tra: cứ dành 5p xem lại thứ mình làm, đối chiếu với thứ người khác làm thì sẽ thấy các điểm hổng
  • Tự tin: khi đã tin sẽ làm dc thì ko còn ngần ngại. Kể cả làm xong bị chửi vẫn tốt hơn là ko muốn làm (rồi vẫn bị chửi)
  • Lưu các tài liệu: 1 trong những cách rất hay để làm là kế thừa những thứ có sẵn thay vì ngồi mò từ đầu. Trên Drive có 1 đống thứ hay thì mỗi khi loay hoay mở ra sẽ thấy thoải mái hơn
  • Nhờ vả: cách dễ và lại hay trong nhiều tình huống. Thay vì tự mò cả ngày ko xong thì tốn 5p năn nỉ kèm quà cáp tự nhiên có năng lượng để làm việc mới
  • Công nghệ sẵn sàng: nhiều bạn kém hiệu suất vì ko biết dùng các thứ cơ bản như 4G, Drive, App..Nhiều khi cần làm việc khởi động laptop mất 5 phút đã giảm hứng trong khi mở smartphone lên thì 1 phút đã xong
Tags: marketing
← Bài trước Bài sau →