Embedded finance và câu chuyện về các Startup Fintech mới nổi

Embedded finance: là sản phẩm tài chính “nhúng" vào các Hệ sinh thái có sẵn đem lại giá trị cho cả 3 bên: user có thêm giá trị mà chỉ cần trả 1 mức phí nhỏ, platform có thêm doanh thu, sản phẩm dễ bán hơn. Ví dụ: mua trước trả sau, trả góp, bảo hiểm sản phẩm… Các platform có lợi thế để làm món này: phần mềm Kế toán, POS, chuỗi bán lẻ…

Có khá nhiều startup đang hoạt động trong mảng này, ví dụ: moneytap, lend3, paylater… Các bank đang chỉ cung cấp được thấu chi cho những người có điểm tín dụng tốt, còn nhóm công nhân, người lao động...thì không ưu tiên. Đó chính là cơ hội cho startup

Sự phát triển của các Ví điện tử cũng thúc đẩy các giải pháp tài chính vươn tới những nhóm người chưa đạt chuẩn của bank, mở ra cơ hội cho nhiều startup 

Case study

Interloan kết hợp với Viec.co, 1 bên chuyên cung cấp nhân sự CTV cho Logistics / Ecommerce (lên shark Tank năm ngoái) để giải quyết bài toán trả lương theo ngày, CTV có thể ứng tới 90% lương thay vì phải đợi hết tháng mới nhận - toàn bộ việc này diễn ra trên Viec.co 

Việc này đem lại niềm vui cho 3 bên

  • Người đi làm rút ra 1tr mà chỉ tốn có 30 ngàn thì hết sức bình thường 

  • Viec.co không cần phải bỏ ra 1 số tiền lớn để ứng lương 

  • Interloan cung cấp được dịch vụ cho số lượng lớn (trên 60% CTV)
     

Nói thêm về mô hình EWA: 

Người đi làm mỗi ngày đều hoàn thành xong task nhưng cuối tháng mới được trả lương. Vậy có cách nào nhận bất kì lúc nào thích không ? Nhu cầu cầm tiền mặt của nhóm thu thập thấp tại VN rất cao → nở rộ các giải pháp cho vay tiêu dùng với lãi suất cao. 

Giải pháp của Interloan là 1 sàn, nơi người có tiền thì đưa lên cho người muốn ứng lương lấy, đôi bên đều có lợi mà DN thì không cần phải bỏ chi phí 

Hiện nay Interloan triển khai được hơn 30 DN to nhỏ, được hưởng ứng tốt. Chiến lược của Interloan là “nhúng" vào các hệ thống quản lí Nhân sự có sẵn để đỡ phải PR hay educate người dùng. 

Ngoài Interloan còn có 1 startup ứng lương khác là Vui app (của Nano Technologies - startup sáng lập bởi Đặng Việt Dũng cựu CEO Uber Việt Nam). Đọc bài: Cựu CEO Uber Việt Nam Đặng Việt Dũng đang làm gì?

Tại sao EF thất bại ?

  • Không đơn giản là cứ có user sẽ làm được Fintech: về Tech thì nhiều bên có thể làm được, nhưng về Fin thì không phải ai cũng hiểu để làm. Lời khuyên của Dương là nên hợp tác để đi nhanh hơn và gia tăng giá trị cho hệ sinh thái. Thực tế là nhiều cty Tech lớn muốn ôm đồm tự làm nhưng mãi vẫn không ra được sản phẩm 

  • Chỉ giới thiệu sản phẩm cho user có sẵn, ăn được 1 lần nhưng không tăng được Lifetime value 

  • Không làm customer discovery và data discovery : nếu chỉ nhìn qua lượng user trên platform mà không tìm hiểu đặc điểm và nhu cầu của user để offer sản phẩm thì sẽ không khớp. Ví dụ: 1 ecommerce platform nếu chỉ dựa vào doanh số store để cho vay thì sai, vì 1 seller thường sẽ có nhiều store trên cùng 1 sàn chưa kể trên các sàn khác, thực tế doanh thu họ có thể gấp 10 lần

Cốt lõi của các mô hình EF này là phải có cách làm SCORING (đánh giá điểm tín dụng) đúng. Hiện ở VN, ngoài bank tự làm scoring thì có 1 số startup đang làm tốt như Trusting Social nhưng bài toán này khá đa dạng nên mỗi bên vẫn phải tự giải quyết. Mà muốn làm Scoring thì phải có Big data - nên đa số vẫn phải gắn với các Platform thì mới làm được

Kết luận

Với những bên đang có lượng khách hàng lớn, hãy gia tăng thêm các sản phẩm tài chính để tăng được Lifetime value (ví dụ Thế giới di động mỗi năm có thêm 600 tỉ từ việc này, con số không lớn nhưng dĩ nhiên không nhỏ và tiếp tục gia tăng 

Với những bên có sẵn cộng đồng, hãy cân nhắc tới việc hợp tác được với những giải pháp Fintech để gia tăng giá trị cho cả cộng đồng

 

← Bài trước Bài sau →