Tấn công hay Ngủ đông - Tấu hài với Nguyễn Mạnh Tấn Haravan

Một buổi sáng cafe “Tấu hài” với Nguyễn Mạnh Tấn - CMO Haravan về những biến động của Bán lẻ & TMĐT mùa dịch cũng như các giải pháp “gồng lỗ" của các anh em

3 nhóm DN đang gồng lỗ mùa dịch 

Quan sát các chuỗi lớn thì doanh thu nhiều bên đã giảm tới 80%. Có 3 nhóm mà Tấn thấy 

Nhóm ngủ đông: cắt giảm hầu hết store, giảm tối đa chi phí để giữ an toàn sức khỏe và tài chính chờ sau dịch làm tiếp
Nhóm tiến công: bắt buộc phải nghĩ ra việc để làm (ví dụ bán rau củ quả) để tạo dòng tiền và công việc cho nhân viên, đồng thời cũng muốn chung tay giải quyết vấn đề của XH
Nhóm bất động: không có khả năng ứng phó với những biến động quá khó lường. Nếu dịch tiếp tục phức tạp sẽ phá sản

Haravan làm được gì   

24h - 48h giúp DN chuyển dịch online. Đây là nhu cầu cấp thiết lúc này với ngay cả các DN lớn

  • Tích hợp thanh toán: Momo, Moca...những hình thức mới không tiền mặt

  • Tích hợp vận chuyển: với những cty giao vận đang được hoạt động

  • Tích hợp tiện ích: Mobile app, Chatbot, CSKH

Có thể nói Haravan là một trong những cty tuyến đầu hỗ trợ các DN mùa dịch này. Rất nhiều chương trình Haravan đã hỗ trợ free cho các DN, nhất là các chương trình cứu trợ của Sở Công thương
 

 

Xu hướng TMĐT ?

GenZ dần trở thành lực lượng nhân lực đông nhất trong các cty 4.0. Hành vi mua hàng của họ gần như online 

Các cty bán lẻ lớn phát triển theo hướng New Retail: bán rất nhiều sản phẩm và dịch vụ trong hệ sinh thái, bán đa kênh (nhất là sàn, social commerce) 

Các superapp như Grab / Momo bắt đầu chuyển mạnh qua trở thành 1 sàn bán hàng thu hút hàng triệu người vừa mua bán trực tiếp trên đó 

Các MXH đều có Short videos và hướng nhiều hơn vào việc giúp mọi người giao dịch

Covid: khiến mọi người càng quen thuộc với online hơn, ngay cả những tầng lớp rất “offline" giờ đã chấp nhận ngồi nhà đặt hàng. Việc giãn cách xã hội quá dài cũng khiến các DN offline cũng phải “online hóa” để tự động hóa các khâu vận hành

Harvan tập trung vào các sản phẩm gì để hỗ trợ cho người bán  ?
Các công cụ giúp người bán hàng lên online và số hóa DN. 

Tuy vậy có 1 điểm phải làm rõ là offline vẫn luôn là kênh chủ lực trong vòng chục năm tới. Cửa hàng, siêu thị, tạp hóa...luôn có vị thế quan trọng trong đời sống của người dân. Nhiệm vụ của Haravan là giúp cho các mô hình offline có thể vươn cánh tay lên online tiện lợi hơn

  • Thiết lập cửa hàng trực tuyến: web, app, sàn

  • Thiết lập kênh quảng bá trực tuyến: chatbot, google ads, facebook ads… 

  • Thiết lập và quản lí kho vận: kho, giao nhận 

  • Thiết lập kênh thanh toán trực tuyến: ví điện tử, thẻ 

  • Thiết lập kênh CSKH: email, sms, chatbot… 

  • Thiết lập công cụ quản lí khách hàng: CRM, Loyalty...

Haravan không tự làm hết mà sẽ kết hợp với các đối tác để cùng hoàn thiện bộ công cụ. Ở vị thế 1 cty tiên phong và có năng lực công nghệ, Haravan có thể hợp tác với cả các DN lớn như Ngân hàng, Tài chính, Google, Facebook, Grab...cung cấp nhiều nguồn lực hơn cho người bán 

Các DN lớn như Bitis, Juno, Didongviet, Thiên Long đang khai thác nhiều sản phẩm của Haravan để thúc đẩy quá trình Số hóa DN. Từ đó các DN nhỏ cũng được hưởng lợi từ các tính năng mà những DN lớn đã đặt hàng, đó chính là sức mạnh của SAAS: trả tiền theo đúng nhu cầu của bạn, không phân biệt đẳng cấp

Điều rất may mắn của A1demy là ngay trước dịch đã bắt đầu thiết lập các hoạt động xoay quanh Haravan: Web, SEO, quản lí đơn hàng….nên tận dụng được rất nhiều tiện ích có sẵn. Trong mùa dịch, với 5 nhân sự làm việc ở 5 tỉnh thành, A1demy vẫn tăng trưởng rất tốt. Haravan thực sự là bộ giải pháp tuyệt vời cho những mô hình kinh doanh tinh gọn
 

Các DN Bán lẻ đang xoay xở thế nào ?

Cắt giảm chi phí mặt bằng: ngay cả ông lớn Thegioididong cũng vừa ra công văn xin chủ nhà giảm chi phí (hoặc không tính tiền) trong thời gian lockdown. Những bên khác phổ biến ở mức xin giảm 70% - 80% 

Livestream: khi chạy QC quá khó (và đắt đỏ) thì Livestream là cứu cánh để có doanh số. Nhất là ngành thời trang, nếu để hàng tồn vài tháng nữa gần như không thể bán nên bây giờ vẫn phải cố làm ra đơn. Ở TQ thì từ Luxury brand đến bình dân đều xem Livestream như là điều đương nhiên

Dịch chuyển sau dịch thế nào ?
Các ngành bình thường cũng bị ảnh hưởng. Nhân viên 50% ở vp, 50% wfh. 1 nhân sự có thể làm nhiều cty (như freelancer) và trang bị các phương tiện cá nhân nhiều hơn 

Người lao động sẽ không quay lại HCM vì họ hiểu là CTT16 sẽ quay lại bất kì lúc nào tại bất kì quận nào. Biến số quá nhiều không phân tích được nên Trung hạn càng khó khăn hơn 

Làn sóng chuyển dịch về vùng ven để sống và làm việc.

Chuỗi cafe sáng mỗi ngày 7h - 8h do A1demy tổ chức để kết nối những anh em kinh doanh TMĐT & Chuyển đổi số để giúp nhau thêm kiến thức, cơ hội vượt qua mùa dịch. Các bạn đăng kí tại đây: https://a1grow.com/blogs/news/cafe-growth-mastermind 

Đọc các bài viết đúc kết từ các buổi cafe sáng tại đây: 

https://a1grow.com/blogs/news/xay-dung-team-sale 

https://a1grow.com/blogs/news/bat-trend-tmdt 

https://a1grow.com/blogs/news/bai-hoc-f99 

← Bài trước Bài sau →