Bài học phân phối thực phẩm từ F99

Một buổi sáng như mọi ngày, hội anh em Growth mastermind được mời anh Đỗ Đăng Dương, CEO F99 tới giao lưu và giải đáp rất nhiều điều thú vị về kinh doanh nông sản

F99 là sàn giao dịch trái cây trực tuyến: người mua đặt trái cây theo loại, số lượng và sẽ được giao hàng tận nhà, không phải chịu phí vận chuyển cao như mua các dòng trái cây cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, nông dân có thể bán nông sản với mức giá cao hơn cách truyền thống nhờ lược bỏ các khâu trung gian. F99 kiểm định chất lượng kỹ càng nông sản tại vùng trồng, vận chuyển và bảo quản chuyên nghiệp nhằm đảm bảo độ dinh dưỡng, tươi ngon. F99 còn có tính năng Group Buying cho phép người dùng tham gia vào các nhóm mua chung và mua sản phẩm với mức giá rẻ, hưởng các ưu đãi lớn. Ngoài phân phối, F99 còn có những brand riêng như rong nho xuất qua Mỹ 

Hiện nay F99 có hơn 1000 SKU, và họ đa dạng thêm các danh mục thực phẩm chứ không chỉ là trái cây. Tầm nhìn của F99 là một nền tảng phân phối thực phẩm "từ trang trại tới bàn ăn - from farm to table" 

Mở đầu, Dương chia sẻ câu chuyện: Covid 1 năm ngoái, khi vào Nha Trang thấy rong nho chất đống mà trước đó ở bên Nhật ăn rất đắt, hỏi ra mới biết là không bán được do TQ tắc biên. F99 đã nghiên cứu và phát triển Brand rong nho bán rất tốt, nhưng sau đó bị các thương lái TQ phá đám và bị đứng nguồn. Mãi sau, F99 hợp tác với 1 đối tác làm nhà máy tại chỗ mới ổn được. Đó là bài học đầu tiên cho thấy nông sản cơ bản là "khoai"
 

Để có thể cạnh tranh với các mô hình phân phối truyền thống, F99 phải giải quyết 2 bài toán khó là tồn kho và kênh phân phối. Hệ thống phía sau rất nhiều bài toán nhỏ nhưng phức tạp, phải đập đi xây lại nhiều lần. Ngành hàng thực phẩm phải kiểm soát tồn kho tới từng gram: ví dụ khi người bán bốc thêm 1 cọng hành tặng khách thì phải trừ tận kho, nếu không cộng dồn các thất thoát lại sẽ là con số rất lớn

F99 đầu tư rất nhiều cho Tech, nhân tài từ được tuyển lựa từ Vinmart hay các tập đoàn lớn về cùng làm. Mô hình mẫu nên học theo là BHX, ông lớn đã tích lũy hàng chục năm kinh nghiệm phân phối &bán lẻ điện thoại.

Còn về Marketing thì học TQ, họ làm siêu đỉnh từ lâu rồi. Chẳng hạn tính năng Group buying học từ Pindoudou
Mô hình mua chung “thần thánh” của Pinduoduo, biến người dùng thành nhân viên sale, 4 năm lập nên đế chế 39 tỷ USD, khiến cả Alibaba và JD khiếp sợ

Khi các DC (distribution center) đã hoàn thiện và mô hình trơn tru thì khả năng tăng tốc rất mạnh hơn hẳn các mô hình siêu thị truyền thống. GMV (Gross merchandise value) rất lớn vì người mua sẽ có thói quen đặt liên tục, hoặc mua theo dạng subscription. 

F99 bán mạnh qua Mô hình Cộng tác viên (CTV):  mỗi CTV có thể tìm CTV tuyến dưới, chia sẻ, thi đua thành tích...từ đó sẽ giúp cả hệ thống được thúc đẩy. Giả sử mất 1 đơn hàng sẽ mất 6% thì sẽ sẵn sàng trả cho CTV 6%, coi như là chi phí marketing sale (CAC = customer acquisition cost)
Xem thêm: https://m.f99.com.vn/f99-partner/guides 

Một hướng đi mới là C2C: giáo dục nông dân bán cách bán hàng trên nền tảng thông qua các khóa học (livestream, content, marketing…). Cách này càn hợp tác với chính quyền để thúc đẩy từng vùng nông sản. Hiện nay 1 số sàn TMĐT như Tiki bắt đầu hỗ trợ cho từng tỉnh lập gian hàng bán trên sàn. Các  tỉnh bây giờ rất năng động để phát triển nông nghiệp nên rất cần các startup chung tay giải quyết bài toán online

Để phát triển phải đồng hành cả 2 phía 

Tại nguồn: giúp nông dân nâng cao kĩ năng marketing / sale
Tại ngọn: thu hút người mua, tạo uy tín, gia tăng niềm tin với nông sản 

Alibaba cam kết dành ngân sách lớn để đào tạo 10 năm cho nông dân miễn phí, có chính sách riêng về vận chuyển / thanh toán. Platform nào ở VN làm được điều này thì sẽ bùng nổ mạnh mẽ và tạo ảnh hưởng sâu sắc cho nền nông nghiệp

RÀO CẢN

  • Phải educate rất nhiều cho nông dân về cách live stream, bán hàng

  • Hệ thống thanh toán kém vì ngay cả tài khoản bank còn ít dùng 

  • Giao vận: cách nào để đảm bảo chất lượng từ nguồn tới ngọn. Phải nói là logistics VN khá tệ vì chuyển hàng qua Thái còn nhanh và rẻ hơn

Chia sẻ thêm từ Nguyễn Quang Khải một chuyên gia xuất nhập hàng TQ đi khắp thế giới: Logistics TQ tốt đến nỗi đặt cua ở Bắc Kinh lúc 9h sáng thì 5h chiều đã giao tới tận Thẩm Quyến (5000km). Ở TQ có 800 cty vận chuyển khác nhau nên chất lượng luôn ở mức cao nhất. Việc thanh toán ở TQ là 100% non-cash trong khi VN thì 90% vẫn là COD

Một số startup khác cũng rất đáng chú ý trong mảng này là 

Voso (của Viettel): lợi thế là tiết kiệm được chi phí vận chuyển vì tận dụng được xe trống từ quê lên và tận dụng hệ thống giao vận từ Viettel post

Các startup bán nông sản đáng chú ý đang nổi lên rất nhanh trong mùa dịch: foodmap.asia, funimart.vn, foodbox.vn, cuccu.vn, selly.vn. Trong đó foodmap.asia vừa được đầu tư hơn 500k usd,  cuccu.vn vừa gọi vốn thành công trên Sharktank còn Selly cũng được định giá nhiều triệu đô

Bán trái cây trong mùa dịch: câu chuyện bán 60 tấn vải thiều Bắc Giang qua Cucu và Livestrem bán 72 tấn cam từ Nguyễn Thị Lê Na (Cam Vinh Kì Yến). Cả 2 đều là những người bạn thân thiết của A1demy
 

 

Kinh doanh Thương hiệu nông sản 4.0 là 1 hướng đi rất hấp dẫn và đã phát triển từ vài năm nay. Các Thương hiệu tiêu biểu có thể nó đến là Nấm xanh, Light coffee. Các bạn có thể đọc trong cuốn sách "Từ nông thôn đến triệu đô" 

Một số hình ảnh từ cuốn sách - các bạn mua ở đây: https://a1grow.com/products/tu-nong-thon-den-trieu-do 

 

Đọc thêm các bài viết 

BÍ KÍP VIẾT BÀI TRĂM ĐƠN TỪ GROUP KINH DOANH

Quản trị tồn kho và Bán lẻ thời trang - bài học từ Mieu fashion

← Bài trước Bài sau →