Xây dựng thương hiệu dựa trên sức mạnh nền tảng

Nhiều chủ Doanh nghiệp vẫn quan niệm muốn thương hiệu (Brand) mạnh phải tích hợp cùng lúc nhiều giá trị: sản phẩm vừa tốt vừa rẻ, trải nghiệm khách hàng độc đáo… nhưng rốt cuộc họ chỉ ôm đồm mỗi thứ 1 ít – và không cái nào thực sự xuất sắc.

Để có một sức mạnh nền tảng làm cơ sở vững chắc cho Brand, bạn phải xem xét và chọn 1 trong 4 lựa chọn sau: Sản phẩm, Câu chuyện thương hiệu, Trải nghiệm khách hàng và Giá.

Thương hiệu tập trung vào sản phẩm (Product-lead brand)

Đây là hướng đầu tư tập trung vào R&D, sản xuất, đồng thời truyền thông với người tiêu dùng về lợi ích, tính năng sản phẩm và giá trị Brand. Những điển hình Brand thiên về sản phẩm xuất sắc gồm có Samsung, Tide, Five Guys,.. Sản phẩm của họ có 1 lượng lớn khách hàng trung thành, mặc dù thông điệp của họ ít khi truyền tải cảm xúc. Các doanh nghiệp này thường tập trung đầu tư vào Kinh doanh, Bán hàng, quảng cáo.

Hướng đi này thường triển khai:

  • Đầu tư liên tục cho việc cải tiến sản phẩm, nhanh chóng cập nhật những thành quả mới nhất về công nghệ, về thị hiếu sản phẩm.

  • Quyết liệt tấn công những kẻ thách thức trong ngành hàng.

  • Tận dụng chiến lược truyền thông đại trà (Mass communication) để thể hiện tính ưu việt của sản phẩm

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xây dựng câu chuyện thương hiệu xung quanh quá trình làm ra sản phẩm, tạo cho khách hàng những cảm xúc tích cực khi mua và sử dụng thương hiệu.

Xây dựng Thương hiệu dựa trên nghệ thuật kể chuyện (Story-lead brand).

Sử dụng chiến lược này cần phải đầu tư mạnh vào ý tưởng sáng tạo, sử dụng nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh và ngôn từ hấp dẫn, nhiều bí mật-bật mí.

Những điển hình Brand thiên về kể chuyện xuất sắc có thể kể đến như Apple, Nike, Virgin, Dove và W Hotels. Đây cũng là những thương hiệu tạo nên giá trị LovedBrand, đỉnh cao trong chiến lược thương hiệu.

Hướng đi cho Doanh nghiệp muốn xây dựng Brand gồm:

  • Tạo sự khác biệt và tập trung nguồn lực tìm hiểu Insight khách hàng.

  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cá tính thương hiệu xoay quanh ý tưởng thương hiệu (brand idea).

  • Sử dụng mục tiêu & giá trị thương hiệu (brand value) để truyền cảm hứng và định hướng cho các câu chuyện thương hiệu.

  • Chú trọng đến cảm xúc khách hàng để truyền tải tốt câu chuyện thương hiệu.

  • Xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết làm phương tiện lan truyền thông điệp của bạn.

Thương hiệu tập trung cho trải nghiệm (Experience-lead brand)

Đây là hướng xây dựng thương hiệu tập trung vào Chiến lược khách hàng (Customers Focus), xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng xuất sắc và  chọn văn hóa doanh nghiệp làm chiến lược trung tâm. Từ việc tạo dựng 1 đội ngũ của bạn có đủ tâm & tài, DN khẳng định mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Một số  DN điện hình cho chiến lược này như Amazon, Netflix và Starbucks,...

Theo đó họ sẽ tập trung:

  • Nghiên cứu Insight khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng xuất sắc.

  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cá tính thương hiệu xoay quanh ý tưởng thương hiệu (brand idea).

  • Sử dụng mục tiêu & giá trị thương hiệu (brand value) để truyền cảm hứng và định hướng cho tác phong, thái độ, cung cách phục vụ khách hàng.

  • Chú trọng tuyển chọn nhân viên phù hợp với cá tính thương hiệu.

  • Chú trọng đến cảm xúc khách hàng để gia tăng nhiều lần trải nghiệm WOW

  • Xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết làm phương tiện lan truyền thông điệp.

  • Thường sử dụng các công cụ truyền thông: truyền miệng, mạng xã hội, đánh giá từ khách hàng, nhận xét từ chuyên gia, cộng đồng.

Chiến lược tập trung cạnh tranh về giá cả (Price-lead brand).

Chiến lược này tập trung đầu tư cải thiện hiệu quả, năng suất hoạt động. Từ đó truyền thông cho khách hàng biết khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ với cùng chất lượng nhưng giá thấp hơn đối thủ. 1 số brand nổi tiếng với chiến lược này như: Expedia, Old Navy và Payless,...

Hướng phát triển của họ thường sẽ đi theo cách:

  • Tìm cách cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh để giảm chi phí.

  • Tập trung đầu tư vào khâu sản xuất và mua hàng để duy trì lợi thế giá thấp.

  • Vận dụng sức mạnh của Brand để giành lợi thế trong thương lượng.

  • Tập trung vào những sản phẩm dễ bán.

  • Quyết liệt tấn công những đối thủ cạnh tranh mới.

Bạn nghĩ doanh nghiệp mình phù hợp với hướng phát triển Thương hiệu nào?

Nguồn: Đặng Thanh Vân

Xem thêm: 

Chiến thuật tăng mức nhận biết thương hiệu dành cho doanh nghiệp nhỏ

Free Traffic - Triển khai nền tảng đa kênh cho doanh nghiệp

8 Chiến lược xây dựng thương hiệu số đỉnh cao năm 2022
Tags: brand
← Bài trước Bài sau →