Chiến thuật tăng mức nhận biết thương hiệu dành cho doanh nghiệp nhỏ
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
Nhận biết thương hiệu (hay còn gọi là Brand Awareness) là mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng mục tiêu về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp muốn nhắm tới. Ví dụ như nhắc đến thương hiệu điện thoại ở Việt Nam, thì bạn nghĩ đến thương hiệu nào đầu tiên? Liệu đó là Apple, Samsung, Xiaomi hay Oppo? Cùng xem qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.
Nhận biết thương hiệu có 3 cấp độ chính:
Top of mind (TOM): cấp độ cao nhất, mọi người sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn đầu tiên dù chưa cần phải nhắc đến. Ví dụ khi nghĩ đến Chuyên gia Thương hiệu dành cho DN SMEs, mọi người sẽ nhớ đến thương hiệu nào ? #Thanhs hay #DangThanhVan hay là thương hiệu nào khác?
Spontaneous: là cấp độ khách hàng tự nhớ hoặc cần có những gợi ý tạo liên tưởng sẽ nhớ. Ví dụ khi nói tới món gà rán, nếu TOM của sản phẩm "gà rán" là KFC thì Spontaneous sẽ là "thương hiệu đối thủ lớn nhất của KFC tại thị trường Việt Nam" hoặc "ngoài KFC thì còn thương hiệu nào khác?" (VD McDonald).
Prompt: là cấp độ thấp nhất, mọi người cần được nhắc để nhớ. Nghĩa là, khi nhắc tới thương hiệu này, người ta sẽ đưa ra Logo, hình ảnh thương hiệu rồi hỏi "bạn có biết đây là thương hiệu gì, trong ngành nào không"?
Hầu hết các thương hiệu của doanh nghiệp SMEs đều rơi vào nhóm Prompt.
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, thì thương hiệu nào có độ nhận diện càng cao thì có lợi thế càng cao. Việc các nhãn hàng đua nhau đầu tư các chiến dịch truyền thông đều có mục tiêu cuối cùng là “phủ sóng” hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Điều này không chỉ quan trọng với các doanh nghiệp lâu đời mà công ty start-up hay SMEs cũng cần có chiến lược để tăng mức độ nhận biết thương hiệu.
Hai chiến thuật đầu tiên mà các doanh nghiệp có thể áp dụng đó là Xây dựng brand awareness trên mạng xã hội
Chiến thuật 1: Xây dựng Nhận biết thương hiệu và Thương hiệu cá nhân với vai trò làm Đại sứ cho Thương hiệu trên mạng xã hội.
Ở Việt Nam, Facebook vẫn đang đứng số 1 về số lượng người dùng. Ngoài ra, Tiktok và Instagram là hai nền tảng cũng đang phát triển rất mạnh, và đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ. Đó cũng chính là ưu điểm khi sử dụng mạng xã hội để tăng tính nhận diện, giúp bạn truyền tải được thông điệp đến đúng đối tượng.
Bước đầu tiên trong chiến thuật này là chọn đúng nền tảng mà đối tượng mục tiêu dễ xuất hiện. Những nhãn hàng có hình ảnh đẹp như trang sức hay mỹ phẩm thì sẽ tập trung phát triển trên instagram. Hoặc nếu bạn muốn xây dựng cộng đồng thì Facebook sẽ là nền tảng tốt nhất. Tùy thuộc vào nội dung muốn truyền thông mà bạn sẽ đưa ra chiến lược phù hợp.
Luôn nhớ chụp hình kèm theo 1 sản phẩm, 1 hình ảnh nào đó về thương hiệu của bạn trong các bài post trên mạng xã hội. Đừng chỉ post mỗi hình đẹp của bạn nhé. Để điều này được tự nhiên hơn, hãy đặt hàng 1 ít Sticker có logo và mang nó đi theo mọi nơi. Chỉ cần dán Logo Sticker là đã có ngay 1 góc nhận diện đẹp. Còn Team Thanhs thì luôn có sách, tạp chí đẹp để làm nhận diện để gia tăng mức độ nhận biết.
Tiếp theo là sử dụng hashtag. Các hashtag được sử dụng cần liên quan đến thương hiệu. Ví dụ hãng sữa TH sẽ dùng hashtag #THtrueMILK hoặc #Hoantoantuthienhien. Thanhs sẽ thường xuyên dùng hashtag #Thanhs #catcanhthanhcong #chienluoctangtockinhdoanh .
Hashtag sẽ giúp thương hiệu dễ dàng tìm và tổng hợp các nội dung tạo bởi người dùng, hay còn gọi là user-generated content (UGC). Ngoài ra còn giúp khách hàng dễ tìm kiếm thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội
Chiến thuật 2: Tận dụng phản hồi của khách hàng.
Thông thường khi truy cập website và Fanpage của nhiều doanh nghiệp bạn sẽ thấy mục ghi bình luận hoặc cảm nhận của khách hàng. Lợi ích của những lời phản hồi là tạo niềm tin với thương hiệu. Tăng tỉ lệ sales, bởi vì không có gì hấp dẫn hơn việc đọc được những câu chuyện thành công nhờ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài việc marketing hiệu quả thì cách làm này cũng không hề tốn chi phí.
Hãy tích cực đặt câu hỏi kiểu "Bạn nghĩ gì về tôi/ về thương hiệu của tôi" sau đó chụp lại các phản hồi của khách hàng và dùng nó như 1 dạng Content RTB (Reason to Believe) hiệu quả trên mạng xã hội.
Nguồn: Đặng Thanh Vân
Xem thêm tại:
Free Traffic - Triển khai nền tảng đa kênh cho doanh nghiệp