Free Traffic - Triển khai nền tảng đa kênh cho doanh nghiệp
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
1. Cách để triển khai Marketing 0 đồng cho doanh nghiệp
Kênh Free Traffic là gì?
Đây là thuật ngữ không còn quá xa lạ với chúng ta, cách đây 5 6 năm chưa có nhiều người nói về chủ đề này, nhưng gần đây thì đã rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng kênh Free Traffic này. Khi chúng ta gặp khó khăn về doanh số và chi phí quảng cáo thì Free Traffic là 1 lựa chọn rất phù hợp.
Khi đó chúng ta sẽ.đi tìm 1 kênh để đáp ứng được tiêu chí: Nguồn truy cập 0 đồng => nguồn khách hàng với chi phí thấp nhất
Để giải quyết bài toán của doanh nghiệp
Chi phí Marketing cao: Để có thể ra 1 đơn hàng phải tốn rất nhiều tiền, đây là một bài toán thậm chí rất nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang gặp phải.
Thường chúng ta sẽ phụ thuộc vào 1 kênh: Chủ yếu là Ads. Thiếu Ads thì thiếu luôn oxi, thiếu máu cho doanh nghiệp
Kênh doanh nghiệp từng áp dụng: Hết hiệu quả (tốn tiền mà doanh số thì ít)
Ví dụ như 1 doanh nghiệp nào đó họ đã kinh doanh được 4,5 năm nhưng họ chỉ làm kênh truyền thống hoặc kênh SEO thì bây giờ họ nên tận dụng những nền tảng và nguồn lực đó để xây dựng thêm nhiều kênh khác. Để họ không quá phụ thuộc vào một kênh không bị đuối
Quy trình để triển khai
Marketing 0 đồng cho doanh nghiệp
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, đối thủ
Để triển khai bất kỳ 1 kênh nào, chúng ta phải nghiên cứu rất kỹ xem thị trường có ai đã từng áp dụng chưa, họ làm như thế nào, quy trình ra sao, có mô hình nào tương tự sản phẩm của mình mà họ áp dụng thành công không thì lúc đó mình mới bắt đầu triển khai.
Bước 2: Lựa chọn kênh, cách thức phù hợp
Sau khi chúng ta đã nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ lựa chọn kênh, cách thức phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Ví dụ phòng Marketing của doanh nghiệp đó có khả năng triển khai được hay không, có đủ nhân lực không
Bước 3: Lựa chọn nhân sự để triển khai
Ví dụ 1 doanh nghiệp muốn triển khai Marketing 0 đồng, yêu cầu mỗi nhân sự phải build profile, đăng bài và kết bạn với khách hàng, nhưng việc đó rất khó vì những bước trên đã thành công nhưng đến bước này lại không thành công vì nhiều lý do khác nhau
Bước 4: Đo lường, replan
Khi chúng ta làm phải có plan, những bước test, quá trình khi làm phải thay đổi liên tục
Bước 5: Scale
Chúng ta triển khai với 1 mô hình nhỏ, khi đã thành công sẽ nhân rộng mô hình đó lên. Ví dụ 1 nhân sự đã triển khai ok thì chúng ta sẽ nhân bản lên sang các nhân sự khác.
Những lưu ý quan trọng
Người chủ doanh nghiệp phải thay đổi mindset liên tục, khi đó họ mới có thể đi tìm những cách thức mới để thay đổi các kênh truyền thống
Trước tiên chỉ nên làm quy mô nhỏ. Không nên làm ồ ạt, tránh tốn nguồn lực.
Lựa chọn đúng nhân sự, phù hợp, tỉ lệ thành công cao hơn
Plan chỉ là hướng đi, phải thay đổi liên tục
→Free thì không tốn tiền, nhưng lại tốn công, tốn nguồn lực và nó không mang lại kết quả ngay lập tức
2. Ưu - nhược điểm của đa kênh, doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?
Ưu điểm:
- Leads nhiều => Tất nhiên là doanh số tăng.
- Chẳng phụ thuộc vào 1 kênh nhất định => Thích nghi dễ.
- Nhận diện bao ngon => Đi đâu cũng thấy.
- Doanh nghiệp được tin dùng => Trust (bề dày lâu năm & nền tảng).
- Nhân sự có nhiều việc để làm => Leads, nén tảng.
- Cứ triển khai sẽ thấy => Tùy mô hình.
Tảng băng chìm của đa kênh:
Khó triển khai vì không có kinh nghiệm
Khó quản lý, đo lường ( hầu như không có giải pháp nào đáp ứng được)
Tốn nguồn lực ( làm nhiều, lan man, không có kết quả)
Không có điều gì đảm bảo là sẽ hiệu quả
3. Xây dựng thương hiệu cá nhân cho chủ doanh nghiệp và nhân sự
Quy trình để xây dựng thương hiệu:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, bản thân ( hiểu người, hiểu ta)
Bước 2: Lựa chọn cho mình 1 kênh phù hợp ( Facebook, Tiktok, Youtube, Blog,...)
Bước 3: Tạo ra nội dung ( bài viết, video, tài liệu, sách,...)
Bước 4: Kích cầu sản phẩm ( nhiều dạng bài viết khác nhau)
Bước 5: Tạo ra điểm chạm ( B3,B4,B2). Sáng tạo nội dung mới, viết nhiều bài viết bán hàng hay và mở rộng thêm kênh tiếp cận
Nguồn: Phan Toàn - Co. Founder ATP Academy