Tư duy làm Startup: cần " Xây móng thật vững chắc trước, xây nhà sau"

Mọi người có thể tham gia group Tăng Trưởng Thực Chiến để đọc thêm các bài viết tương tự nhé.

Bài viết chia sẻ lại cuộc trò chuyện trong buổi cafe của anh Trần Thịnh Lâm và anh Dong Xuan Nguyen. 

Anh Lâm sơ lược qua về background “khủng” của anh Đông

  • Thời 2005 đã bắt đầu phát triển trang anhso-net với anh Nguyễn Bá Đức, giờ anh Đức đang phát triển Homedy rất đình đám (cái này mình mới đọc sách "Từ nông thôn đến triệu đô" của anh Tuấn A1 về case Coolmate mới biết )
  • Anh cũng từng đồng sáng lập phát triển một công ty agency, sau đó bán lại. (trước mình có đọc cuốn sách nào đó, có nói game xây doanh nghiệp xong bán là CON ĐƯỜNG LÀM GIÀU NHANH NHẤT). Cách làm này rất giống với thằng bạn @Hứa Phước Trường của mình. 
  • Sang năm 2015 anh Đông tại tiếp tục startup & là đồng sáng lập của Ecomobi, giờ doanh nghiệp này chắc phải vài chục triệu đô (mình đoán vậy, hoặc có thể trên trăm-triệu-đô rồi)
  • Chưa dừng lại ở đó, anh Đông cũng là người "đứng sau" hỗ trợ cho Coolmate "xây móng" từ ngày đầu, và có cổ phần tại doanh nghiệp này. (Định giá gần nhất ~20 triệu đô, và tốc độ đang tăng trưởng thần tốc x nhiều lần, hướng đến IPO vài giai đoạn 2025)
  • Bất ngờ hơn anh Đông còn đang làm việc với vai trò quỹ đầu tư, đã đầu tư chục startup khác, và cũng đang tìm kiếm các cơ hội "xuống tiền". Nên ai làm startup tranh thủ hẹn anh Đông cafe để "bào tiền" lúc quỹ của ảnh đang còn nhiều cash nha! 

Ảnh có chứa bàn, người, cửa sổ, trong nhà

Mô tả được tạo tự động

Đó là vài thông tin về anh Đông để mọi người có thể tin tưởng hơn với nội dung, và dưới là một số chủ đề bọn mình nói chuyện & hỏi đáp trong buổi cafe...

1. Làm startup cần "xây móng thật vững". Nên trang bị năng lực vững vàng để lựa chọn hướng đi đúng, làm chậm rãi và chắc chắn ở những bước đầu tiên. Có “móng vững” rồi thì bước “xây nhà” sẽ không khó nữa & bền vững hơn. Nếu có mentor giỏi/nhiều kinh nghiệm định hướng cho việc này sẽ tốt hơn, để quá trình build doanh nghiệp chuẩn chỉnh & phát triển xa được. (Mình cũng đang nhờ anh Đông góp ý để "tái cấu trúc" lần thứ n cho ATP Holdings)

2. Làm startup, khát vọng/ước mơ của nhóm founders rất quan trọng, từ những khát vọng đó mới ra được plan thực thi và kết quả. Nhưng người làm startup cũng phải thực tế với nguồn lực của mình chứ đừng quá viển vông (Chúng ta sẽ như thế nào sau 3-5 năm nữa? Tại sao phải làm nó? Kế hoạch cụ thể như thế nào?)

3. Quan điểm mình làm doanh nghiệp trước giờ theo hướng đơn giản, tập trung sự hiệu quả để ra lợi nhuận sớm, tiết kiệm và an toàn (không bỏ nhiều vốn, không cần gọi vốn). Nhưng cũng vì đó mà có những vấn đề nhất định trong doanh nghiệp sau 3-5 năm và tăng trưởng chậm. Anh Đông bảo nên thay đổi tư duy chút sẽ đi nhanh hơn: "nếu em là cô gái đẹp, thì nên biết tô son thêm sẽ đẹp hơn, sẽ được nhiều người khác để mắt đến hơn và nâng giá trị của mình lên".

4. Một cái cây muốn phát triển nhanh hơn và bền vững đôi khi phải biết hy sinh/cắt đi những cành lá gây "cồng kềnh" và ảnh hưởng đến sự phát triển của chính nó. Nhiều mô hình Doanh Nghiệp gặp vấn đề về mặt scale up, hoặc khi lớn lên/khi có nhiều khách hàng hơn thì biên lợi nhuận giảm vì sự cồng kềnh trong khâu vận hành.

5. Khi bàn về vấn đề nhân lực giỏi, mình có đề cập đến background và năng lực học tập trước đây của các bạn. Anh Đông giải thích, "Tại sao bọn giỏi chúng nó lại giỏi? (chủ đề này anh em thảo luận khá sâu)

  • Vì sự TẬP TRUNG của "chúng nó"
  • Vì sự quyết tâm/khát vọng đã hơn rất nhiều những đứa bình thường khác
  • Vì phương pháp học tập
  • Vì thói quen/quản lý bản thân/sự chủ động
  • Vì phát triển đúng sở trường/điểm mạnh
  • Vì có trang bị các kỹ năng mềm & cứng nhất định
  • Vì tư chất/năng khiếu/có đầu óc tốt
  • Vì môi trường ("bọn Ngoại Thương" đầu vào cũng đã là một BỘ-LỌC rồi, nhưng ở đó cũng có môi trường tốt để chúng nó phát triển. Anh Đông, Nhu (Coolmate) cũng là dân FTU)
  • Vì khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của chúng nó

- ...

Nên doanh nghiệp nếu thu hút được nhân lực giỏi này về, "đặt đúng chỗ" nữa sẽ phát triển đi xa được. Chơi được với bọn thủ khoa/á khoa các trường top là ngon. 

6. Bàn về một số mô hình startup, một số gợi ý "ngon" mà ATP có thể tập trung được.

7. Kinh nghiệm làm việc với các co-founders, các nhân lực giỏi ngang tuổi và lớn hơn mình. 

-> Đó là xây dựng VĂN HÓA TỔ CHỨC & SỰ RÕ RÀNG ngay từ đầu, mỗi người tập trung được THẾ MẠNH của mình và khéo léo kết hợp với nhau. Như case Coolmate 3 co-team là Nhu Phạm (CEO) - Xuân Lan (CMO) - a Hiệp (CTO) kết hợp với nhau rất nhuần nhuyễn. 

(Mà thực tế theo mình để binh được cơ chế rõ-ràng này cần rất nhiều kinh nghiệm, là TÍNH CÁCH phù hợp/nhượng bộ, tinh thần startup hướng đến mục tiêu chung,... Có vậy doanh nghiệp mới đi xa được)

Có thể là hình ảnh về 7 người và mọi người đang ngồi

8. Tư duy về việc chọn "game ngon để chơi", chọn mô hình làm startup đúng rất quan trọng. Làm startup cần có sự mới mẻ, sáng tạo riêng. Như case Coolmate có rất nhiều "sáng tạo đột phá" để có được như bây giờ. Tại sao có những doanh nghiệp định giá chỉ vài trăm triệu/vài tỷ, mà có những doanh nghiệp khác lại định giá hàng triệu đô/hàng chục triệu đô? (Nó đến từ tư duy chọn game, và cách chơi game?)

9. Founder muốn đi nhanh & xa cần HÀNH ĐỘNG & CAM KẾT (Nhu - Coolmate, là hình mẫu của founder như này).

10. Ở góc độ quỹ đầu tư, cũng có những áp lực giải ngân vốn, lựa chọn các startup để đầu tư. Cũng có những quyết định sai, thường là bởi: dữ liệu đầu vào không chính xác, và đánh giá sai năng lực founder. Founder giỏi & "cháy hết mình" với dự án là yếu tố quyết định lớn đến sự thành bại.

11. Hỏi thêm về các campaign ngon ở Ecomobi để tạo ra tiền tốt. Cái này dự án ATP Media đang rất cần để tối ưu luôn. Đang có >10tr traffics từ SEO mỗi tháng mà kiếm tiền bèo bọt quá!

12. Nếu muốn IPO, phải trả lời câu hỏi "Tại sao phải làm nó?", và "sau 3 năm nữa sau IPO sẽ như thế nào?". Rất nhiều case doanh nghiệp công nghệ sau IPO đều tệ hơn như: Yeah1, Grab, Uber,...

13. Chủ doanh nghiệp & teamwork phải giữ được "lửa" trên hành trình khởi nghiệp. Xây dựng cơ chế và chính sách để đội ngũ có động lực làm việc mạnh mẽ

14. Nhiệm vụ của cấp quản lý, nên tập trung vào ĐỊNH HƯỚNG, đào tạo nhân lực. Đào tạo kỹ năng mềm và quản lý cảm xúc khi làm việc của nhân sự. Nó cũng góp phần xây dựng văn hóa đội ngũ gắn kết, các startup rất cần tập trung yếu tố này để giữ người và teamwork có nhiệt huyết làm việc.

15. Thế mạnh của các nhà đầu tư thiên thần (Angel investors) như anh Đông là xuất phát điểm từ dân làm startup mười mấy năm, không như một số anh em làm tài chính sang. Nên có thể hỗ trợ về mặt định hướng, kinh nghiệm và giúp nhiều hoạt động khác cho startup ngoài tiền.

16. Làm doanh nghiệp sẽ có hàng nghìn thứ ngớ ngẩn ập đến, vì những thứ nhỏ nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của chúng ta. Nên làm sao chuẩn chỉnh ngay từ đầu. Nhất là khâu thuế má/giấy tờ, thông tin minh bạch, mô hình chuẩn chỉnh,... (có kế toán giỏi và thuê dịch vụ luật bên ngoài rà soát các hoạt động đang làm thường xuyên)

17. Một vài thông tin về cách định giá doanh nghiệp startup? Cách xây dựng startup ban đầu ntn để dễ gọi vốn?, Cách để bán thành công Doanh Nghiệp? Lộ trình chuẩn bị cho IPO?,... Anh Đông vẫn đang chưa có case về IPO thành công, còn lại mấy cái khác hầu như ảnh đều đã trải qua hết và có rất nhiều kinh nghiệm về nó. Trong buổi cafe mình đặt rất nhiều câu hỏi, nhưng buổi cafe ngắn ngủi nên thông tin chưa đủ sâu. Để hẹn anh Đông thêm các buổi cafe thứ 2,3 để có thêm từng keys sâu chia sẻ với mọi người. 

...

Nguồn: Trần Thịnh Lâm

Xem thêm:

Đối thoại về khởi nghiệp

Làm thương hiệu cho Startup

Quan điểm về sự tối ưu trong Doanh Nghiệp

Tags: Startup
← Bài trước Bài sau →