Thương mại hay Thương hiệu?

Có phải khi bạn mới bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ chưa biết được mình sẽ làm thương mại hay thương hiệu phải không? Mình sẽ kinh doanh dài lâu hay phút chốc, để giải quyết được bài toán đó mời bạn đọc bài viết vài ý chia sẻ cho các bạn mới kinh doanh (còn các sếp kì cựu rồi thì góp ý cho bài viết này nha). 

1. Thương mại

 

Nhập hàng về bán, hoặc có khi chả cần nhập (làm affiliate hay dropship)

Ưu điểm

  1. Dễ bắt đầu: chỉ cần 1 xíu vốn và 1 vài kĩ năng như viết lách, seeding, tiktok, ads là làm được ngay.
  2. Quản trị tinh gọn: chỉ tập trung vào marketing & sale & cskh, ít dính tới r&d / sản xuất. Ít người (1--> 10 là đủ), ít dính tới thủ tục thuế má
  3. Ra tiền đều: doanh số tính theo ngày, tiền về liên tục (dĩ nhiên nếu bán được)
  4. Nắm đươc nhu cầu khách hàng: vì chăm sóc 1-1 và liên tục nên có sự thấu hiểu và nhìn rõ được các ngóc ngách thị trường
  5. Linh hoạt thay đổi sản phẩm: sp mồi, sp chính, sp win...đều có thể chọn và bỏ rất nhanh theo kết quả bán.
  6. Tốc độ: dùng Kol, Livestream, sàn...thì từ khi có ý định tới khi bán được có thể chỉ mất vài ngày. Thậm chí bán trước giao sau vẫn dc

Nhược điểm

  1. Biên mỏng: phổ biến từ 40%-50%. Nên sau khi trừ các chi phí thì lãi mỏng (10%_15%)
  2. Dễ bị nhà sản xuất ép: bắt ôm hàng, giãn công nợ...hết hợp đồng có thể bị cắt
  3. Cạnh tranh với các bên khác cùng bán sp đó, hoặc sp tương tự. Cạnh tranh với nhà sản xuất luôn nếu họ có tham vọng bán lẻ
  4. Scale nhỏ: nếu ở mức vài tỉ tới dưới 100 tỉ thì ok, lên ngàn tỉ khó (ae đừng cười, khi kinh doanh phải nhìn xa lúc mình muốn lớn lên có được hay ko)

2. Thương hiệu

 

Xây 1 cái "tên" gắn với niềm tin, lý tưởng và phẩm cách của mình, tạo giá trị cho Xã hội và ghi dấu ấn với thế hệ mai sau

Nói lý tưởng thế nhưng thực ra ban đầu cũng là để kiếm tiền - theo cách nắm từ gốc tới ngọn

Ưu điểm

  • Biên lớn: phổ biến từ 60%-80%. Nên sau khi trừ các chi phí thì lãi tốt hơn hẳn (20%_25%)
  • Nắm gốc sản xuất: thiết lập cuộc chơi theo ý mình
  • Cạnh tranh đỡ hơn: các bên khác có thể nhái sp đó, hoặc bán sp tương tự. Nhưng họ ko thể nhái tinh thần, tư tưởng và tên tuổi (thực ra có mà khó hơn).
  • Scale lớn: cuộc chơi ngàn tỉ, Ipo, gọi vốn....giá trị của Brand cộng với giá trị doanh nghiệp

Nhược điểm

  • Khó bắt đầu: vấn đề ko nằm ở vốn mà bạn thật sự thấu hiểu được thị trường --> phân khúc --> nỗi đau --> cơ hội --> rủi ro....Tức là cần bộ kĩ năng quan sát, phân tích, thấu cảm, quan hệ....chứ ko phải là ads hay Seo

Ví dụ: Poloman, nhiều công ty lớn có thể làm được hàng tương tự với giá tốt hơn và phân phối mạnh hơn. Nhưng tại sao họ lại xây được 1 brand tốt như vậy? Lát sẽ nói.

  • Quản trị cồng kềnh: đầu tiên cần tập trung vào r&d / sản xuất. Khâu này nếu fail thì coi như bỏ đi làm lại. Nếu khâu này ok rồi thì vẫn phải lo thêm marketing & sale & cskh. Nếu bán sỉ hay ctv thì khâu sau nhàn hơn. Quy mô nói chung phải từ 40--> 100 mới đủ. Nhưng tầm nhân sự đó thì quản lí cũng ko đơn giản đâu, dễ toang nếu chính sách và văn hoá không đủ tốt
  • Ra tiền to nhưng chậm: doanh số sẽ bị giam ở các kênh phân phối nhưng tiền thì đốt theo ngày ko nhỏ. Chỗ này yếu về Tài chính, mỏng vốn thì sẽ đứt dòng tiền cho dù có bán được hàng. Thực tế có nhiều brand khá to vẫn nợ lương, nợ nhà cung cấp như thường
  • Khó thay đổi sản phẩm: đã sản xuất rồi phải ráng bán thu đủ vốn mới tính đến sp tiếp. Chỉ cần vài sản phẩm ko win...thì hết lực. Dù bạn có Brand (tên tuổi) nhưng ko có sản phẩm ổn thì cũng ko ra tiền
  • Tốc độ: nhìn chung là chậm. Cty lớn mất 1 vài năm, cty nhỏ mất vài quý. 1 số cty Thời trang có thể nhanh hơn nhưng đẻ sản phẩm liên tục thì rất tốn não, và sai cũng nhiều

Nếu đi theo mô hình D2C (direct to consumer) như Coolmate thì sẽ giảm được nhiều khâu và tận dụng sức viral từ Kol, Livestream, sàn...đó là cách để đẩy tốc độ nhanh từ khi có ý định tới khi bán được. Thậm chí Coolmate bán preorder vẫn dc

Phần 2 sẽ nói về việc đi từ Thương mại lên Thương hiệu thế nào

Đọc bài viết: Thương mại hay Thương thiệu

← Bài trước Bài sau →