Nỗi đau thường gặp khi làm Digital Marketing

Với kinh nghiệm từng làm ở agency nhiều năm, tiếp cận với các doanh nghiệp từ cửa hàng, startup và cùng đồng hành các chiến dịch chạy quảng cáo, nên Ms. Thảo - Head of Sale  tại CNV loyalty chia sẻ những vấn đề thường gặp trước, trong, và sau khi triển khai marketing

1 Trước khi triển khai 

1.1 Thiếu sự chuẩn bị trước khi triển khai ?

Tối ưu chăm sóc Website, Fanpage, Zalo, kênh Youtube, Tiktok, gắn Tracking: những vấn đề này thường bị bỏ qua, vì thương các anh chị startup mới lần đầu chạy quảng cáo chưa có kinh nghiệm, nên ko biết để ý những vấn đề này: có anh khách bán két sắt, cũng nghe người này người kia, đối thủ thấy họ làm thì cũng làm cái web cho cửa hàng→ nhưng ko biết gì về web, tin tưởng đơn vị làm web → sau đó thì là một cái web có hình ảnh sơ xài là xong. 

Sau đó thuê được chào mời chạy qc, → nếu bạn tư vấn có tâm thì họ sẽ hỗ trợ tối ưu hoặc nhờ bên đơn vị thiết kế web tối ưu: tốc độ load trang, hình ảnh, nội dung. Còn gắn code: có nhiều đơn vị ko gắn code đo lường, Tag Manager→ có thể chúng ta ko hiểu code đó là thế nào, nhưng ít chất chúng ta hiểu đc nếu có gắn code này vào thì sẽ theo dõi đo lường đc: số click, hành động gọi, dky…

1.2 Mục tiêu triển khai, chương trình ưu đãi, KPI, nhân sự theo dõi, chọn đơn vị Agency triển khai

Thực ra đa phần startup trước khi chạy qc ít có mục tiêu cụ thể, chỉ đơn giản chạy cho có khách hàng để bán là được, nhưng thực ra đây là phần quan trọng nhất trước khi chúng ta triển khai, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn ( điểm cộng với DN nhỏ là có thể linh động, thay đổi, điều chỉnh đc chứ ko fix cứng như các doanh nghiệp lớn) nên nếu chúng ta lên đc mục tiêu cụ thể thì sẽ rất dễ để phối hợp vs agency, hoặc nhân sự phụ trách vẫn có cái để bám vào và theo dõi: ví dụ cty có nhiều sản phẩm thì nên chọn cần qc sản phẩm nào, sp nào mạnh nhất, giá thành phù hợp, lợi nhuận cao thì sẽ có mục tiêu chạy cho sp đó trước

1.3 Thời gian triển khai, ngân sách, từ khóa, content, hình ảnh.....

Khi chọn agency cần xem xét kỹ các vấn đề này trước khi chốt: từ khóa phù hợp, ngân sách trong khả năng, với dn nhỏ thực ra để tính chi phí mkt so với doanh thu thì khá khó, ko chính xác đc vì liên tục thay đổi, nên ở đây chỉ cần có lời là mình cứ tiếp tục duy trì chạy quảng cáo.

Thời gian chuẩn bị ko có, sát ngày tổ chức mới chạy thì hiệu quả ko có vì qc chưa kịp thích ứng để có hiệu quả thì đã đến ngày tổ chức chương trình.

Không gắn code theo dõi hiệu quả quảng cáo nên sau kết thúc chiến dịch ko đc bao nhiêu call, bao nhiêu form

Lệch số hotline: số trên web một số, nhưng code gắn vào web lại là một số điện thoại khác

2/ Trong quá trình triển khai 

2.1 Thống nhất phương án, nội dung

Khi đã chốt kế hoạch với agency hoặc team ads chạy, thì cần thống nhất mục tiêu đã đề ra từ đầu: đơn hàng hay thương hiệu, chốt nội dung qc, mình là chủ doanh nghiệp thì mình nên đưa những ưu điểm nổi bật cho agency, và phải check lại thật kỹ nội dung này, vì đây là những thông tin quan trọng để khách hàng họ cân nhắc có nên click vào kqua quảng cáo của mình, nội dung trang đích khớp với nội dung quảng cáo để tăng time on site, giảm Bounce rate..

Khi ko có sự thống nhất, thì giữa chừng quảng cáo thay đổi liên tục: như quảng cáo mới kích hoạt, sếp lên search thấy nội dung ko đúng ý, lại bắt đổi, banner mới chạy đc 2 hôm chưa kịp thích ứng lại đòi đổi banner vì trước đó chưa duyệt mẫu banner, làm quảng cáo bị ngưng, máy đọc lại từ đầu, nên cần thêm thời gian để tối ưu,--> tốn chi phí, tốn thời gian, giảm hiệu quả.

2.2 Theo dõi chỉ số quảng cáo,: báo cáo đầu ngày, báo cáo tuần, báo cáo kết quả

Thường phần này hay bị bỏ qua, vì lý do bận, một số bạn sales rất có tâm theo dõi hiệu quả, hỏi thăm liên tục nhưng chủ DN lại ít tương tác phản hồi lại tình hình thực tế, dẫn đến tới cuối tháng mới phản hồi ko hiệu quả vì ko có khách gọi → nên lại nghỉ qc online ko hiệu quả.

Nếu chưa biết xem chỉ số report hoặc nhìn tài khoản ads thì sẽ tương tác phản hồi tình hình thực tế mỗi ngày khi chạy qc: có thể theo dõi số lượng call, số lượng inbox, số khách đến cửa hàng đề sales nắm tính hình báo lại cho kỹ thuật ads. ko cần cả nể, vì cần phải review số liệu mỗi ngày để kịp biết đc nguyên nhân nằm ở đâu còn điều chỉnh, thì mới tiết kiệm đc chi phí và hiệu quả.

3/ Sau khi triển khai 

Đánh giá hiệu quả sơ sài, không đúc kết kinh nghiệm…

Thường sau khi chạy xong chỉ đánh giá theo cảm tính, hoặc ko dựa trên chu kỳ sản phẩm để đánh giá, nên đưa ra quyết định ko đúng. ko review xem số liệu chỉ số nào tốt, chỉ số nào chưa tốt để có đánh giá đúng hơn → thường dựa vào cảm tính 

Nguồn: Cafe cùng expert "Nỗi đau khi Strup làm Digital Marketing"

 

← Bài trước Bài sau →