Recap Quản trị vận hành Ecommerce bằng công thức và dữ liệu
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
Buổi event offline hàng tuần của group Growth Mastermind lần này với sự tham gia của Chị Đoàn Diễm Chi - Cựu GĐ Tăng Trưởng Onpoint. Chị có gần 15 năm kinh nghiệm làm Brand/ Marketing/ Ecom ở các tập đoàn toàn cầu như Frieslandcampina, Unilever ở Việt Nam và Đông Nam Á. Sau khi đảm nhiệm vị trí quản lý ecommerce của Food Solutions - Unilever Đông Nam Á, chị Chi quy về Việt Nam gia nhập Onpoint trong giai đoạn tăng trưởng nóng nhất của Ecom.
Và speaker thứ 2 là anh Tuấn Tài - Founder Lemon Digital. Anh Tài có kinh nghiệm đẩy số cho rất nhiều Brand từ mỹ phẩm đến gia dụng, và có network rất mạnh trong mảng Ads/Ecom . Những anh chị làm Ecom vừa và nhỏ rất nên học theo cách của anh Tài, vừa tăng trưởng bền vững song hành với chất lượng dịch vụ.
Đầu tiên của sự kiện là phần chia sẻ của chị Đoàn Diễm Chi
Công ty lớn và công ty nhỏ có sự khác biệt gì?
Hay còn gọi là Big brand là những công ty đa quốc gia, họ có những giai đoạn phát triển khác nhau cho ecommerce, gồm 4 giai đoạn đó là
- Brand mới vào Việt Nam
- Brand bán offline và muốn lên Online
- Brand đã lên online, đã setup mọi thứ và cần đẩy mạnh
- Brand muốn bán Omnichannel
Nhu cầu của Big Brand sau khi lên Ecom
1. Chi phí vận hành
Làm thế nào để giảm thiểu chi phí vận hành đặc biệt cho những mặt hàng nặng và giá trị không quá cao?
Làm sao để tận dụng hệ sinh thái offline đang có?
2. Trải nghiệm khách hàng
Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ ý nghĩa với khách hàng
3. Phát triển đa kênh
Làm thế nào để quản lý đa kênh hiệu quả khi ranh giới giữa các kênh ngày càng mờ nhạt?
4. Data/ Kỹ thuật
Làm sao để có thể đẩy nhanh chuyển đổi số để có thể tồn tại trong thời kỳ bình thường mới?
Lợi thế các công ty “ nhỏ”
1. Quy trình ra quyết định rất nhanh (từ việc suy nghĩ ý tưởng đến việc biến ý tưởng thành hiện thực rất nhanh)
2. Khả năng cá nhân hóa dịch vụ khách hàng
3. Phát triển sản phẩm mới nhanh
4. Linh hoạt ứng biến và điều chỉnh nhanh với thị trường
Các bài học quản trị và vận hành Ecom
Bài học 1: Đảm bảo những điều cơ bản
Khi một công ty lớn muốn phát triển ecom lớn mạnh, điều đầu tiên cần làm là đảm bảo những điều cơ bản nhất. Khi làm ecom cần phải đảm bảo những hình ảnh, nội dung, giá cả sản phẩm đều phải theo đúng guideline của công ty và của sàn để tối ưu hóa tìm kiếm và giúp người mua quyết định nhanh nhất.
Bài học 2: Lắng nghe thị trường để tạo ra nguồn doanh thu mới
Một case study của Trung Quốc, sau khi dùng Social Listening để lắng nghe thị trường thì họ thấy được giới trẻ ở đây thích vị cay tê này, từ đó họ đã kết hợp với nhãn hàng Snickers để cho ra đời sản phẩm Socola Snickers vị ớt. Trong 5 tháng đã bán được $1.43 triệu với tỷ lệ lên đến 92% review tích cực.
Sự kiện offline hàng tuần của group Growth Mastermind
Bài học 3: Tự động hóa
Kết nối hệ thống để chạy hiệu quả, tối ưu vận hành
- Multi - Marketing partners
- Multi - Platforms
- Centralized Management
- Multi - Warehouses
- Multi - Deliveries
- Multi Channel customer service
Bài học 4: Quản trị bởi Data
Mình có thể lấy được Data từ rất nhiều nguồn, Data “ real time” nhất có thể, thể hiện các chỉ số quan trọng và cụ thể.
Bài học 5: Tận dụng lợi thế Offline
Khi mình bán những mặt hàng nặng hoặc giá trị thấp thì chi phí vận hành sẽ rất đắt, đôi khi càng bán càng lỗ vì tiền vận hành như lưu kho, đóng gói, vận chuyển sẽ cao. Vậy phương pháp cho vấn đề này là tận dụng distributor, …
Bài viết liên quan: Recap event: "Quản trị chuỗi bán lẻ đa kênh, ứng dụng công nghệ tự động hóa" - Ms. Cao Ánh Tuyết - Ms. Nga Nguyễn
Bài học 6: Tối ưu các kênh Ecom phù hợp nhu cầu người mua và hạn kế xung đột kênh
Một brand lớn sẽ có rất nhiều kênh như Shopee, Lazada, DTC,... những kênh TMĐT này thường xuyên giảm giá để tiếp cận người dùng, vậy nếu những nhãn hàng này họ không muốn giảm giá thì họ xử lý thế nào:
Case study của Adidas
Họ đi từ nhu cầu của người mua hàng, nếu một người mua hàng quen với việc mua hàng giảm giá trên Shopee, Lazada, nhưng một shop không có giảm giá thì họ sẽ không mua. Vì vậy, họ tận dụng 2 kênh này để clear hàng, sử dụng những mặt hàng lỗi thời để giảm giá, áp dụng cho nhiều subcat khác nhau.
Đối với kênh DTC họ sẽ ưu tiên cập nhật những hàng mới nhất, rất ít khuyến mãi hoặc không có, phát triển tính năng “AR try on” giúp khách hàng thử giày, có trải nghiệm online tốt hơn mà không cần phải ra cửa hàng.
Bài học 7: Đẩy mạnh hợp tác chiến lược với sàn
Xây dựng partnership với sàn:
1. Hiểu chiến lược của sàn chức năng nào mới, cái nào ưu tiên, định hướng đẩy gì(revenue, order, profit, etc)
2. Định vị rõ vị thế của mình: scale, category driver, profit driver và nghĩ theo hướng hợp tác chiến lược
3. Xây dựng mối quan hệ với PIC hỗ trợ: KPIs họ là gì? Làm sao để giúp họ đạt KPIs
…. Còn nữa
Party sau event của group Growth Mastermind
Tiếp đến là phần chia sẻ của anh Tuấn Tài
Chuẩn bị giai đoạn campaign
Các Giai Đoạn Chuẩn Bị Cho Campaign 11.11
1/ Lên Kế Hoạch
2/ Final Approve Kế Hoạch
3/ Chuẩn Bị
4/ Triển Khai
5/ Đo lường hiệu quả - Báo cáo - Phân Tích
6/ Next Action
Kế Hoạch Chuẩn Bị Cho Campaign 11.11
1/Commercial Plan -> Reason To Buy
- Objective: Mục tiêu của chiến dịch là gì? Sale/Brand Aware/Market Share/Newproduct launching
- GMV Target: Mục tiêu doanh số cụ thể là bao nhiêu?
- Commercial Scheme/Promotion: Các hoạt động khuyến mãi nào để đạt mục tiêu doanh số so với các camp khác
Như 10.10 thì 11.11 có gì khác biệt:
- Special Gift /+ Gift for key Product
- Mua X tặng Y
- Voucher / Freeship / Flash Sale Voucher
- Overal Discount Total Budget: Ngân sách cho các hoạt động promotion để đạt được mục tiêu.
2/Marketing Plan -> Reason To Belive
- Channel: Marketing ở các kênh truyền thông nào đối với Onsite (nội sàn) và Offsite (Ngoại sàn) cụ thể để giúp đạt
- Mục tiêu Traffic (CPAS / Fanpage / TikTok / Group / Games / Livestream / KOC&Affiliate / KOLs Booking / PR / Website,CE, Onsite Ads..... ). -> Estimate Traffic & GMV theo từng kênh
- Media: KeyVisual Campaign/Nội dung Campaign để hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động marketing ở các channel, đặc biệ llà Template SIS ( LandingPage) và Infographics/Thumbnail/SKU First Image.
- Target Audience: Đối tượng Truyền Thông là ai ?
- Budget Optimize: Tính toán ngân sách đầu tư để đạt được target GMV -> Visit cần có -> CPV -> Budget Ads & các budget kênh traffic khác.
- Time: Bắt đầu Marketing Plan khi nào ?
Bài viết liên quan: Xu hướng cho ngành Ecommerce cho năm 2022 và sau này
3/Product Plan
- Estimate Stock có đủ bán cho 11.11 không ?
- Estimate PnL vì giảm giá sâu vậy thì Margin từng sản phẩm còn nhiêu ?
- Estimate % contribute từng sku vô doanh số ?
- Gift có đủ để tặng chưa
- Còn hạn hay hết hạn ?
- Packaging cũ hay mới ?
Và còn một số phần chia sẻ sau của anh Tài như:
Chỉ Số Nào Quan Trọng Trong Giai Đoạn Teasing
Tips, Note & Suggestion:
Một Số Tips Để Đẩy Traffic Cao Nhất Khi Đăng Ký
Campaign Trên Lazada.
Và 2 case study về UVgreen và Blazy Blazer
Mọi người muốn xem đầy đủ buổi chia sẻ thì chuyển khoản 200k theo số tài khoản này:
💵 Thông tin chuyển khoản:
Chủ tài khoản: Dương Thị Trang .
Vietcombank: 9972724156 (Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh)
Momo: 0972469597 (Lê Anh Tuấn)
Cú pháp: SDT + ecom
Sau khi đã chuyển khoản thành công, anh chị hãy ib Huyền Phương để lấy record nha.