Recap event: "Quản trị chuỗi bán lẻ đa kênh, ứng dụng công nghệ tự động hóa" - Ms. Cao Ánh Tuyết - Ms. Nga Nguyễn

Buổi chia sẻ ngày 25/9 vừa qua của group Growth Mastermind đã diễn ra với sự tham gia của chị Cao Ánh Tuyết - Founder Mieu Fashion và chị Nga Nguyễn - Giám đốc Marketing, Bizfly, VCCorp. Đầu tiên với phần chia sẻ của Chị Nga về những kinh nghiệm giúp doanh nghiệp tăng trưởng thần tốc với casestudy của Xưởng gốm bát tràng đã tăng trưởng từ 3 Tỷ lên 7 Tỷ/tháng chỉ với chi phí/doanh số 15%. Mình đã recap lại cho mọi người cùng theo dõi.

Casestudy: Xưởng gốm bát tràng, tăng tốc doanh thu cùng Bizly

Giới thiệu về xưởng gốm bát tràng

  • Các dòng sản phẩm kinh doanh: Đồ thờ, lộc bình, bình trang trí
  • Mô hình kinh doanh: bán lẻ
  • Cách thức kinh doanh: bán hàng truyền thống và bán hàng online
  • Hệ thống: chuỗi 3 cửa hàng offline, nhân sự 40
  • Hoạt động: 3-5 năm

Khó khăn khi kinh doanh gốm sứ:

  • Tỷ lệ chốt khá thấp, trung bình chỉ tầm 5%
  • Đặc thù khách hàng khá ít, trung bình tầm 10 khách / ngày
  • Thị trường Quảng Ninh khá đặc thù, đây là nơi phân bổ dân cư theo vùng không đồng đều, doanh thu trung bình 200 triệu 1 tháng
  • Thị trường cạnh tranh lớn, họ nhập hàng từ làng gốm bát tràng sau đó sẽ bán sang các khu khác. Ngoài ra họ cũng có các xưởng sản xuất, sau đó xây nên 1 hệ thống bán lẻ tương đồng, họ có thế mạnh cạnh tranh về giá

Để giải bài toán này, theo kinh nghiệm của mình ở trong những phần liên quan đến công nghệ và sản phẩm B2C. Chị đã áp dụng vào để thay đổi và tăng tốc, trong vòng 6 tháng. Giải pháp của chị là chị đã áp dụng Bizfly.

Hệ thống nuôi dưỡng khách hàng gia tăng tỷ lệ chốt

  • Bán hàng đa kênh: Website, MXH, Cửa hàng, Sàn TMĐT
  • Phân data khách hàng cho đúng sale với kịch bản phù hợp
  • Chăm sóc khách hàng theo từng giai đoạn, theo dõi và đánh giá đưa ra kịch bản phù hợp
  • Tăng tương tác khách hàng nhiều điểm chạm tạo uy tín thương hiệu
  • Kích thích mua hàng, thu hút khách hàng qua cửa hàng bằng Minigame mới và lạ tại cửa hàng, online
  • Marketing tiếp cận đúng tệp khách, đúng tệp khách hàng mục tiêu
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ bằng chất lượng chăm sóc, công nghệ hóa các phương thức thanh toán, mua hàng, giao hàng tăng cạnh tranh so với các cửa hàng gốm sứ khác
  • Hệ thống báo cáo Marketing Realtime

Về mở rộng hệ thống bán hàng đa kênh

  • Website: bán hàng và thương hiệu
  • MXH: Bán hàng qua Mes, Facebook
  • Sàn TMĐT: Bán hàng Shopee
  • Cửa hàng: Mở rộng 2 cửa hàng

Chi tiết mọi người có thể ib em để lấy record xem rõ hơn

Bài viết liên quan: Recap Workshop: "Giảm giá bao nhiêu là hợp lý? Giảm sập sàn mà vẫn đảm bảo lợi nhuận?"

Về phần Q&A tại event với anh Trần Thanh Bình và anh Bùi Sơn Tâm 

1. Tại sao Polomanor lại lựa chọn nhân vật ông chú để làm

Anh muốn tạo sự khác biệt vì đa số các shop khác làm kiểu mix & match, review hoặc chuyên gia. Vậy nên anh đã chọn 1 hướng khác biệt (tham khảo từ China)

Hiện Polomanor chạy 2 hướng: 1 là các clip thuần giải trí để xây brand, 1 là để chạy Ads

2. Cấu trúc team Polomanor

Tập trung 100% online - Khách hàng ở đâu thì mình ở đó. Ví dụ content hay design sẽ làm cho mọi platform (sàn, face, tiktok). KPI thì chịu chung

3. Xây kênh Tiktok để tạo ra doanh thu cho Vaithuhay

Tháng 5.2021 đã build team review sản phẩm và có được doanh thu. nhưng traffic đổ về web lại kém chuyển đổi (lúc đó chưa có tiktokshop) đây là 1 case đi sớm nhưng ko đi tới tận cùng

Chia team: theo chuyên môn. Ví dụ team ecom, team làm sale trên web, team facebook...mỗi team có KPI riêng

4. Nên xây kênh tiktok dựa trên 1 nhân vật hay không?

Câu trả lời là nên vì đa số các kênh tiktok đều xoay quanh 1 người. Ví dụ Levents (top1 local brand), Mia (1 nữ xách vali đi mọi nơi để thách thức vali bể)

Để ghi nhớ brand thì dùng nhân vật dễ hơn

Theo anh Tâm: mấu chốt là phải giữ được nhân vật đó hợp tác lâu dài

Anh Tấn Haravan và anh Bình Polomanor

5. Cách ra mắt sản phẩm mới trên sàn

Đó là chọn sản phẩm nào mà khi ra mắt, volume bán là cao nhất và hiệu ứng viral tốt nhất. phải có chiến thuật để duy trì hiệu ứng cho những ngày tiếp theo.

Polomanor: trong giai đoạn đầu, sai lầm là chỉ bán sản phẩm dựa trên chủ quan, cứ đưa ra các mẫu mà nội bộ vote nhiều nhất. kết quả, bán ko được. Cách mới: tìm 300 khách hàng đã mua trên 3tr (trung thành), gửi 20 sản phẩm cho họ chọn 5 rồi dựa trên đó mà ra sản phẩm mới

Đừng fomo, thấy người khác bán tốt lại thay đổi theo, rồi mất phương hướng. Hãy theo khách hàng

6. Pre order

Vaithuhay có chiêu pre order rất hay. Ví dụ 2 tháng trước anh Tấn đã chuyển 2tr để mua 1 cái tai nghe và đến giờ chưa nhận hàng. Cách này giúp ước đoán nhu cầu và có cash trước để vận hành.

Thanh Tâm: Dựa vào phân tích hành vi nhu cầu khách hàng để đưa ra các offer ko thể chối từ, nhằm có được đơn trước và tạo hiệu ứng chờ đón

7. Sản xuất clip

Mỗi tuần sản xuất 3 clip giải trí thuần để tạo hiệu ứng và 30 clip để chạy ads, có a/b testing

Tiếp đến là phần chia sẻ của Chị Tuyết:

Chị Tuyết dựa trên paint point của mình là SMB, vậy nên nguồn lực nhân sự giới hạn, năng lực cũng không quá tốt, chỉ tầm junior và senior. Để ra được những quyết định liên quan đến việc sản xuất tỉ trọng sản lượng như sản xuất vài nghìn cái, từ những sản phẩm đến những việc luân chuyển hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng đến tài sản doanh nghiệp rất nhiều.

  • Phụ thuộc vào key members quản lý, ở những doanh nghiệp nhỏ luôn gặp chuyện khi key members gãy thì hầu như sẽ mắc vấn đề tại đây và mất 1 khoảng thời gian khá dài để có thể ổn định lại.
  • Marketing luôn đề xuất chương trình giảm giá tất cả, khi mình sale tất cả có nghĩa là mình đang đánh đồng sản phẩm tốt và sản phẩm bán chậm, khi nhu cầu khách hàng ở 2 loại sản phẩm là khác nhau nhưng mình lại xem nó cùng một mức giá nên mình không thể đánh giá được hiệu quả của sản phẩm đó dẫn đến việc chỉ marketing sale tất cả được mà thôi
  • Sai lệch dữ liệu do các team phụ thuộc vào nhau để ra quyết định. Ví dụ 1 bạn bên sản xuất liên kết chặt sẽ với các bạn Sale, để match được 2 bên với nhau thì cần họp liên tục để đưa ra ý kiến, mặc dù đó chỉ là những ý kiến cá nhân. 

Mô hình Data Model của chị Tuyết

Dựa trên những paint point đó chị Tuyết đã xây dựng được hệ thống 

  1. Data Model
  2. Product Tracking

Câu hỏi của 1 bạn tham gia đó là: Khi 1 local brand mới xây dựng từ 10-20 sản phẩm thì mình có cần xây dựng 1 file chi tiết như vậy không và mình sẽ xây dựng từ đầu hay sẽ theo từng giai đoạn khác nhau?

Chị Tuyết trả lời: 

"Đối với thời điểm hiện tại của bạn, sản phẩm có phải là keypoint của bên bạn hay marketing là yếu tố trọng điểm. Nếu là sản phẩm thì nên bắt đầu từ đầu, theo nhóm sản phẩm trước, cơ cấu nhóm hàng của sản phẩm, ngành hàng của chị không bán một nhóm hàng như quần áo, jeans, sơ mi, mỗi loại sẽ có lượng tiêu thụ khác nhau theo mùa, vì thế nên làm tỷ trọng tiêu thụ của nhóm hàng trước, sau đó mới đến từng sản phẩm."

Mọi người muốn xem đầy đủ buổi chia sẻ thì chuyển khoản 200k theo số tài khoản này:

💵 Thông tin chuyển khoản: 

Chủ tài khoản: Dương Thị Trang . 

Vietcombank: 9972724156 (Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh) 

Momo: 0972469597 (Lê Anh Tuấn) 

Cú pháp: SDT + Ftalk04

Sau khi đã chuyển khoản thành công, anh chị hãy ib Huyền Phương để lấy record nha.

Bài viết liên quan: Bàn về mô hình CVP trong ra quyết định Kinh doanh

← Bài trước Bài sau →