Vài góc nhìn về Cashflow ( Phần 2)

AWS

Nếu model 1st party retail của Amazon là ví dụ kinh điển cho trường hợp 3 - Tiền vào trước tiền ra, thì Amazon Web Services lại là nửa đối lập thể hiện cho trường hợp 1 - Tiền ra trước tiền vào.

Mình coi AWS là ngang hàng với Retail là vì mặc dù doanh thu của AWS chỉ cỡ khoảng 15% so với Amazon Retail nhưng nếu nhìn vào lợi nhuận, hay cụ thể hơn là operating income thì kể từ 2015, khi số liệu về AWS bắt đầu được public thì nó luôn là ngang ngửa, thậm chí trong nhiều quý còn cao hơn cả Retail 

Với AWS, có lẽ chúng ta đều hiểu tại sao nó là ví dụ điển hình cho Dòng tiền vào đến sau dòng tiền ra. AWS phải đầu tư cực lớn cho chi phí cố định để mua server và xây dựng các Data centers trên toàn thế giới. Tiếp theo, tương tự như các doanh nghiệp về enterprise software, họ mất chi phí cho team sales và marketing để đem về các khách hàng. Những chi phí này được tính vào CAC ngay ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên doanh thu từ những hợp đồng này sẽ không được trả ngay khi ký mà sẽ chỉ được thực trả sau khi người dùng sử dụng dịch vụ vào cuối mỗi tháng.

Cụ thể, hiện nay AWS đang có backlog là $100 tỷ đôla tổng giá trị các hợp đồng tương lai đã được ký kết với khách hàng. Tuy nhiên Amazon không lấy được một đồng nào từ những contract này ngay lập tức mà buộc phải chờ qua thời gian để thu về. Nếu muốn mở một Data center mới, Amazon không thể “mỡ nó rán nó” dùng chính doanh thu tương lai này để mở rộng như playbook mà họ đã dùng ở mảng retail, mà buộc phải dùng tiền từ một nguồn khác.

Có thể coi hai nửa trái ngược của Amazon bù trừ cho nhau rất tốt. Bên Retail có lợi nhuận biên rất thấp, nhưng có model cash flow cực tốt. Ngược lại AWS thì có lợi nhuận biên cực cao nhưng lại có model cash flow không tốt. Sự tài tình của Jeff Bezos đến từ việc biết lấy ngắn nuôi dài, dùng dòng tiền 30-60 day float đến từ mảng Retail để liên tục cung cấp vốn cho sự phát triển của AWS - lợi nhuận cao nhưng lúc nào cũng đói vốn. Về cơ bản có thể coi Retail chính là một ngân hàng đã cung cấp những khoản vay miễn lãi khổng lồ cho AWS.

Đến giờ thì mọi nỗ lực của Jeff đã được đền đáp, AWS giờ đã trở thành con gà đẻ trứng vàng của Amazon. Dù chỉ chiếm 15% tổng doanh thu nhưng AWS lại chiếm tơi 3/4 tổng operating profit của Amazon trong năm 2021. Giờ đây, chính AWS lại là “ngân hàng mới” trong nội bộ của Amazon, với profit được mang đi phân bổ để đầu tư vào những bussiness lines mới của họ.

https://lh3.googleusercontent.com/JDQSiGIk2NjhWqYGUIJN30bFK-q29hFKU6TfQZik1rcQY6Jr9du5K54zXHANAxQ9bkSQfsbMUowES8UlYHFlVeBMB8bD-lUxI17Au6QQzmrBgm3PsNliTr0EUZLVYEqXOFMoOwpKyoRqrFyiJvRLo7zPQkxOEG26sg97iCekj7Gglnk8-PDIpFkurw

So sánh doanh thu từ AWS và các mảng khác của Amazon qua thời gian. Nguồn: Visual Capitalist, Amazon’s SEC filing

Subscribe


Affirm, BNPL startups - Làm sao khi dòng vốn của bạn xoay vòng quá chậm?

BNPL startups.

Trong tất cả các doanh nghiệp, BNPL - hay mua trước trả sau, là một trong những ví dụ kinh điển nhất cho trường hợp cashflow theo dạng 1 - tiền ra trước tiền vào sau. Ngay trong cái tên “Pay Later” của business model đã phần nào nói lên cashflow của những công ty dạng này.

Nói qua một chút về mô hình kinh doanh, những BNPL startups thường sẽ vận hành như một cổng thanh toán trên website/platform tmđt của merchant. Khi người mua hàng checkout, họ có thể lựa chọn BNPL để trả góp cho đơn hàng. Lúc này, BNPL startups sẽ thay mặt người dùng trả tiền cho merchant ngay lập tức, ở một mức chiết khấu nhất định, thường là khoảng 5%. Ví dụ như đơn hàng giá trị là $100 thì BNPL startups sẽ chỉ trả cho merchant $95.

Sau đó, BNPL startups sẽ chờ người dùng trả góp lại trong 2-3 hoặc thậm chí 6-12 tháng để thu lại về đủ $100. Nếu không có bất trắc gì xảy ra BNPL startups sẽ lãi $5 ($100-95) khi người dùng hoàn tất thanh toán.

Vì cashflow của model này cần giải ngân liên tục trong ngắn hạn, nhưng chỉ có thể thu lại vốn trong dài hạn, tất cả những công ty BNPL đều đói vốn và cần liên tục đi vay tiền để có thể tiếp tục chi trả cho những khoản vay mới từ người dùng. Có thể coi “access to cheap cost of capital” là điều quan trọng nhất với một BNPL startup.

Có nhiều cách để những doanh nghiệp này huy động vốn. Phổ biến nhất là liên kết với một ngân hàng đứng sau, rồi vay vốn từ ngân hàng này để giải ngân. Chơi lớn hơn nữa như Klarna thì sẽ lập ra hẳn một neobank để tự mình làm ngân hàng và huy động vốn trực tiếp từ tiền gửi của người dùng với một lãi suất rẻ hơn.

Thú vị hơn cả có lẽ là cách Affirm đang dùng - bán đi khoản nợ mà họ đang có với một mức chiết khấu nhất định thông qua Asset-Backed Securities (ABS).

Hiểu đơn giản là Affirm, sau khi trả $95 cho merchant, họ sẽ có một khoản thu về là $100 trong 12 tháng tới. Thay vì nằm im chôn vốn chờ tiền về, họ sẽ ngay lập tức tìm những quỹ đầu tư lớn có nhu cầu mua khoản nợ này về, để có thể bán nó đi với một mức giá chiết khấu - $97 chẳng hạn. Dưới góc độ của quỹ đầu tư, mua khoản nợ của Affirm giống như họ đang mua trái phiếu hoặc các tài sản dạng fixed-income khác, khi người dùng trả góp lại đủ $100 trong 12 tháng tới, các nhà đầu tư sẽ lãi được $3 ($100-97).

Về phía Affirm, họ sẽ lãi được ít hơn - chỉ là $2 ($97-95) thay vì $5 nếu họ chờ đến khi khoản vay đáo hạn, tuy nhiên đổi lại, họ sẽ có tiền ngay lập tức để tiếp tục xoay vòng giải ngân cho các khoản vay mới.

Với cùng một lượng vốn ban đầu, model này giúp Affirm xoay vòng vốn được nhiều lần trong một năm, giúp đem về lợi nhuận cuối cùng cao hơn nhiều so với việc chỉ nằm im chờ người dùng trả qua thời gian. Giả sử với mỗi đơn hàng $100 bỏ ra họ như trên, Affirm chỉ lãi $2, nhưng vì họ xoay vòng dòng vốn này được 5 lần trong một năm => $10 lợi nhuận, so với chỉ $5 nếu không làm gì cả.

Theo Affirm, chỉ trong vòng hơn một năm kể từ khi launch chiến lược này, từ tháng 7/2020 đến tháng 8/2021, Affirm đã thực hiện 6 lần bán đi những khoản nợ của mình, thương vụ gần nhất có giá trị lên đến $500M.

Tất nhiên Affirm cũng như các BNPL startups khác, không chỉ dựa duy nhất kênh bán ABS mà thường dùng đồng thời nhiều kênh huy động vốn khác. Tuy nhiên, có thể nói việc xoay vòng vốn thông qua nghiệp vụ bán ABS là một trong những lý do không nhỏ giúp Affirm có thể “underwrite” được hơn 8 tỷ USD giá trị GMV trong năm tài chính 2021, trong khi chỉ có đâu đó khoảng 2 tỷ USD tiền mặt.

Ngân hàng sử dụng ABS

Không chỉ dừng ở nợ BNPL, bạn có thể tìm thấy ví dụ các doanh nghiệp sử dụng Asset-Back Securities ở vô số lĩnh vực tại Mỹ từ hàng thập kỷ qua, cứ ở đâu có nợ, có khoản phải thu, thì ABS sẽ được sử dụng. Các ngân hàng tại Mỹ đã xoay vòng vốn dựa trên việc bán ABS cho đủ thứ trên đời từ nợ thẻ tín dụng, nợ mua nhà, mua xe trả góp, studen loans…

Nợ mua nhà - một dạng ABS nhưng vì nó quá to nên được đặt tên riêng là Mortgate Backed Securities - MBS, chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ.

Các ngân hàng tại Mỹ cho phép người dùng mua nhà trả góp, vì nghiệp vụ này cực kỳ thâm dụng vốn và không có ai muốn chờ 10-20 năm mới thu lại được tiền từ người dùng cả. Do đó, để có vốn để tiếp tục viết những khoản nợ mới, ngân hàng sẽ bán những khoản nợ nhà trả góp này dưới dạng MBS này cho các quỹ đầu tư ở một mức chiết khấu. Ngân hàng có động cơ để viết ra nhiều khoản cho mua nhà trả góp nhất có thể, vì mỗi một lần như vậy là họ kiếm được một lượng lợi nhuận không nhỏ, trong khi đó, rủi ro về vỡ nợ thì họ lại không phải chịu mà đã được chuyển sang những quỹ đầu tư mua MBS.

Cơ chế về “asymetric risk/reward” này thúc đẩy ngân hàng viết càng nhiều khoản nợ nhất có thể , thậm chí là cho những người có rủi ro vỡ nợ cao - subprime. Những khoản cho vay dưới chuẩn này và việc thiếu sự đánh ra rủi ro chuẩn xác của các rating agency chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ.

Nguồn: Minh Phan - Dentmakers

 
← Bài trước Bài sau →