Làm sao để đầu tư Công ty không bị đu đỉnh?
- Người viết: Anh Dao lúc
- Tin tức
1. Tiền của công ty, không phải tiền của CEO
Lỗi phổ biến của SME: CEO coi tiền công ty là tiền của mình. Bất kì khi nào cần tiền để làm gì đó, CEO chỉ việc gọi kế toán chuyển là xong. Không ai biết và không ai ý kiến
Hậu quả
Tiền bị chảy ra bên ngoài bất quy tắc. Có những khoản biến thành nợ xấu, thất thoát, tranh chấp...
Tiền không đặt vào đúng chỗ, nên không sinh ra lời. Tiền không đọng lại công ty (tài sản, máy móc, bản quyền, thương hiệu...) nên nội lực không được củng cố.
2008 - 2012 công ty mình bị rơi vào tình trạng đó, tiền bị đầu tư bên ngoài thất thoát, còn năng lực bên trong không được củng cố. Cho nên sau đó công ty yếu dần và tan rã thàng các công ty nhỏ hơn.
Tiền bạc bất minh là hoạ. Vì CEO quen tự ý rồi và sẵn tiền trong tài khoản nên rất dễ nổi lòng tham, sa đà vào những thương vụ chớp nhoáng. 2017 - 2021 hầu như anh em ít nhiều đều cúng tiền cho coin, cổ vì tiền không ai giám sát.
Tóm lại: cần tách bạch 2 loại tiền ra và xây dựng các nguyên tắc chi tiền hay đầu tư. Như mình, từ 2018 tới nay, sau khi có thêm 2 quản lí và kế toán trưởng, mình chỉ còn được nhận lương và thưởng cuối năm - hầu như tiền chi ra bên ngoài phải gửi đề xuất và họp đàng hoàng. Vì thế dù mình có fomo, đu đỉnh thì vẫn là từ tiền cá nhân, còn cty luôn giữ được tiền trong bank.
2. Đầu tư phải có hiểu biết và quy tắc
Anh em có thể là đại bàng trong ngành này nhưng là gà con của ngành khác. Nhiều khi thấy kèo rất thơm nhưng đó là "thính", ăn vài lần sẽ hóc xương.
Thực tế từ 2018 mình đầu tư khá nhiều nhưng ngoại trừ các công ty trong ngành, cứ đầu tư trái tay là mình đều fail, tổng số fail không hề ít. Nên bây giờ hầu như mình đứng ngoài các game không nằm trong sở trường.
Quy trình đầu tư luôn phải rất chuẩn mực và chắc chắn
- Tìm hiểu rất kĩ về nhân phẩm, mục đích, hoàn cảnh của đối tác; kể cả người quen thân vẫn phải vậy. Trên 50% fail là do quá tin người, quá tình cảm dẫn đến giao trứng cho ác.
- Audit/ Kiểm kê số liệu tường minh. Nếu cần thì thuê Finance vào kiểm toán và đánh giá cho khách quan. Nhắc lại vì ta không thể giỏi mọi mảng nên luôn cần số liệu và góc nhìn tư vấn.
- Lập plan đầu tư, giải ngân theo Kpi, có ràng buộc, có commit. Luôn tự đặt ra câu hỏi: ngoài tiền thì mình có add in được value gì cho đối tác hay không? Và nếu đối tác không làm dc như plan thì có giải pháp B, C hay không?
- Lập hợp đồng, có legal vào kiểm tra. Tránh tình trạng nói miệng rồi chuyển tiền.
- Triển khai các hoạt động cùng nhau và thúc đẩy nhau đi lên.
Kể cả đầu tư số ít (vài trăm triệu) cũng nên như vậy. Vì nếu không kỉ luật từ số nhỏ sẽ dẫn đến thất thoát số lớn. Đa phần anh em sẽ gục ngã khi thất bại ở những kèo lớn, và không quay đầu về bờ được.
3. Lập team & quy trình đầu tư
Nếu xem đầu tư là việc quan trọng thì phải có team chuyên trách, mỗi người 1 vai, rồi vote.
Việc này đảm bảo không ai được tư lợi, chủ quan. Dù sẽ làm cho việc ra quyết định chậm hơn nhưng an toàn hơn.
Các cty lớn ít khi nào đầu tư vội vã, họ có nguyên tắc và sự thận trọng. Bởi vì kèo này không vào thì có kèo khác, còn tiền đã ra đi sẽ không quay về. Mỗi năm chỉ cần 1 kèo ngon là ấm chứ ko phải là cứ tháng vài kèo.
Nhắc lại: đầu tư là thắng 1 trận chiến chứ không phải 1 game. Các anh em đầu tư liên tuch, thắng nhiều đâm ra chủ quan và chết ở game cuối. Còn người thua game đầu (nhỏ) và thắng game chốt hạ mới ăn dày...
Bạn có thể Xem lại video chi sẻ trong group Growth Mastermind để hiểu chi tiết hơn nhé!