𝐒𝐂𝐀𝐋𝐄 𝐎𝐑 𝐍𝐎𝐓 𝐒𝐂𝐀𝐋𝐄 ?
- Người viết: Thành Trung lúc
- Tin tức
Tuần trước ngồi uống beer với anh Pham Liem (co-founder của GoStream), lúc uống tới tới anh em nói về chủ đề scale có một câu mà mình rất tâm đắc, đại ý là: "Nếu sửa 1 cái oto chạy 50 km/h thì việc siết bulong ở đẳng cấp thế giới có thể không quan trọng, nhưng nếu sửa 1 cái oto để chạy 200 km/h thì mọi việc vặt đều phải làm thật tốt", 2013 khi cả làng còn chưa biết streaming là gì, thì hệ thống máy chủ của anh Liêm bị đánh sập bởi chỉ 1 dòng code thừa khi có 350 K người dùng cùng xem (trước chỉ khoảng 10K đều đặn thì không sao). Và 2021 GoStream có 2 triệu lượt livestream mỗi tháng mà vẫn chạy ầm ầm. Là một người từ dân tech đi ngang qua Biz mình rất hâm mộ kỹ thuật của GoStream.
--------
Quay trở lại chuyện SCALE, có những sai lầm sau mà mình từng trải qua hoặc cùng trải qua với anh em, bạn bè:
1. Về mindset: cứ nghĩ rằng phụ vụ 100 ngàn khách hàng giống như 100 khách hàng, thực ra thì đẳng cấp nó hoàn toàn khác nhau
Lượng đổi thì chất đổi. Chính vì thế nếu mindset không đúng thì khi scale lên rất nhiều lần phải đập đi xây lại, nếu còn đủ tiền và thời gian (+ với một cái móng và mindset tốt) thì vẫn còn tồn tại. Như bản thân mình, trước khi lấy công nghệ làm nền tảng thì các chi nhánh của team mình khoảng 20, cứ mở thêm lại sập, mở 10 cái sập 10 cái (như xây lâu đài cát). Vì mindset nghĩ là làm tốt 20 cái thì làm lên 200 cái không phải là vấn đề. Đó là những ngày tháng vật lộn với sinh tồn và liên tục thay đổi. Cuối cùng anh em nhận thấy là phải thay đổi về chất, thay vì cắm mặt vào mở mới thì áp dụng hệ thống công nghệ chuẩn hóa 20 cái trơn tru, sau đó mới quay lại việc scale. Và cuối cùng thì việc tăng lên 200 chi nhánh cũng chỉ là vấn đề thời gian.
Rút ra bài học xương máu đó là:
- Cần có vision ngay từ đầu và phải đặt nền móng vững chắc (như Cloudify mặc dù mình làm ERP cũng cả 15 năm, cũng phải đóng cửa làm product 2 năm rồi mới launching), để nếu có đập thì móng vẫn còn.
- Khi scale cái gì dùng tiền mua được thì dễ, cái gì mà tiền không giải quyết được thì mới khó (ví dụ như văn hóa, quy trình, vận hành thì rất khó dùng tiền để bù đắp nổi, nên khi làm Cloudify mình dành tới 50% thời gian để tuyển dụng và xây dựng văn hóa).
2. Về sản phẩm: cứ nghĩ khi scale là phải bổ sung thêm tính năng, thật ra là phải giảm bớt
Vì với scale lớn thì sự hài lòng của khách hàng là điều tiên quyết, tối ưu hóa và tinh gọn là tiên quyết. Giả sử thêm một chức năng, nếu nó ko đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, thì với 100 khách hàng, bạn chỉ cần gỡ và xin lỗi là xong. Nhưng với 100.000 khách hàng thì bão tố nổi lên và việc 10% trong đó không hài lòng đã là một vấn đề quá lớn rồi. Nên bắt buộc muốn scale thì càng phải tinh gọn và tỉ mỉ, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Trước đây startup cũ team mình làm, KPI có khoảng 10 cái, nhưng khi scale từ 4000 đơn/ 1 ngày tới 40.000 đơn trung bình / 1 ngày thì KPI chỉ còn 1 cái duy nhất 98% giao hàng trong ngày thứ nhất. Bắt buộc phải trade-off và lựa chọn điều làm giỏi nhất và khách hàng đánh giá cao nhất.
Bài học rút ra: cần phải tập trung vào cốt lõi và làm thật tinh tế.
3. Về con người: cứ nghĩ scale thì việc tăng người đơn giản, thật ra đó lại là khó nhất. Vì càng scal năng suất trên năng suất trên lao động càng phải tăng lên, mà chất lượng nhân sự lại giảm, số lượng cần quản lý lại tăng
Như ví dụ ở trên thì khi tăng nhân sự từ khoảng 100 tới 1000 người, đó là giai đoạn bên mình căng thẳng nhất. Những yếu kém về mặt quản lý, quy trình đều bộc lộ ra. Những vấn đề rất nhỏ trở lên nghiêm trọng. Công ty trong 1 năm sa thải 1000 người và phải tuyển mới số lượng tương đương, cuối cùng mới đạt được ở ngưỡng 1000. Mặc dù văn hóa duy lý khi đó của công ty mình, về chủ quan đánh giá là khá mạnh.
Bài học rút ra: phải có vision, tinh gọn và áp dụng hệ thống chuẩn ngay từ khi chuẩn bị scale (vì khi đã hình thành văn hóa không sử dụng hệ thống, thì khi đó đã quá muộn rồi). Thế nên phải dùng Cloudify ERP ngay từ khi còn nhỏ (<- 1 phút dành cho quảng cáo)
Trà dư tửu hậu, anh em chém về văn hóa Việt Nam, anh em đúc kết là:
- Văn hóa người Việt có thể không cần scale, vì phục vụ tầm 1000 khách hàng ổn định ở bất cứ ngành nào cũng đem lại profit lớn rồi. Và hầu hết các doanh nghiệp SME ở VN đều thỏa mãn ở mức độ này. Nếu scale lên mà không có vision đủ lớn, sự chuẩn bị kỹ càng về công nghệ, văn hóa, chiến lược thì đôi khi lại còn phản tác dụng, gây sụp đổ doanh nghiệp. Mình cũng chứng kiến nhiều rồi.
- Còn nếu xác định scale cần có vision, mindset từ đầu, để liên tục chuẩn bị và hoàn thiện về lựa chọn người vào team, về văn hóa, quy trình, công nghệ, sản phẩm. Vì những thứ đó nếu giữa đường thay đổi là rất khó khăn. Đừng nghĩ người ta (ví dụ: như GoStream) scale, mình cũng scale theo, là chắc chắn là đứt ngay.
𝘱/𝘴: 𝘩𝑜̂𝘮 𝘲𝘶𝘢 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘶𝑜̂́𝘯𝘨 𝘣𝘦𝘦𝘳 𝘤𝘶𝑜̂́𝘪 𝘵𝘶𝑎̂̀𝘯, 𝘯𝑒̂𝘯 𝘷𝘪𝘦̂́𝘵 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘣𝘢𝘺 𝘯𝘩𝑢̛ 𝘵𝘩𝑢̛𝑜̛̀𝘯𝘨 𝘭𝑒̣̂
Đọc bài viết trước đó: BeeCost Martket công cụ hàng đầu phân tích thị trường TMĐT Việt Nam
Bài của sếp: Hoàng Minh Quân