Bài Học Khởi Nghiệp Từ Con Số 0 Và Hành Trình 500 Ngày Đưa Đơn Hàng Đầu Tiên Xuất Khẩu Ra Thế Giới

Mở biz 2016: ban đầu bán giày: xây brand, thuê xưởng gia công và bán lẻ tại store. Đến giờ vừa nhượng lại cho co-founder mảng giày trong nước ko scale được nên Mai đi tìm hướng xuất khẩu, Mất hơn 1 năm dù nỗ lực rất nhiều vẫn ko được. Chuyển hướng qua mảng trang trí nhà cửa, tìm đơn xuất khẩu. Mất 500 ngày đến giờ đã có đơn đều đặn từ đơn nhỏ đến đơn lớn. 

Bài học rút ra: ngoan cố. Đi 1.2 năm đã nhận ra sp ko phù hợp với thị trường, nguồn lực mình ko đủ để giúp cho biz đi xa. Sản phẩm giày nữ, chất lượng tốt, giá cao (hơn 400) nhưng bị kẹp giữa các brand cao cấp hẳn và brand cấp thấp. Hàng ngang với Vascara nhưng khó mà cạnh tranh. Trong khi giày là phụ kiện, để phối đồ, ko phải là thứ mua liên tục, khó khác biệt hoá. Dù nhận ra điều này khá sớm nhưng vẫn cố gắng xoay xở mất 4 năm, lãng phí nhiều cơ hội.

Bài học không thành công trong 3 công ty đầu tiên 

  • Cái tôi của người lãnh đạo, dù rất tài năng, có ý chí nhưng cái tôi rất cao. Trong nhiều trường hợp khi phải giải quyết xung đột thì lại cố chấp và tạo ra các mâu thuẫn. Tham vọng quá lớn cũng khiến cả đội ngũ mệt mỏi. Founder bị mất định hướng khi phải chạy theo con số mà ko giữ được giá trị tốt đẹp ban đầu. Tập trung vào chứng minh cho investor và giữ danh tiếng hơn là niềm vui của tập thể --> kiểm soát được cái tôi và cảm xúc 
  • Quản trị team Khi công ty có lợi ích thì bắt đầu có xung đột. 1 startup do các bạn Sinh viên bỏ học cùng nhau làm, gọi vốn, scale từ 4 lên rồi 3 founders rời đi và sứt mẻ tình cảm.

Năm 2017: trên Taobao thấy 1 đôi giày Trung Quốc y chang chất lượng mà giá rất cao (trong khi trước đây cứ nghĩ là Trung Quốc giá rẻ), giá sỉ ngang với cả giá bán lẻ ở Việt Nam. Từ đó Mai đi tìm đường xuất khẩu. Tìm hiểu thì thấy: lợi nhuận cao (dù bán sỉ), ít tốn chi phí vận hành, thị trường rộng lớn Lúc đó bán ở quận 1 mà đôi giày 400k rất khó, còn xuất khẩu thì giá đó rất khả thi Xuất khẩu ít cạnh tranh hơn: nghe phi lí? Nhưng thực ra có lí. Các nước thường chỉ bán các sản phẩm đặc trưng chứ họ ko bán tràn lan (trừ Trung Quốc). Chọn được sản phẩm Việt Nam có thế mạnh thì chỉ cần cạnh tranh với các đối thủ ở Việt Nam

Tháng 2.2020, covid bùng phát khiến Trung Quốc không sản xuất được. Khách hàng từ Malay bay sang tận nơi đem hàng mẫu năn nỉ Mai làm. Tưởng chốt đến nơi rồi mà fail. Sau đó Trung Quốc kiểm soát dịch quá nhanh nên lấy lại được thị trường. Mai cũng nhận ra Việt Nam ko có lợi thế để xuất khẩu giày nên dừng hẳn để làm mảng mới

Cơ hội của VIệt Nam 

  • Không làm sản phẩm thô ko có giá trị gia tăng, đó là game thua.
  •  Các sản phẩm có độ hoàn thiện cao có đủ thoả mãn được các nước có nhu cầu trung đến cao. Qua rồi thời chỉ nhìn vào giá, khách hàng cần các yếu tố về môi trường, thẩm mỹ

Nguồn: Chia sẻ từ chị Quỳnh Mai - Founder GMT7 , buổi Livestream Thứ 3 hàng tuần group Cố Vấn Khởi Nghiệp.

← Bài trước Bài sau →