Xu hướng chuyển đổi số của DN sản xuất sau dịch - chia sẻ từ Babuki

Ngô Anh Ngọc - CEO Babuki consulting là 1 chuyên gia tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong các mảng Dược phẩm, TPCN, Tiêu dùng và đã tham gia rất nhiều dự án Chuyển đổi số cho các tập đoàn lớn.

Trong buổi cafe Growth mastermind sáng nay, anh Ngọc chia sẻ về các xu hướng chuyển đổi số của DN sản xuất bằng các số liệu và case study rất thực tế 

Theo nghiên cứu của Dragon capital, sau dịch thì DN sản xuất phục hồi tốt hơn dịch vụ. Các ngành nhà hàng, F&B sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi hơn vì khả năng chi tiêu của người tiêu dùng bị giảm sút trầm trọng. Các DN lớn sẽ hồi phục tốt hơn, nhóm SME do nguồn lực yếu nên khả năng chống chọi kém hơn và nhiều DN đã rời cuộc chơi

 

Ngành sản xuất còn có thị trường xuất khẩu đang tăng trưởng nhờ sự hồi phục của thế giới. Chẳng hạn Sunhouse vẫn phát triển bất chấp dịch nhờ đã bước chân vào thị trường Mỹ. Việc quản lí nhân viên 3 tại chỗ ở DN sản xuất cũng tốt hơn so với DN dịch vụ

Anh Mai Hữu Tín (CT U&I group) chia sẻ vấn đề nhân công sẽ về quê, thiếu hụt lao động nên khó phục hồi được năng suất ngay sau dịch. Từ đó nảy sinh bài toán phải giảm phụ thuộc vào lao động. Ví dụ 1 DN may mặc vốn sử dụng nhiều lao động lớn ở miền Tây, khi dịch xảy ra mặc dù chăm sóc rất tốt nhưng họ vẫn muốn về quê vì tình cảm với người thân đang gặp khó khăn → thiếu hụt xảy ra và rất khó kêu gọi quay lại

Việc Thiếu hụt lao động trong sản xuất làm gia tăng đầu tư công nghệ - các DN sản xuất đa phần đều có nguồn lực mạnh nên họ sẽ đầu tư vào tự động hóa / công nghệ → cơ hội cho các DN liên quan 

Mối quan tâm: kinh doanh, vận hành. đầu tư công nghệ sẽ đem lại hiệu quả ra sao là câu hỏi lớn với họ. Các đo lường không dễ nhìn thấy, số tiền đầu tư vào các giải pháp công nghệ lớn như ERP, DMS không hề rẻ
 

Babuki tiếp cận theo hướng Value -based fee: số tiền đã đầu tư sẽ đem lại hiêu quả thế nào ? Xác định theo các tiêu chí: tăng doanh thu, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian 

Các DN truyền thống bị ảnh hưởng nặng là đối tượng đang ráo riết triển khai chuyển đổi số. Họ vẫn có nguồn lực tốt và có thể huy động vốn lớn nên sẵn sàng đầu tư. Ngoài các giải pháp TMĐT thì câu chuyện chuyển đổi số mới là cái chính. Các giải pháp sẽ được chấp nhận: số hóa hồ sơ giấy tờ, cộng tác giao việc từ xa, giao dịch không tiếp xúc. Còn các giải pháp đi quá sâu vào trong quy trình kinh doanh sẽ cần thời gian lâu hơn để xem xét tác động hay hiệu quả tạo ra

Chuyển đổi số trong Kênh phân phối

Giãn cách và covid làm các hoạt động tại điểm bán thông qua saleman tê liệt. Phải chuyển dịch qua các kênh phân phối gián tiếp: những đối tác đã có sẵn kênh đang vận hành ổn rồi, ví dụ kênh TMĐT hoặc Thuê ngoài 

Bản tính về ROI, chứng minh việc tại sao phải sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Cốt lõi phải ước tính được incremental revenue cộng với baseline revenue

Ví dụ đầu tư DMS (Distribution management system): khi đã tích hợp với các hệ thống khác: kế toán, ERP, POS thì sẽ giảm được nhân sự thủ công và tăng tính thông suốt của vận hành, đó là những con số có thể tính toán được

 

 

Mấu chốt của Sale B2B là phải hiểu được đặc thù kinh doanh và giá trị của từng giải pháp để đưa ra tư vấn phù hợp nhất cho KH.

Ví dụ Palexy của anh Thông Đỗ, giải pháp smart retail được đầu tư triệu đô năm qua 

Trong dịch thì các thương vụ M&A thường gia tăng: các DN dễ bị tổn thương (về ngành nghề, tài chính) cần hợp lực với đối tác. Càng khó càng phải đoàn kết. Định giá DN cung rẻ hơn khiến các Investor mạnh dạn rót vốn hơn. 1 quan sát của a Ngọc: DN hạn chế đầu tư trong dịch, các cty công nghệ cũng gặp khó trong việc tiếp cận & demo. Từ đó hình thành xu thế hệ sinh thái: nhiều cty cùng tham gia vào 1 tổ chức để khai thác nguồn lực và khả năng bán hàng chung. 

Ví dụ Nexttech vừa rồi đầu tư rất mạnh vào các cty: Ladipage, Pushsale, CNV Loyalty, Woay….theo đúng triết lí của shark Bình:

 “Vui mừng chào đón LadiPage Vietnam và hệ sinh thái Ladiboost.vn của 2 anh em đầy tài năng thực chiến Bình Nguyễn và Tình Nguyễn gia nhập Hệ sinh thái Kinh tế số của NextTech Group of Technopreneurs Hệ sinh thái Kinh tế số của Tập đoàn NextTech được thiết kế như một “ngôi làng” của các Startup, lấy cảm hứng từ VĂN HOÁ LÀNG XÃ có sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, với 3 ưu điểm chính:
⭐️ CỘNG ĐỒNG: khi một Startup có việc thì “cả làng” cùng lo ✌️
⭐️ ĐOÀN KẾT: khi có giặc thì “cả làng” cùng đồng lòng 💪
⭐️ KHÉP KÍN: đầu ra của Startup này là đầu vào của Startup kia 🥳”
 


Cơ hội Dược phẩm / Y tế

Dược phẩm / Y tế là ngành Thiết yếu nên ít bị ảnh hưởng nhưng cũng không tăng mạnh trong dịch. Các tập đoàn sẽ đầu tư nhiều hơn vào mảng này. Ví dụ DGW mua cty Vimedimex, còn BXH sẽ tận dụng mặt bằng để thúc đẩy chuỗi An Khang. Thuocsi, đã có doanh thu hơn 2000 tỉ (năm nay dự kiến 3000 tỉ). Vừa rồi mới được đầu tư 

Cơ hội cho các ae làm Công nghệ giải bài toán

  • go digital / ecommerce cho các chuỗi nhà thuốc 

  • hỗ trợ trình dược viên chào bán thuốc giảm tiếp xúc tăng hiệu suất: CRM, Field force 

  • bán hàng qua CTV / KOL/ affiliate

Cơ hội Giáo dục/ Thực phẩm 

Với ngành giáo dục, khó khăn nằm ở đội ngũ Chuyên gia giảng dạy - cho dù có số hóa tới đâu thì con người vẫn là trung tâm. Dịch có thể thúc đẩy hành vi học online nhiều hơn, nhưng bài toán về con người và giáo trình giảng dạy thì không thể xử lí ngay được 

Thực phẩm tươi sống là ngành rất thú vị, thu hút cả những tay chơi tay ngang. Ví dụ Beyours, Hoayeuthuong, Didongviet có sẵn giải pháp công nghệ, kho và đội ngũ vận hành bỗng thấy một mảng mới tươi xanh. Còn những bên đã tham gia lâu như Foodmap, F99, Selly thì nhờ dịch đã bùng nổ. Nông sản VN chưa bao giờ lại được quan tâm như thế

Đọc thêm các bài khác cùng chuỗi cafe sáng Growth mastermind

https://a1grow.com/blogs/news/cskh-tu-dong-bang-loyalty-system-chia-se-tu-cnv-loyalty 

https://a1grow.com/blogs/news/beer-cdp-va-thuc-te-chuyen-chuyen-doi-so-o-vn-how-cdp-s-power-digit 

https://a1grow.com/blogs/news/duc-ket-bai-hoc-qua-cac-buoi-cafe-sang-growth-mastermind-tu-ngay-23-08 

← Bài trước Bài sau →