Tổng quan tình hình các sàn Thương Mại Điện Tử những năm gần đây

Năm 2020-2022 đây là giai đoạn các sàn bắt đầu có những điều chỉnh để hướng đến mục tiêu hoà vốn cho mình, bên cạnh đó là cạnh tranh chiếm thị phần của nhau, dẫn đến tình hình thị trường tuy cắt giảm các ưu đãi nhưng không quá nhiều, các nhà bán hàng lúc này sẽ có 2 nhóm:

1. Vẫn tiếp tục theo lối cũ tham gia các chương trình khuyến mãi của sàn liên tục phụ thuộc và truy cập của sàn để phát triển bán hàng.

2. Mình chọn bên cạnh cân đối tham gia các chương trình vừa phải của sàn, bên cạnh xây các kênh truy cập ngoại sàn như Facebook, Tiktok… để tự tăng nhận diện cho thương hiệu, xây dựng câu chuyện cho thương hiệu để giữ chân khách hàng và vẫn dẫn về kênh bán hàng như sàn thương mại điện tử hoặc website tuỳ khách hàng, và cách này giúp mình chủ động bán hàng tốt hơn trên sàn TMĐT giúp thương hiệu mình không bị vào tình trạng giảm giá mất thương hiệu, nhưng vẫn bán tốt vì tập trung vào việc tăng giá trị cho sản phẩm và truyền tải giá trị cho khách hàng. sau khi chọn được các làm phù hợp để phát triển thì trong năm này mình triển khai 2 thương hiệu khác là Loli & the Wolf và Macaland ứng dụng dầu mắc ca và các chiết xuất thiên nhiên vào mỹ phẩm thiên nhiên, thêm thương hiệu HevieFood và BuB&Mum tiếp sau đó.

Nữa cuối năm 2022 đến nay là thời điểm rất nhiều thay đổi cả trong và ngoại sàn, tạo áp lực rất lớn lên các nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử:

- Các cơ quan nhà nước bắt đầu quản lý chặt hơn các nhà bán hàng kinh doanh sàn thương mại điện tử: bao gồm cả chính sách hàng hoá và thuế kinh doanh thương mại điện tử…

- Thị trường ảnh hưởng nặng nề khi mà kinh tế và sức tiêu dùng đi xuống rất nhiều, người dân hạn chế mua sắm các sản phẩm dù là trên onlines.

- Các sàn thương mại điện tử thì bị áp lực phải có lời từ các nhà đầu tư nếu không rất nguy hiểm, gần như các sàn điều phải điều chỉnh nhanh để đến 2025 là phải có lời khi kinh doanh.

Từ tinh hình chung khó khăn của những kênh offline thì sàn thương mại điện tử là kênh phân phối tốt để các thương hiệu global và các thương hiệu lớn trong nước hay đông nam á vốn trước giờ chưa mặn mà với kênh sàn đã hàng loạt lên sàn, và đầu tư rất mạnh vào kênh này cũng tạo nên áp lực cho những người kinh doanh cũ.

 

Về sàn dưới áp lực phải có lời thì rất nhiều điều chỉnh như:

- Thu phí nhà bán hàng cá nhân khoảng 3%,

- Tăng chi phí hoa hồng nhà bán hàng Mall lên 7% (tuỳ ngành hàng),

- Phí thu hộ cũng tăng lên khoảng 3%

- Và các chi phí quảng cáo để bán hàng cũng tăng đáng kể… việc này đẩy nhà bán hàng trên sàn có khả năng bán không có lời trên sàn rất cao.

Với các sự thay đổi lớn như trên thì sàn thương mại điện tử dần phân biệt hoá ra 3 nhóm loại nhà bán hàng như sau:

- Nhà bán hàng cá nhân nhỏ lẻ dạng sinh viên, dân văn phòng hoặc mẹ bỉm xem công việc kinh doanh online là làm thêm để kiếm thêm thu nhập vài triệu mỗi tháng.

- Nhà bán hàng Global xem kênh thương mại điẹn tử là kênh vừa bán vừa Marketing nên đốt rất nhiều tiền để giành thị phần với đối thủ của mình.

- Và những nhà bán hàng giống mình, xây dựng các thương hiệu riêng dần, tìm cách tối ưu để có thể phát triển bán hàng và có lời hàng tháng.

Đây là thời điểm khó khăn để kinh doanh và bán hàng thành công trên sàn thương mại điện tử nhưng cũng là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc và bài bản trên sàn thương mại điện tử vì:

Vì các sàn vào giai đoạn ổn định nên chính sách rỏ ràng, mọi chi phí có thể kiểm soát chọn lựa để tham gia, từ đó chũng ta dễ điều chỉnh các hoạt động và đạt được mục tiêu đề ra nếu làm tốt.

Các nhà bán hàng giống mình sẽ bắt đầu phải hoạt động với quy mô công ty và phải xây dựng nhận sự tốt cho các phòng ban, tập trung tối ưu từng hoạt động của công ty để có lời.

Ví dụ: hiện thì chi phí trung bình để bán được hàng trên sàn tầm 25-28%, chi phí vận hành doanh nghiệp tầm 10-12%, chi phí marketing để bán hàng tầm 12-15%, thuế tầm 10%, chúng ta mất tầm 57-65% sau đó thì đến chi phí nhập hàng hoá tầm 30% sẽ giúp chúng ta có lời khoảng 5-13%, chưa kể 1 số chi phí phát sinh như hàng tồn lưu kho hay hư hỏng…

Chúng ta có thể thấy được kinh doanh thương mại điện tử không phải dễ nhưng vẫn có thể phát triển được giúp cho các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tìm kiếm và phát triển bán hàng và mang lại tiền lời cho công ty. hiện tại thì công ty mình duy trì được phần lợi nhuận 12% và dựa vào nền tảng đó để phát triển gia tăng doanh số, lưu ý chúng ta nên tính đúng và đủ chi phí để khi scale thì không bị càng bán càng lỗ.

Một vài lời khuyên để giúp các bạn bán hàng bền vững trên thương mại điện tử:

1. Nên bắt đầu từ nhu cầu thật sự của khách hàng để đưa ra một sản phẩm phù hợp đánh đúng mong đợi của khách hàng và bán hàng.

2. Tìm hiểu kỹ qui mô thị trường và đối thủ để có thể đưa ra các dự đoán đúng cho sự phát triển doanh số của doanh nghiệp mình.

3. Phát triển kênh bán hàng đa kênh tránh trường hợp bỏ trứng vào một giỏ, sau đó tiếp tục phân tích xem kênh nào tốt kênh nào phù hợp để tập trung hơn.

4. Chủ động truyền thông các kênh ngoại sàn, đùng để phụ thuộc hoàn toàn vào traffic nội sàn rất dễ bị mất doanh số khi sàn thay đổi.

5. Phần quản lí vận hành, công việc mỗi ngày cần tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất ít chi phí nhất để tăng sức cạnh tranh cốt lõi và tạo khoảng lợi nhuận tốt hơn.

6. Nên khai thác các mối quan hệ đối tác xung quanh như sàn, cơ quan hỗ trợ của nhà nước, các hội nhóm kinh doanh thương mại điện tử…

Nguồn: Trần Lâm

← Bài trước Bài sau →