Thương mại điện tử 2024 - 2025 sẽ chuyển biến như thế nào?

Xu hướng thương mại điện tử năm 2024 sẽ thay đổi ra sao?

Ngành Thương mại điện tử là một ngành có sự đổi mới liên tục. Và khi nhìn về tương lai phía trước, ngành này sẽ phải sẵn sàng cho nhiều đổi mới hơn nữa. Từ trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa đến sự tích hợp liền mạch giữa bán lẻ ảo và thực tế. Vậy xu hướng thương mại điện tử năm 2024 sắp tới đây có những chuyển biến như thế nào? 

Vừa qua anh Nguyễn Tùng Giang đã có bài chia sẻ về tình hình thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam sắp tới. Anh Giang hiện đang kinh doanh mỹ phẩm và các mặt hàng bán lẻ khác trên sàn TMĐT có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, có tiếng trong giới bussiness và cũng là chuyên gia cố vấn cho nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh trên sàn TMĐT. Mời các bạn cùng theo dõi bài chia sẻ từ người anh có kinh nghiệm trong nghề nhé! 

Như chúng ta đọc báo chí hàng ngày thấy rằng hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn nhất hệ thống Thương mại điện tử Việt Nam vẫn là các mặt hàng như: Noname - OEM - nhãn Trung Quốc. 

Nhưng hiện tại:

- Platform bán hàng hầu hết của anh hàng xóm hoặc bị quỹ đầu tư Trung Quốc chiếm phần lớn cổ phần.

- Platform traffic lớn nhất và hiệu quả nhất là tiktok, còn facebook thì đang dần mất đi hiệu quả bán hàng.

- Ngoài Shopee mới ra mới Shopee Express ship đồng giá 12k áp dụng đơn toàn quốc dưới 1kg gần như đang âm thầm chiếm lĩnh mảng giao hàng thì Tiktok cũng đang setup hệ thống kho - giao hàng hậu cần.

- Ví điện tử các platform sàn điều đã - sẽ ra riêng và nắm dòng tiền.

- Nguồn hàng thì để phục vụ thị trường Việt Nam ngoài 1 loạt kho 10.000 m2 sát các tỉnh biên giới thì nay 1 số ông lớn Trung Quốc đã đang xây thẳng ở Bắc Ninh - Đồng Nai.

- Hàng loạt ông lớn Trung Quốc đã vào Việt Nam xây dựng tổ hợp hệ thống đào tạo live => công nhân " gà live " công nghiệp => ngàn phòng live => bán trực tiếp.

- Sàn 1688 bán sỉ huyền thoại setup trang tiếng việt bán lẻ trực tiếp dự sẽ giết 1 loạt các anh em làm order, bán hàng trend, con buôn nhỏ lẻ vừa & lớn.

- Thậm chí mới đây alibaba còn hốt cổ phần chuỗi bán lẻ Hasaki và nhiều quỹ đầu tư đứng sau của china cũng đã - đang dòm ngó các chuỗi offline.

- Và quan trọng hơn nữa là hiệp định chính sách bán hàng qua biên giới làm cho các seller Trung Quốc mạnh tay bán hàng không quá lo lắng về thuế hay giấy phép các chương trình khuyến mãi như seller, brands Việt Nam

Thế nhưng trong tình hình đó, các seller Việt Nam vẫn mãi chìm trong:

- Phụ thuộc hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất Trung Quốc

- Nhiệt tình bán dưới giá vốn, giá sốc, xả kho, report chơi lẫn nhau.

- Đoàn kết liên minh nữa mùa xong ai về nhà nấy.

- Truyền thống bán lẻ đang dần lụi tàn

Cuộc chơi Thương Mại Điện Tử sau năm 2024 nếu không có những can thiệp mạnh mẽ bảo trợ seller, brands, SME Việt Nam từ chính phủ & những liên minh anh em Việt Nam có tầm. Thì gần như mọi thứ từ phần lớn hàng hóa, traffic, giao hàng, ví điện tử, chuỗi offline sẽ nằm trong tay thằng hàng xóm thâm sâu.

Vậy câu hỏi đặt ra là "Khi Trung Quốc vào Việt Nam thì ta phải làm gì?" tất cả sẽ được giải đáp trong group Foundernotes-A1demy bạn có thể tham gia group để đọc tin tức, đón sóng thị trường. Cùng chia sẻ các giá trị hay và học hỏi mỗi ngày từ các chuyên gia.

← Bài trước Bài sau →