Công đoạn chuẩn bị team nhân sự để vận hành 01 phiên Mega Live

 

Để phiên Mega Live diễn ra thành công, phía sau hậu trường không thể thiếu các team nhân sự, đảm bảo các đầu việc khác nhau. Đi sâu vào chi tiết, vai trò của mỗi team được phân chia rõ ràng, yêu cầu có sự chuẩn bị và hỗ trợ nhau để mang lại hiệu quả.
 
Để mọi người dễ hình dung, mình sẽ tìm hiểu quá đặc trưng của các team nhân sự:
1. Team đạo diễn: 
Mục đích của team:
Tối đa hoá doanh thu của buổi live bằng kịch bản thứ tự các sản phẩm dựa trên lượng traffic ở thời điểm livestream.
Quyết định của team đạo diễn sẽ được dựa trên số liệu trong dashboard, sau đó sẽ gửi tin nhắn đến cho streamer phải lên món nào tiếp theo thông qua một màn hình nhắc bài. Ngoài ra, team đạo diễn sẽ soạn ra một danh sách sản phẩm sẽ được bán trong live bao gồm:
- Giá cost
- Giá bán
- Tồn kho
Việc này giúp streamer có thể nắm rõ giỏ hàng của mình.
Có 3 case quan trọng mà mình muốn chia sẻ thêm để các bạn dễ hình dung:
30 phút đầu live: Là thời điểm then chốt khi lượng traffic đổ vào phiên live sẽ rất lớn, bắt buộc phải giữ chân khán giả nhờ vào việc lên deals cực rẻ, tặng quà giúp tăng sự F.O.M.O của khách, khiến họ ở lại live để nhận quà, từ đó đảm bảo được lượt mắt xem không bị rớt và Tiktok sẽ đánh giá phiên live này tốt để tiếp tục phân bổ thêm traffic vào live.
Những lúc mắt tuột: Phải lên gấp những mã hàng kéo được traffic cao, thường sẽ có những đặc điểm như:
- Giá bán cực rẻ so với giá neo.
- Số lượng tồn kho nhiều để khách nào cũng có thể mua.
Khi traffic đã lên đỉnh: Thì câu chuyện tiếp theo team đạo diễn cần trả lời là làm sao để tận dụng lượng traffic này tạo ra lợi nhuận cho phiên livestream, vì trước đó mình đã bán hàng giá rẻ và tặng quà thì mình đâu có lời đúng không các bạn ? Nên lúc này team đạo diễn sẽ cho lên những sản phẩm hero, GMV Driver:
- Có demand cao
- Biên lợi nhuận cao
Đây là thời khắc quyết định đảm bảo lợi nhuận cho cả một phiên livestream, rất là quan trọng.
2. Team ads
Mục đích của team:
Tăng traffic vào buổi live thông qua việc chạy Ads. Nếu không khéo thì team Ads sẽ phải đổi tên thành team Đốt tiền.
Ví dụ ở hình dưới là mình đã burn khoảng 60 triệu cho 2/3 chặng đường của buổi Mega Live hôm đó. Có 2 hình thức chạy Ads chính mà mình có thể tóm gọn như sau:
- Ads cho Video teaser: chủ yếu là để kéo mắt xem từ Newsfeed
- Ads cho phiên Livestream chính, với nhóm này thì mình lại chia ra thành 3 nhóm Ads nhỏ chính:
  1. Target to GMV: thông qua hình thức Video-to-Live, nghĩa là coi video nhưng bấm vào màn hình là chuyển thẳng vào phiên livestream. Đây là nhóm chính, chiếm 50% budget ads của mình
  2. Target to Clicks: cũng thông qua hình thức Video-to-live, budget chiếm khoảng 20%.
  3. Target to GMV: thông qua hình thức Live thực, budget chiếm khoảng 30%.

Sau quá trình test rất nhiều buổi campaign lớn thì mình đã rút ra 3 nhóm tối ưu nhất là như vậy. Các bạn có thể tham khảo nha.
3. Team voucher:
Mục đích của team:
- Liên hệ với các nhãn để kéo hàng aflliate
- Đảm bảo deals và voucher được lên đầy đủ và đúng số lượng, đúng thời gian được tính toán trước.
Có 4 loại voucher chính để hỗ trợ streamer:
- Voucher từ team MCN
- Voucher từ seller là shop mà bạn gắn link aff
- Voucher của top creator, những bạn nào có GMV lớn sẽ có một CM (Creator Manager) từ tiktok hỗ trợ riêng thì CM này sẽ cho voucher các bạn.

Các loại voucher này sẽ giao động từ 3-8% trên tổng Target GMV bạn đăng ký trước những buổi live.

- Voucher từ Sàn (streamer nào cũng sẽ có)

4. Team kỹ thuât:

Bạn hãy thử tưởng tượng xem, đây là những gì bạn đã chuẩn bị:
- Background hoành tráng, ít nhất cũng 2 triệu nhé, vài cái bóng bóng, cái dây ruy băng, thêm mấy cái đèn nhỏ nhỏ cũng tốn lắm !
- Streamer mất 2 tiếng để makeup, tiền make thì tuỳ vào concept, nhưng rẻ thì cũng 2 triệu nha, makeup daily mình thuê thì cũng 500k/ lần. Ai có contact rẻ hơn cho mình xin.
- Cả một dàn seeding ở phía sau để hô hào, chưa kể đôi khi các bạn ấy cũng có được sự đầu tư trang phục, tí cũng 1 triệu, nhiều thì.....
Chất lượng hình ảnh và âm thanh tệ! Vậy thì còn ý nghĩa gì nữa đâu mà khóc với sầu đúng không nào?
Nên team Kĩ thuật này phải đảm bảo cho mình được sự chất lượng của phiên Live về mặt Hình ảnh và Âm thanh, nói chung là mình mà cầm cái điện thoại ra check và thấy hình ảnh/ âm thanh hoặc có comment nào phàn nàn về chất lượng tệ thì team phải giải quyết nhanh giúp mình.

Về Hình ảnh:
Quan trọng nhất với mình sẽ là Ánh sáng nha!
Mình cho setup ít nhất 3 đèn studio đánh cơ bản, cộng thêm với một dàn đèn LED ở phía trên để đảm bảo nguồn sáng luôn dư nhưng không làm ảnh hưởng đến mắt của Streamer.
Và khán giả thường có thói quen hạ thấp ánh sáng của màn hình để tiết kiệm pin và không bị chói mắt, dẫn tới trường hợp ánh sáng bị tối đi hơn so với thực tế, nên việc cấp đèn dư là điều phải làm.
Nhưng:
(i) Không bật cường độ đèn studio quá cao ảnh hưởng mắt của Streamer về lâu về dài.
(ii) Đảm bảo không để chủ thể bị cháy hoặc quá tối 

Còn về âm thanh
Thì mình sử dụng Mic rode II trong những phiên Mega Live:
(i) Chất lượng âm thanh đảm bảo:
- Không bị mất tín hiệu, đường truyền luôn ổn định
- Chất lượng âm thanh so với sử dụng các Mic chuyên nghiệp vẫn là 8/10.
Vì cuối cùng cũng cần tạo không khí, vẫn nên có ambience sound, nên Mic Rode là quá đủ khi lên Mega Live rồi !
(ii) Nhỏ gọn:
Không làm lộ mic trên màn hình, khiến cho người xem có cảm giác tự nhiên nhất, giống kiểu như Streamer đang nói chuyện trực tiếp với người xem ấy, không bị gò bò như kiểu một cái Show, cái này quan trọng nha !
(iii) Tính di động cao:
Team seeding cần thay người liên tục nên việc chuyển mic cho nhau sẽ không gặp quá nhiều vấn đề.
(iv) Giá thành:
Để làm được tất cả những yếu tố trên thì cái giá bỏ ra cho Mic Rode II này là xứng đáng, không cần đầu tư dàn Mic xịn hơn đâu 
Ngoài ra việc chia các đường dây điện và internet khi live cũng rất quan trọng. Hiện tại, mình sử dụng gói internet cao nhất của Viettel ở khu vực này(Quận 12) và thường sẽ dao động ở mức 600Mbps, nhưng 600mbps là chưa đủ vì trung bình một phiên live lớn có ít nhất 15-20 người, mỗi người 1 laptop và 1 điện thoại thì trung bình có ít nhất 30-40 thiết bị truy cập wifi cùng lúc.
Nên mình thường sẽ sử dụng thêm một cục kích mạng, giúp cho số lượng thiết bị truy cập vào wifi sẽ được tăng lên để đảo bảo phiên live k bị giựt hay lag.
Các bạn cũng có thể chia ra 2 nguồn wifi:
- Một nguồn chỉ cho máy phát livestream và máy ghim sản phẩm đăng nhập vào
- Nguồn còn lại thì cho team support xung quanh Và nhớ là đừng cho 2 team này biết mật khẩu wifi lẫn nhau nha.

 

Mong sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn! 
Cre: Nguyễn Bá Thành - Cofounder tại 61Plus MCN

← Bài trước Bài sau →