Tăng trưởng đến từ đâu? Hướng đi nào cho doanh nghiệp trong thời đại số?

Trong những group về Marketing/SMB/Ecommerce chúng ta thường gặp những câu hỏi đại loại như sau:

• Chạy Ads sao cho rẻ?

• Kịch bản chốt đơn như thế nào?

• Nhập hàng ở đâu?

• Cho xin contact của KOL hay livestream?

• Đi học thầy nào khoá nào?

• Cost per Acquisition (CPA), Conversion Rate (CR), Cost Per Click (CPC) trung bình bao nhiêu?

Trả lời được một trong số những câu này thì mình đang ngồi ở Hawaii chứ không ngồi ở Bình Thạnh viết bài này.

Mà thực ra là sẽ không ai trả lời cho bạn được!

 

Bởi vì:

1. Không có công thức cho mọi ngành (nghĩa là ông bán mỹ phẩm mua biệt thự thì bạn cắm nhà là bình thường).

2. Không ai viết công thức ra cho bạn xài (nghĩa là nếu mình đang kiếm tiền ngon cơm thì không rảnh mà đi chỉ cho bạn).

3. Muốn ăn thì lăn vào bếp (nghĩa là cắm mặt vào làm mới có mì gói ăn).

 

Sad but true! Nên phần tiếp theo, mình sẽ cố gắng giải nghĩa các động lực của Tăng Trưởng và các kĩ thuật đã thành công ở 1 số doanh nghiệp mình biết. Phần còn lại bạn phải tự suy nghĩ là tìm ra câu trả lời cho chính doanh nghiệp mình.

Với mô hình doanh nghiệp bán hàng online quy mô từ vài tỉ đến 20 tỉ/năm và số lượng người dưới 30, Tăng trưởng đến từ 3 điều cơ bản.

• CAC: Chi phí tìm được 1 khách rẻ nhất.

• LTV: Tăng giá trị vòng đời 1 khách.

• Scale: Doanh số tăng liên tục mà CAC (Customer acquisition cost) tăng ít và các chi phí hoạt động đều được kiểm soát.

 

Tuy vậy thường sẽ gặp các vấn đề sau khi tăng trưởng

• Tối ưu Ads có thể giúp giảm CAC nhưng không tăng được LTV

→ toang 1.

• Sale và chăm sóc khách hàng tốt giúp tăng LTV (Lifte time value) nhưng muốn tăng thêm Doanh thu gấp x lần mà CAC không tăng là rất khó

→ toang 2.

• Các tool như Chatbot, SMS, Call giúp tăng CAC và LTV trong ngắn hạn nhưng lâu dài thì hết tác dụng, hoặc không đóng góp mấy cho tăng trưởng

→ toang 3.

• Quy trình và tool tốt nhưng nhân sự thiếu năng lượng thiếu ý chí thì không khác gì đưa anh nông dân chiếc F1

→ toang 4.

 

> >> Tăng trưởng là tổng hòa của nhiều yếu tố là hệ quả của hàng loạt hành động đúng đắn

** Sản phẩm tốt và đặt giá hợp lý:**

Nhập hàng Tàu cũng được, ôm hàng xuất dư cũng ổn, sản xuất thì càng tốt. Nhưng phải thật sự có giá trị, chiến lược giá thông minh.

** Thấu hiểu Customer insight và Customer journey: **

Từng giai đoạn mà Customer tương tác đều đoán biết và chăm sóc được.

** Marketing theo hướng trao giá trị:**

Mặc kệ người ta nói về KOL, Livestream, Tik Tok hay Viral. Việc của Marketing luôn là tạo ra nhu cầu: biết, hứng và muốn.

** Sale chiến:**

24/7, yêu sản phẩm như crush, động lực hơn tiền.

** CSKH: **

Khách đã mua thì phải luôn có sự tự tin và thích thú. Để khách bóc phốt là thất sách. Để khách khó chịu là hạ sách.

** Partnership:**

Buôn có bạn bán có phường. Biết liên kết với bằng hữu để mở rộng thị trường là tuyệt kế. Mỗi bên đều có nguồn lực sẵn hoặc dư thừa, hợp lại sẽ tạo ra tăng trưởng khủng khiếp .

** Nhân hoà:**

Mỗi nhân viên như 1 kho tàng, đánh thức 1 tài năng là mở ra 1 cánh cửa.

Đừng nhìn nhân viên theo kiểu Key Performance Indicator (KPI) → Lương → Bonus.

Hãy nhìn Tiềm năng → Leadership → Profit & Loss.

** Network: **

Nhiều anh em có tí thành tựu bắt đầu ngạo nghễ coi thường. Hãy mở rộng đầu óc đón nhận những tư duy mới và biến tấu. Không ngừng giao lưu hợp tác để kinh doanh ngày càng phát đạt.

 

## Hãy nói sâu hơn về một vài điểm

**1. Sản phẩm tốt và đặt giá hợp lý**

Chọn đúng sản phẩm, thị trường, đặt giá phù hợp thì đã thắng 80%.

Hoặc không làm, hoặc làm thì phải nắm khá chắc phần thắng. Chứ không nên thấy người ta bán được là mình cũng lao vào.

Có 2 chiến lược chọn

* Đi vào thị trường ngách:

Chọn nơi mà mấy ông to chưa bán hoặc bán kém. Mỗi ngách làm tốt đã đem lại thịnh vượng trong vài năm. Cách này phù hợp với anh em có nguồn lực ít. Ví dụ: Sữa ong chúa, cao bồ kết, mật ong nghệ... Mỗi ngách này bạn mình đã bán được doanh số cả tỉ hàng tháng.

* Đi vào thị trường lớn:

Là thị trường có nhu cầu lớn và nhiều tay chơi to. Vì điều này có nghĩa là nhu cầu đã có sẵn, mình chỉ việc làm tốt sẽ ăn, làm xuất sắc sẽ thực sự sẽ thành công ty khổng lồ. Ví dụ: Thời trang, nhiều anh em nghĩ là cạnh tranh gay gắt vậy sao mà sống, nhưng thực sự trong mấy năm qua các bạn đạt quy mô vài chục tỉ rất nhiều, còn lên chuỗi trăm cửa hàng và vài trăm tỉ cũng không ít.

...

Bạn có thể tìm đọc các phần tiếp theo trong sách Growth Mastermind. 1 cuốn sách phù hợp với:

  • Các bạn chịu trách nhiệm tăng trưởng cho SMB vừa qua được giai đoạn “sống sót", cần tìm thêm cảm hứng và ý tưởng để vươn xa.

  • Các bạn đang kinh doanh truyền thống, mong muốn lên môi trường số để tăng trưởng bằng TMĐT, kinh doanh online.

  • Các bạn digital marketers cần tìm các ý tưởng và nguồn cảm hứng mới, thay vì quá tập trung vào ads như hiện nay.

  • Các bạn đang nóng lòng khởi nghiệp, cần tìm những ví dụ cụ thể để bắt tay vào làm.

Ngoài những kiến thực thực chiến với đầy đủ số liệu, bộ sách còn có các slide, các bài viết hay, video khóa học & webinar đi kèm ở QR Code tại phần phụ lục.

Bộ sách Tăng trưởng thực chiến: https://a1grow.com/products/pre-order-bo-sach-tang-truong-thuc-chien

← Bài trước Bài sau →