Recap '' Xây dựng và quản lý Digital Marketing kiểu tập đoàn'' - Mr. Trần Duy Ninh

Buổi webinar hàng tuần của group Growth Mastermind, lần này với sự tham gia của anh Trần Duy Ninh - Head of Digital Marketing & Digital Experience tại Manulife VietNam. Anh đã có hơn 10 năm làm Digital Marketing/Ecommerce, đảm nhiệm vị trí Head tại nhiều tập đoàn lớn, hiểu sâu về Analytics, Performance và xây dựng đội ngũ.

Bắt đầu buổi chia sẻ với câu hỏi của anh Ninh: ''Tại sao tất cả mọi người đều nghĩ tới Digital và muốn làm digital?''

Câu trả lời của anh Quân: dựa trên nguồn lực của công ty như nhân sự, ngân sách, và năng lực của nhân viên, trong những mảng của marketing thì digital khá phù hợp. Ngân sách bỏ ra so với những kênh khác thì Digital sẽ có chi phí với khả năng tiếp cận tốt hơn.

Câu trả lời của anh Phú: điều này đến từ hành vi của người tiêu dùng là hướng đến online, từ trẻ đến già đều có xu hướng sử dụng internet nhiều hơn, bên cạnh đó ngân sách mình bỏ ra để có thể tiếp cận khách hàng cũng tương đối dễ thở hơn đối với SME. So với các kênh truyền thống khác thì online có thế mạnh nhất định mà người làm marketing cần phải quan tâm.

Tại sao hướng đến Digital

1. Đúng đối tượng

Nếu đánh vào đúng nhóm đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí.

Ví dụ như Techcombank, thời gian anh Ninh làm ở Techcombank gần như không còn traditional marketing, chỉ tài trợ cho ủy ban thành phố để treo biển ở các con đường lớn ở trung tâm. 

2. Operation Efficiency

Dễ dàng vận hành quản lý công ty hơn. 

Ví dụ trước đây để quản lý danh sách khách hàng thì dùng giấy tờ, file nhưng bây giờ sẽ dùng hệ thống phần mềm. 

Techcombank ra chương trình Zero fee ( chuyển tiền không mất phí trên app), thời điểm đó đã tạo ra cơn địa chấn trong giới banking, thay đổi hoàn toàn cách vận hành của toàn ngành.

3. Time to market

Nhanh, chính xác. Với doanh nghiệp nhỏ để chạy các kênh khác sẽ rất rườm rà và không đo lường được hiệu quả.

Các cách xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp

Xu hướng Digital của Việt Nam từ 2009 đến nay

2009: Gần 20 xu hướng trong thời gian này, bắt đầu thực hiện Web, CRM, …. Sau 1 thời gian có Digital Ads, Banner ads, Digital activation, Forum phát triển mạnh,... Sau khi Forum thoái trào, Ecom và app mobile bắt đầu phát triển. Tiếp đến là Social ( facebook), Groupon, Omnichannel, CDP, Chatbot, Automation, AI, IOT, Virtual, Blockchain,..

Bài viết liên quan: Recap " Xây dựng hệ thống công nghệ phục vụ vận hành Ecommerce"

Vậy mình có nên chạy theo các xu hướng này hay không?

Theo anh Ninh, thị trường luôn vận hành theo cách, người làm Marketing luôn muốn thay đổi thị trường theo hướng mới, nhưng không quá thường xuyên, như điện thoại không quá Innovate quá nhiều, phương thức target của advertising chỉ update vài lần.

Một vài lời khuyên cho anh chị làm ở doanh nghiệp tầm trung ( 1-200 tỷ trở xuống) 

  • Không nhất thiết phải chạy theo trend, vì có những trend bị fail rất nhanh, như social sau một thời gian phát triển thì chỉ có facebook là ổn nhưng vẫn ngày càng bóp xuống.
  • Nên vững chắc các kênh đã ổn định như quản lý danh sách KH cũ bằng CRM, chạy ads trên các kênh truyền thống như GG, FB, Shopee,... Mỗi ngành hàng đều có loại quảng cáo phù hợp, mỗi doanh nghiệp lớn đều bám trend nhưng vẫn quản lý chặt các kênh cũ.

Ở Việt Nam các công ty đang làm Digital như thế nào?

  • Small and medium - sized businesses, họ sẽ đầu tư toàn bộ vào digital marketing hoặc không đầu tư gì cả. Nhóm này thường triển khai rất nhanh và đối tượng target rất chính xác.
    • Quy trình: Thực thi - Đo lường - Tối ưu hóa
  • Small and medium Enterprises: họ thường lo lắng về digital, họ biết rằng phải làm digital nhưng không biết nên làm thế nào cho đúng cách.
    • Quy trình: Thực thi - Đo lường - Tối ưu hóa
  • Large Enterprise VN ( trên 1000 nhân viên hoặc doanh thu trên 1000 tỷ), họ tin tưởng vững chắc rằng phải làm digital nếu không đối thủ sẽ làm tốt hơn. So với 2 nhóm trên, nhóm doanh nghiệp lớn có nhà tư vấn xuất sắc nên sẽ đi rất bài bản, có thể chậm nhưng rất chắc.
    • Quy trình: Chỉ đạo - Lập kế hoạch - Thực thi - Đo lường - Tối ưu hóa
  • Large enterprise ( Multinational): phát triển rất tốt vì có chiến lược từ global đẩy về nên họ hiểu rõ về việc vì sao họ làm Digital và sẽ làm thế nào trong ngành Digital này. Một điều bất lợi là họ quá lớn mạnh để di chuyển nhanh hơn.
    • Quy trình: Tầm nhìn - Định hướng - Kế hoạch - Thực thi - Đo lường - Tối ưu

Các doanh nghiệp lên kế hoạch như thế nào

  • Small and medium - Sized businesses: nghĩ ra kế hoạch, thực hiện thử sau đó đo lường kết quả rồi điều chỉnh sau, cách này tuy nhanh nhưng bất lợi vì mục tiêu của sếp và nhân viên thường lạc hướng. Cách tốt nhất là nên làm rõ phần objective và thống nhất với sếp của mình. 
  • Small and medium Enterprises: Họ kế hoạch để biết được những công việc nào họ sẽ làm cho digital năm nay. Và khá linh hoạt trong việc lên kế hoạch
  • Large Enterprise ( VN): Họ sẽ lên kế hoạch để những chiến lược digital đó mang lại doanh thu và chứng minh được hiệu quả của digital
  • Large enterprise ( Multinational): Lên kế hoạch để phù hợp với lợi ích tài chính của công ty, và phù hợp với toàn bộ hoạt động của công ty. Điều này quá phức tạp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ học hỏi.

 

← Bài trước Bài sau →