Recap " Xây dựng hệ thống công nghệ phục vụ vận hành Ecommerce"
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
Buổi event offline hàng tuần của group Growth Mastermind lần này với sự tham gia của anh Lê Anh Tuấn - CEO A1Demy và anh Võ Quốc Cường - Founder Egany.
WEBSITE - TÀI SẢN MANG TÍNH DÀI HẠN
Đầu tiên là phần chia sẻ của anh Lê Anh Tuấn
Website ecommerce vai trò và quy trình xây dựng
Topic này dành cho ai ?
- Chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) đang muốn xây dựng website để Quảng cáo/ Bán hàng
- Digital marketers đang đảm trách nhiệm vụ tăng trưởng tại Doanh nghiệp
- Startup muốn tham khảo case study & giải pháp để bán hàng qua website
Khi nào thì cần website
Khi mới bắt đầu kinh doanh thì chưa cần, nên chọn những thứ đơn giản để triển khai như bán trên tiktok, profile, trên sàn, fanpage,.. trong phạm vi mấy chục đơn thì không cần đến website, vì đây là khoản đầu tư mất thời gian. Nếu chưa xây dựng được mô hình kinh doanh thì việc đưa website vào sẽ làm rối thêm. Nên sử dụng google form hay ladipage, có 1 website có sẵn, đơn giản: dùng Haravan là đủ.
Các công cụ sử dụng hướng tới việc dễ setup, dễ thao tác và không tốn người: Google sheet, Google form, POS, Kho.
Nếu bạn đang ở giai đoạn dưới 50 đơn/ ngày thì vấn đề chính sẽ là
- Làm sao để chạy Marketing hiệu quả
- Làm sao để tăng năng lực đội ngũ
- Làm sao để kiểm soát chi phí vận hành
- Làm sao để tìm kiếm KH mới & giữ chân KH cũ
Đừng quá mất thời gian hoặc tiên cho các công cụ vào lúc đầu, vì
- Cần có đội ngũ biết sử dụng mới ra việc
- Tốn Thời gian để ra hiệu quả
- Chưa vận hành thì chưa biết chính xác cần gì
Khi đã ổn định được Mô hình vận hành và Đội ngũ thì bắt đầu nghĩ tới WEBSITE
Ngắn hạn: website là nơi để truyền thông và lan tỏa các câu chuyện/ hoạt động của công ty. Lúc này cần 1 cái web thể hiện được đầy đủ thông tin, giá trị quan trọng và các hoạt động kinh doanh. Nếu có thêm chức năng đặt hàng, thanh toán thì tốt. Lựa chọn: Haravan
Trung hạn: website là nơi để marketing, bán hàng và hỗ trợ KH. Lúc này cần có website chỉn chu, user flow tiện lợi, UX tốt, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho khách hàng đặt hàng/ tương tác. Ví dụ: https://Vaithuhay.com , https://happyhow.me/ (Poloman),
Dài hạn: Trung tâm vận hành: website là trung tâm kết nối các hoạt động online, offline, marketing, ecommerce, CSKH, cộng đồng....Ví dụ: Lixibox.com, Coolmate.me
Làm WEBSITE rất KHÓ. KHÓ hơn làm các kênh khác vài lần
- Khó vì phải xây dựng customer flow, Ux, Ui, content, graphic, mỗi cái này thực sự tốn não và thời gian
- Khó vì lựa chọn Công nghệ và Tính năng ưu tiên để phát triển. Việc này cần Tech cứng hoặc PM xịn
- Khó vì cần tích hợp với các hệ thống phía sau: Crm, Logistic, Cskh, Loyalty và các hệ thống Marketing Automation
- Khó vì cần quan tâm tới SEO, Cro
...
Vì khó như vậy nên nhiều bạn không muốn làm, hoặc có muốn thì làm không tới. Tệ hơn là lựa chọn sai hướng, sai đối tác dẫn đến mất tiền và đập đi xây lại
Bài viết liên quan: Recap Quản trị vận hành Ecommerce bằng công thức và dữ liệu
Hiểu đúng về vai trò website Ecom để có sự chuẩn bị và đầu tư phù hợp
ĐÚNG
- Website là 1 tài sản sẽ tăng giá trị theo thời gian (tăng SEO, traffic, đơn, doanh số)....
- Website là “bộ mặt" của DN retail (giống như store), nếu website lỗi hoặc kém thì sẽ ảnh hưởng tới giá trị Thương hiệu
- Website cần nâng cấp, điều chỉnh liên tục cho phù hợp với nhu cầu chứ không phải làm 1 lần là xong
- Website thành công nhờ SÁNG TẠO về UX/ UI/ CONTENT chứ không phải LẬP TRÌNH
CHƯA ĐÚNG
- Rẻ là tốt. Thực chất cần quan tâm tới ROI (số tiền thu về trên số tiền đầu tư)
- Nhiều tính năng. Thực chất chỉ cần 1 vài tính năng quan trọng nhất định hướng mua sắm
- Tự chạy. Thực chất cần cả bộ máy vận hành mới ra tiền: content/ SEO/ tech/ support/ data....
- Thuê công ty làm website là xong. Thực chất cần phải có hẳn 1 ban phát triển website trong cty, trong đó CEO phải trực tiếp tham gia quyết định
Những hiểu nhầm nên tránh
1. WEBSITE không cần thiết
→ Có thể bán hàng mà không cần website: sàn, face, tiktok...Tuy nhiên việc phụ thuộc vào các nền tảng thứ 3 sẽ phát sinh các hệ lụy về sau (bị khóa kênh, không giữ được data người dùng, khó để CSKH....). Ở quy mô đủ lớn thì cần website để vận hành marketing & sale chủ động, không phụ thuộc và tích lũy tài sản (thương hiệu + người tiêu dùng)
2. WEBSITE rẻ
→ Xây dựng website tốn rất nhiều chi phí vô hình: thời gian, con người, trí tuệ...nếu không tập trung sẽ kéo dài công đoạn và nguồn lực lên gấp nhiều lần (ví dụ thay vì 2 tháng thì mất cả năm, lỡ mất bao nhiêu cơ hội).
Sự kiện offline hàng tuần của group Growth Mastermind
3. WEBSITE có là được
→ Một website có hiệu quả khi các tính năng và trải nghiệm khách hàng phải ở mức 7 điểm trở lên. Một website 5 điểm không có giá trị gì mà còn làm giảm hình ảnh thương hiệu, thậm chí đuổi khách
4. WEBSITE là việc của IT hoặc Marketing
→ Thực tế website là việc của CEO/ BOD. Cho nên nếu CEO không muốn nhúng tay vào thì tốt nhất không nên làm.
5. WEBSITE ra đơn
→ Một website có đơn khi kết hợp được nhiều yếu tố: hình ảnh chỉn chu, giao diện tiện dụng, nội dung hấp dẫn, promotion giá trị, chức năng thân thiện, traffic chất lượng, cskh khéo léo....nếu không thì website cũng chỉ là 1 cái nhà hoang
Bài viết liên quan: Xu hướng cho ngành Ecommerce cho năm 2022 và sau này
ĐẦU TƯ CHO WEBSITE THẾ NÀO
Vai trò của 4 stage và 2 case study của Vaithuhay.com, Coolmate.me và lixibox.com
QUY TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE (Bài học thực tiễn)
1. Xây dựng BRIEF
Brief là file quan trọng nhất để làm việc nhóm với nhau
BOD: cần biết website sẽ làm gì, có những nội dung gì, phục vụ mục đích gì
SALE / MARKETING: dùng website giải quyết những vấn đề gì ? Có thuận tiện và hiệu quả hơn so với khi không làm website
TECH: cần website phải có những tiêu chuẩn về bảo mật, phân quyền, tích hợp
CSKH: website sẽ hỗ trợ gì cho KH
ĐỐI TÁC / TEAM: độ phức tạp và các yêu cầu phát sinh
Sự kiện offline hàng tuần của group Growth Mastermind
2. Xác định các đầu mối & nguồn lực xây dựng & vận hành website
Chi phí vận hành website không nhỏ: server + nhân lực + đối tác nội dung + đối tác nâng cấp chỉnh sửa
● Website khi vận hành sẽ luôn có lỗi xảy ra, cần có người giám sát và chỉnh sửa liên tục
● Nếu không có thời gian hoặc nhân sự, tốt nhất xây 1 website đơn giản nhất cho có. Còn khi đã xây các tính năng chuyên sâu thì cần phải có người vận hành
3. Xây dựng hành trình Khách hàng và Content map
4. Xác định STYLE và HÌNH MẪU điển hình để tham khảo, từ đó đưa ra Ý TƯỞNG
5. Chọn lựa CÔNG NGHỆ (và đối tác )
6. Phác thảo mô hình vận hành dài hạn lấy website là trung tâm cho quá trình vận hành
7. Xây dựng Timeline và Cơ chế nghiệm thu từng phần
8. Đánh giá Đo lường website
...
Các phần trên đang còn tiếp, anh chị muốn xem đầy đủ record thì nhắn Huyền Phương để được hỗ trợ.
Về phần chia sẻ của anh Võ Quốc Cường
Chuyện làm web
Vì sao mọi người làm web và nhu cầu của họ thế nào, đó là các lý do sau:
● D2C trend & giảm phụ thuộc
● Ai cũng muốn có “nhà riêng”
● Không biết chọn công nghệ phù hợp
● Làm mãi chưa tới đâu
● Không có PM hiểu ecom site
● Nợ kỹ thuật trả mãi chưa hết
● ...
Anh Cường từng gặp 1 dự án khá lớn và có 1 bạn PM kinh nghiệm 5-7 năm về làm phần mềm, nhưng không tập trung vào mảng TMĐT. Vì thế khi bắt đầu dự án thì làm không tới đâu. Sau 8 tháng thực hiện thì phải đập đi xây lại từ đầu và chi phí tốn mất vài tỷ.
Mô hình S.C.O (Standard - Customize - Optimize)
Standard: chuẩn về Ecommerce là phải đẹp kể cả những công ty nhỏ đến những tập đoàn lớn
- Cần 12-20 trang cơ bản
- Không chỉ là 3 trang như anh/chị hay nhắc tới.
- UI/UX Design phải do UI/UX Designer làm
- Buộc theo Brand Guideline (nếu có)
- Các ràng buộc cần lưu ý
- Checklist phải vượt qua
Customize:
Ngành nghề & quy mô
● Nghiệp vụ & quy trình riêng
● Hệ thống đang phụ thuộc
Tuy nhiên chỉ đang bàn UX/UI -> Chỉ nói UX checklist cơ bản
Optimize...
Còn nữa,...
Mọi người muốn xem đầy đủ buổi chia sẻ thì chuyển khoản 200k theo số tài khoản này:
💵 Thông tin chuyển khoản:
Chủ tài khoản: Dương Thị Trang .
Vietcombank: 9972724156 (Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh)
Momo: 0972469597 (Lê Anh Tuấn)
Cú pháp: SDT + XD
Sau khi đã chuyển khoản thành công, anh chị hãy ib Huyền Phương để lấy record nha.