POP/POD VÀ CÁCH ỨNG DỤNG ĐỂ TRIỂN KHAI CONTENT

POP và POD là gì

 

POP VÀ POD LÀ GÌ?

POP (Points-of-Difference): Hiểu đơn giản là sự khác biệt của sản phẩm, ưu thế để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, đủ để thuyết phục người dùng lựa chọn sản phẩm mình so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt cần phải được truyền thông hiệu quả đến người tiêu dùng.  Có thể xác định sự khác biệt dựa trên các thuộc tính của sản phẩm như chức năng lợi ích, hoặc thông thông qua giá trị cảm nhận, trải nghiệm, hệ thống nhận dạng thương hiệu,…

POD (Points-of-parity): Là những điểm mà cả mình và đối thủ cạnh tranh đều có, những điểm này không được dùng để tạo thông điệp chính, tuy nhiên cần xác định đúng POD để chúng ta không đi “Quá xa” so với thuộc tính của sản phẩm/dịch vụ

CÁCH ỨNG DỤNG ĐỂ VIẾT CONTENT

Quay lại chủ đề chính, chúng ta sẽ ứng dụng hai lý thuyết này vào việc triển khai nội dung như thế nào?

Có một sự thật phũ phàng là phần lớn nội dung bạn tạo ra đều không phải là nội dung mới! Bất cứ chủ đề bài viết nào cần triển khai đều có ít nhất 100 người đã từng viết qua, ví dụ như khi mình tìm kiếm “công thức để viết Content Facebook” thì ngay lập tức Google trả  về cho mình 71.300.000 kết quả trong vòng 0,52 giây, kết quả này chắc chắn sẽ ngày càng tăng theo thời gian. Đó là lý do cả người đọc lẫn người viết đều bị áp lực, người viết thì thường bí ý tưởng, người đọc thì gộp trong thông tin. Và mình đã dùng POP/POD để có được những nội dung khác hơn (Không phải mới hơn).

ỨNG DỤNG POP

Cốt lõi chính là những cái họ có bạn cũng phải có, đừng sợ bài viết bị nhàm hoặc trùng lặp ý tưởng vì nếu bạn không có thì so với đối thủ cạnh tranh bạn đã thua 1 điểm rồi. Cách làm cũng quay lại kiến thức cũ: Tìm hiểu thật kỹ đối thủ cạnh tranh.

Ứng dụng POP

Nếu bạn viết bài cho Web, hãy tổng hợp tất cả thông tin trong 10 trang đầu tiên, hãy liệt kê tất cả luận điểm trong bài viết, số lượng hình ảnh, từ vựng chuyên ngành được sử dụng trong bài viết. Mẹo là hãy tạo một Google Sheet và chia các hạng mục đó theo cột để dễ lưu trữ hơn bạn nhé.

Ví dụ: Khi bạn muốn viết một bài về chủ đề Content Facebook, hãy dùng chính từ khóa đó search trên mạng và bắt đầu thu thập thông tin. Phần lớn bài viết đều có những luận điểm như: Content Facebook là gì? Có bao nhiêu công thức để viết Content Facebook? Cần lưu ý gì khi viết Content Facebook? Thì chắc chắn rằng bài viết của mình phải có đầy đủ các luận điểm này.

ỨNG DỤNG POD

Bằng những thông tin có được ở bước xác định POP, tiếp tục trả lời một số câu hỏi sau để bài viết của bạn có thể khác hơn:

Mức độ chuyên sâu của bài viết như thế nào? Có phân tích ví dụ không hay chỉ thuần lý thuyết, nếu họ chỉ có lý thuyết muốn khác hơn ta sẽ thêm vào ví dụ.

Có trích lược không? Trích lược ở đây có nghĩa là sẽ dẫn một câu nói nổi tiếng của chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Phần này sẽ dễ thực hiện nhất ở luận điểm định nghĩa, ví dụ khi định nghĩa về Thương hiệu, sẽ có nhiều bài chỉ dẫn định nghĩa theo Philip Kotler, thì để khác đi bạn thêm vào định nghĩa của Amber&Style hoặc theo Aaker.

Ứng dụng POD

 

 

Trải nghiệm của người dùng như thế nào? Có bị sai chính tả? Mức độ mạch lạc của câu văn? Hoặc tính logic của bài viết? Vì trên thị trường hiện nay có nhiều nơi sẽ dùng tool để Spin bài viết, điều này dẫn đến sự khó chịu cho người đọc, trải nghiệm người dùng không cao nên bạn có thể căn cứ vào đây để làm bài viết khác hơn.

Lưu ý hơn về hình ảnh: Hình ảnh có chú thích không? Cách thiết kế của họ như thế nào? Hình đơn lấy sẵn trên Internet hay có Design riêng? Có infographic không? Có video không? Muốn khác nếu người ta có ảnh thì mình dùng ảnh và Infographic, người ta có Infographic thì mình thêm cả video + Ảnh + Infographic.

Con đường để trở thành một Content Creator thật sự không dễ dàng chút nào, đòi hỏi bạn phải học thật nhiều kiến thức về Content Marketing nói riêng và Content nói chung, kiến thức trong bài viết này thật sự chỉ là phần nhỏ trong muôn vàn điều cần học vì thế chúng ta cùng cố gắng nhé!

Hiện tại mình có ebook về Content Facebook từ A-Z cho Newbie, Mindset in Content nhắc đến: Quy trình lên Content Plan chuẩn chỉnh, Cấu trúc bài viết Facebook, Cách sử dụng Brandkey để phân tích dịch vụ sản phẩm, những nhầm lẫn về Content Facebook, và tầm quan trọng của Insight đối với bài viết

Chúc bạn và mình cùng thành công

Link Download Ebook Content Facebook từ A-Z

Link Download Ebook Muốn Content High phải có Insight

← Bài trước Bài sau →