Marketing hay bán hàng bằng cách kể chuyện

Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, anh Tuấn mentor cho Vanson Nguyen tiện thể recap lại 1 phần ở đây. Nếu ai cần mentor cứ vào group zalo: https://zalo.me/g/novnee322 rồi nhắn tin với anh Tuấn nhé hoặc tìm hiểu về chương trình Mentor 1-1​ ở đây nha. Giờ thì mình bắt đầu bài viết của anh thôi nào:

TẠI SAO CẦN KỂ CHUYỆN

  1. Khách hàng không chỉ mua sản phẩm vì tính năng mà họ thèm muốn những câu chuyện thú vị phía sau
  2. Khách hàng ko chỉ mua khi có nhu cầu mà đa phần theo cảm hứng.
  3. Khách hàng ko chỉ mua vì họ thật sự cần- nhiều khi họ muốn 1 lí do

Giải thích rõ cho các điều trên

  • Khách hàng mua cafe về uống có phải vì họ nghiện cafe? Mình chắc rằng có tới 50% thích cái không khí u nhã bên ly cafe mà thôi (ví dụ như mình)
  • Khách hàng ra quán nhậu có phải vì họ thèm uống bia ăn mồi? Mình chắc rằng có tới 50% thích cái không khí hứng khởi tự do bên ly bia mà thôi (ví dụ như mình)
  • Khách hàng mua áo có phải vì họ cần mảnh vải che thân? Mình chắc rằng có tới 50% thích cái cảm giác được thử mặc trước gương và khoe với bạn (rồi sau đó cất vào tủ)

Hiểu được điều này, ta thấy luôn cần 2 thứ song song cho thành công của sản phẩm

  1. Tính năng: dĩ nhiên cafe phải có mùi vị cafe và phải giúp hưng phấn
  2. Cảm xúc: cầm ly cafe phải thấy hứng thú và tràn đầy năng lượng. Cái này do câu chuyện tạo thành

2. VÍ DỤ VỀ KỂ CHUYỆN

  1. Tuyết san Cổ thụ trà: kể câu chuyện về 1 vùng núi tuyết nơi có những gốc trà trăm năm trưởng thành trong giá lạnh. Nghe là nghĩ đến chốn của đạo gia, thần tiên đang thưởng trà ngắm trăng. Nên những người ko biết uống trà (như mình) vẫn tò mò mua để uống hay biếu tặng
  2. Cá kho Làng vũ đại: cá được bắt từ sông, to hơn bàn tay, nấu theo công thức gia truyền hàng trăm năm từ 1 làng cổ ở Việt Nam. Nghe hấp dẫn quá. Những người con xa quê muốn nếm vị quê hương ai mà ko muốn thử. Xin lỗi, dở hơn mẹ mình kho cá. Nhưng người ta vẫn mua
  3. Bánh trung thu Bảo phương: gia truyền mấy chục năm, muốn mua phải xếp hàng, tinh hoa trung thu người Việt....nói chứ chắc mỗi người ko ăn dc 1 miếng nhưng họ vẫn náo nức đi mua

Tóm lại: phải biết kể 1 câu chuyện mà người ta tưởng tượng ra được sống động hấp dẫn như ngay trước mắt. Mua bằng tai, bằng mắt mới là cách ko cần năn nỉ

3. KỂ CHUYỆN THẾ NÀO

  • Con đường sự nghiệp, hành trình vươn lên, ý chí vượt khó: để ý các nhà quản lí Tây Âu đều viết sách. Pour your heart (Starbucks), Shoe Dog (Nike), Made in America (Wal mart)...tất cả đều lâm ly như tiểu thuyết
  • Nguồn gốc & Văn hoá: mỗi vùng đất đều có cái hào hùng và phong vị riêng. Mượn cái đó để nói về sản phẩm là cách tuyệt hay

Ví dụ: The coffee house thu mua cafe từ những trang trại đầy sương và đất đỏ bazan ở Cầu Đất- nơi trồng Arabica ngon nhất thế giới; được rang xay theo phương pháp bí truyền từ nhà máy trăm tuổi. Nghe là thấy tự hào lẫm liệt rồi, mặc dù cafe ko có gì đặc biệt

  • Công thức chế biến: ví dụ Coke giữ bí quyết hương liệu trăm năm trong 1 cái cặp đặt trong 1 bảo tàng an ninh nhất thế giới. Nghe vậy là thấy bí truyền rồi
  • Lịch sử và truyền thống: là những thứ đã chứng minh giá trị trường tồn theo thời gian. Ví dụ: kem Tràng Tiền, món thèm khát của cả trẻ em lẫn thanh niên từ những ngày gian khó, đến giờ có nhiều loại kem rất ngon nhưng ai cũng muốn nếm trải.

......

Trở lại câu chuyện của Vanson Nguyen: startup trẻ ở vùng thôn quê Daklak chuyên trà làm từ trái mãng cầu, giúp dễ ngủ và hỗ trợ điều trị huyết áp. Mình chia sẻ cho Sơn cách kể chuyện: biến 1 thứ thôn dã thành 1 món quà có giá trị cao về sức khoẻ & tinh thần. Chuyện đó sẽ làm được nếu chúng ta đủ ước mơ và chân thành với các giá trị đeo đuổi

Bài viết trước: Làm sao giúp Doanh Nghiệp vận hành tự động?

Tags: recap Business
← Bài trước Bài sau →