Kiến thức cơ bản cho những người muốn mở Công ty, hay Startup

Rảnh rỗi lâu lâu mới viết lại bài chia sẻ cho mọi người. Cũng ko có gì to tát, chỉ là những kinh nghiệm từng trải bản thân đã làm, đã trải qua để giúp các bạn hiểu sâu hơn; để chuẩn bị hành trang bắt đầu cho những khát vọng lớn hơn. Dù gì đi nữa, làm thuê thì dễ, làm chủ mới khó! Mở công ty thì dễ, nhưng duy trì và phát triển nó, thì lại là chuyện khác.

Post này, nếu mọi người đã quá thành công thì cũng mong đừng chê bai gì nhé!

Bắt đầu !!

Start-up hay doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hay siêu siêu nhỏ (dưới 10 người) thì gần như quản lý, CEO (gọi thế cho nó chuẩn chứ chả phải sang đâu) thì phải biết, hiểu và trang bị tất cả chuyên môn để vận hành hay là đủ trải nghiệm ở những bộ phận, những tình huống thực tế thì sẽ giúp cho mọi người suôn sẻ hơn khá nhiều, vướng mắc ít hơn và dĩ nhiên sẽ hiệu quả hơn.

Về cơ bản , khi ở vị trí làm chủ, làm quản lý, làm CEO này thì gần như mọi người phải biết tối thiểu 3 điều quan trọng sau:

A - Ý tưởng (chọn sản phẩm hay dịch vụ gì)

B - Vận hành và quản lý doanh nghiệp (trung gian xử lý để bán sản phẩm tới khách hàng)

C - Khách hàng mua hàng, và mình thu tiền

Bắt đầu bán 1 sản phẩm, tức là chúng ta bắt đầu quá trình mang sản phẩm đó tới khách hàng, bán, thu tiền và lặp lại như thế. Vậy nên sản phẩm là điều quan trọng nhất. Việc chọn lựa sản phẩm sai, sẽ dẫn tới rất nhiều cái sai về sau. Thậm chí phá sản, thua lỗ.

Ví dụ: Trong ngành mà bạn định tham gia, giá vốn của sản phẩm chiếm 15-20%. Nhưng ae lại nhập vào các sản phẩm giá vốn tới 50-60% ; sẽ chắc chắn sẽ rất khó khăn cho việc cân đo chi phí và hiệu quả kinh doanh. Dẫn tới biên lợi nhuận sẽ mỏng.

Do đó, bạn phải xác định chuẩn sản phẩm ngay từ đầu. Lúc đó, những thứ ở số 2 trên kia sẽ giúp bạn mang sản phẩm tới khách hàng và khách hàng sẽ trả tiền cho bạn.

Vấn đề đặt ra lúc này: Làm thế nào để có thể lựa chọn được sản phẩm đúng? Lúc này bạn cần phải có những kiến thức cơ bản để tìm ra đáp án sản phẩm được lựa chọn.

1.

  • Thị trường

  • Thị trường có nhu cầu không?

  • Nhu cầu bao nhiêu?

  • Đối thủ cạnh tranh là ai?

  • Họ như thế nào?

  • Khách hàng mục tiêu

  • Khách hàng là ai?

  • Chân dung khách hàng mục tiêu thế nào?

  • Họ cần điều gì mà mình cần phải giải quyết?

  • Việc hiểu sâu về khách hàng mục tiêu cực quan trọng: nó giúp cho các hoạt động sau như truyền thông - marketing đi đúng hướng; kinh doanh cũng biết khách hàng là ai; Quy mô thị trường là bao nhiêu?

  • Sản phẩm

  • Có xu hướng trong tương lai thế nào?

  • Có tỉ lệ quay lại không?

  • Có thể bán quanh năm không hay bán mùa vụ?

2.

Khối kiến thức về tài chính để biết được tính khả thi của phương án đó. Dĩ nhiên mọi người đều muốn là bán có lãi, lãi càng nhiều càng tốt; bán càng lâu càng tốt. Rõ ràng lúc này phải tính toán được những điều sau để có thể đưa ra được quyết định phù hợp

  • Giá vốn bao nhiêu

  • Tổng chi phí bao nhiêu: chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí truyền thông - marketing, chi phí chìm, chi phí khác....

  • Doanh thu dự kiến

  • Lợi nhuận dự kiến

Dĩ nhiên phải có lợi nhuận, có triển vọng tương lai thì mới làm. Thường thì mọi người hay nhìn 1 cách sơ sài và đánh giá qua vài ba cái nhìn:

  • Ồ, cái này bán được đấy

  • Ồ cái này nhiều người mua đấy

  • Ồ cái này lãi nhiều đấy

Và rồi nhanh chóng bán mà cứ ôm mộng lãi, mộng giàu sang. Dẫn tới kết luận sai vì đời không như mơ.

Sau đó, sang phần lớn tiếp theo: phần Vận Hành! (phần số 2)

Mục 2 này rất nhiều thứ cần phải biết; trong phạm vi bài sẽ nói 1 cách đơn giản nhất, tối thiểu cần có những thứ sau:

  • Kinh doanh

  • Nhân sự

  • Kế toán, tài chính

  • Vận hành

  • Truyền thông, marketing

Phần quan trọng thứ 2 là kinh doanh. Khối này cần những kiến thức tối thiểu như:

1. Truyền thông

  • Làm thương hiệu (brand)

  • Khơi gợi nhu cầu cho khách hàng

  • Xoa dịu đc những ham muốn

  • Củng cố niềm tin vào sản phẩm ...

2. Biết setup hay biết về marketing

3. Biết sale/ setup đội sale

4. Biết về media (phục vụ cho đội truyền thông, marketing, media...)

5. Biết về pháp lý, pháp luật

Lúc này tất nhiên cần 2 nguồn lực để có thể thực thi những vấn đề trên đó là Con người và tiền và kiến thức về nhân sự, bộ phận nhân sự sẽ giải quyết khâu con người và bộ phận tài chính sẽ xử lý về tiền.

Vận hành sẽ cần ai, cho những bộ phận nào, từng bộ phận đó thì người đảm nhận ra sao, được trả tiền thế nào (vận hành), quản lý ra sao...Do đó, khối lượng kiến thức khá nhiều.

Đến phần thứ 3

Sau khi bán hàng thì dĩ nhiên thu tiền về. Tuy nhiên , có trường hợp là nhiều người trả lời là nhìn thì lãi, nhưng thực tế tính toán ra lại lỗ. Vậy thì mọi người phải có kiến thức cơ bản về kế toán, dòng tiền, biết bóc tách dòng tiền. Hay nói tóm lại là biết về kế toán và biết về tài chính.

Tìm được hàng để bán đã khó! Tìm được hàng bán để win thì càng khó.

Thu được tiền của khách về rồi, sao để quản lý và biết nó đang thế nào, thì càng phải hiểu để xử lý được!

Về cơ bản, đây là những điều tối thiểu. Dĩ nhiên nó là cái xương sống, chưa đủ toàn bộ để giúp cho mọi người làm tốt nhất nhưng chắc chắn phải biết và cố gắng nắm vững nhất có thể! Vì thế, nhiều khi mọi người đi làm thuê hay làm 1 mảng, cứ nghĩ rằng “ồ mình cũng có thể nhập hàng về bán, quản lý 1 team và nuôi mộng làm giàu!”

Nhưng đời không như mơ. Làm 1 việc giỏi không có nghĩa là làm chủ giỏi!

Nguồn: Nguyễn Viết

Tags: Startup
← Bài trước Bài sau →