Gọi vốn “khủng” không đồng nghĩa với khởi nghiệp thành công

Hầu hết Startup đều nghĩ rằng, có ý tưởng độc đáo, được nhiều nhà đầu tư biết đến và gọi được vốn đầu tư là những yếu tố bảo chứng cho thành công, nhưng trên thực tế là chưa đủ.

“Khi khởi nghiệp, các bạn chủ yếu chia sẻ rằng, có ý tưởng rất hay. Nhưng ở thung lũng Silicon, ý tưởng là thứ rẻ nhất. Ý tưởng mà không biến được thành sản phẩm hay dịch vụ được nhiều người sử dụng, thì không có giá trị gì cả”. Đây là phát ngôn từng gây sốc của Trần Việt Hùng, nhà sáng lập, kiêm CEO GotIt! vào năm 2016.

Đến nay, sau 6 năm, thực tế này vẫn đang diễn ra. Nhiều người cho rằng, startup là một công ty trẻ đã phát triển một ý tưởng kinh doanh độc đáo, nhằm tạo ra tác động tức thì và chiếm lĩnh thị trường, nhưng đó là một lầm tưởng nghiêm trọng. Họ tin vào quan niệm sai lầm này, vì những thành công của startup thường được mô phỏng theo những “ngôi sao Kỳ lân” như Mark Zuckerburg, Larry Page, Elon Musk, Jack Ma…

Ông Shawn Miller, nhà sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành SizeWize (ứng dụng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán quần áo trực tuyến) chỉ ra rằng, lý do chính đằng sau thành công của các “ngôi sao Kỳ lân” nói trên nằm ở mô hình kinh doanh, định vị sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, chứ không chỉ là sự độc đáo trong ý tưởng.

Bài viết liên quan: TGDD- Anh Tài nói về vĩ mô - vi mô - hành động cụ thể cho doanh nghiệp

Ví dụ, Facebook không phải là mạng xã hội đầu tiên, mà là bản sao của House System và Myspace. Google không phải là công cụ tìm kiếm đầu tiên, mà Overture đã làm trước đó… Điều đó cho thấy, ý tưởng khởi nghiệp cần được đánh thức bằng những hành động cụ thể và nó chỉ có giá trị khi được kết hợp với quá trình triển khai hiệu quả để người tiêu dùng nhận ra, đó là sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn sử dụng nhất.

Lầm tưởng thứ hai mà nhiều startup mắc phải là “hữu xạ tự nhiên hương”. Nhiều startup đã xây dựng công ty trong nhiều năm, đầu tư thời gian, năng lượng và tin rằng, các nhà đầu tư sẽ nhận thấy sự chăm chỉ này. Nhưng trên thực tế, nếu chỉ tập trung vào xây dựng sản phẩm rồi đưa ra thị trường mà không có bất kỳ chương trình, hoạt động tương tác nào với người tiêu dùng, thì sản phẩm/dịch vụ đó có thể thất bại. “Là một doanh nhân và người sáng lập công ty khởi nghiệp, hầu hết thời gian của bạn cần được đầu tư vào sản phẩm và truyền bá ý tưởng về sản phẩm như thường xuyên nói chuyện với khách hàng mục tiêu để hiểu vấn đề và kỳ vọng của họ, thậm chí là tìm hiểu lý do tại sao họ sẽ nói không với sản phẩm, dịch vụ của mình, rồi tập trung giải quyết những vấn đề đó”, ông Shawn Miller chia sẻ.

Lầm tưởng phổ biến thứ ba của các startup là dành quá nhiều thời gian vào việc huy động vốn, thậm chí mong muốn tìm kiếm được nhà đầu tư rót tiền trước khi bản thân các nhà sáng lập tự đầu tư vào chính công ty của mình. Khi tiếp xúc với nhiều nhà sáng lập startup ở Việt Nam, bà Hoàng Thị Kim Dung, chuyên viên tư vấn đầu tư tại Genesia Ventures cảm thấy “xót” cho các startup khi họ đang phải dành quá nhiều thời gian cho việc gọi vốn. Bà Dung tin rằng, gọi vốn không phải là mục tiêu của khởi nghiệp và việc có được một vòng gọi vốn “khủng” chắc chắn không phải là bảo chứng cho sự thành công. Theo bà, start-up chỉ nên dành 5% nguồn lực trong việc gọi vốn.

Event hàng tuần của group Growth Mastermind

“Startup Việt cần có những cách làm khác biệt, hiệu quả hơn để có thể tiếp cận dòng vốn đầu tư nhanh hơn. Từ đó, đội ngũ có thể có thêm nhiều thời gian để tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hơn cả, là phát triển sản phẩm và kinh doanh”, bà Dung chia sẻ.

 DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CẦN LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng các công cụ phái sinh, tối ưu quy trình vận hành nội bộ để hạn chế rủi ro về tỷ giá. Ví dụ tôi là chủ một doanh nghiệp có kinh doanh ẩm thực ở Việt Nam và Nhật Bản. Với quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp của tôi không tránh khỏi các tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty do các biến động từ kinh tế vĩ mô thế giới.

Cụ thể, từ đầu năm yên Nhật mất giá khoảng 19.4% so với USD, điều này khiến việc chuyển các khoản doanh thu về Việt Nam bị hao hụt. Theo đó, khi đồng yên rớt giá, người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật cũng sẽ thiệt hại khoảng 50-100 triệu đồng Việt Nam.

Bài viết liên quan: Làm việc với nhau trong startup

Theo chuyên gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi có thể làm gì để hạn chế các rủi ro về biến động tỷ giá?

Chuyên gia trả lời:

Từ đầu năm, đồng yên (JPY) đã mất giá 19,4% so với USD, vượt mức giảm lịch sử năm 1979 là 19,1%. Sáng 6/9, JPY tiếp tục giảm 0,2% so với USD. Hiện mỗi USD đổi được 143,14 JPY.

Việc trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán trong tháng này càng làm tăng khoảng cách về lợi suất giữa trái phiếu Nhật Bản và Mỹ, từ đó kéo USD lên cao và đẩy JPY xuống đáy 24 năm. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sự mất giá của đồng yen cũng làm gia tăng lạm phát ở đất nước mặt trời mọc vượt mức 3%, cao hơn nhiều so với mức lạm phát mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đề ra. Không chỉ riêng tại Nhật Bản, từ đầu năm đến nay, đồng USD đã đội giá hơn 10% so với các đồng tiền chủ chốt khác. Đà leo thang của USD tạo ra các thách thức không nhỏ đối với kinh tế vĩ mô và tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên thế giới.

 

Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kinh doanh quốc tế sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong biến động tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh. Theo ý kiến từ các chuyên gia One IBC, để hạn chế rủi ro về biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Sử dụng các công cụ phái sinh: Các công cụ phái sinh được sử dụng như một loại bảo hiểm khi thực hiện giao thương quốc tế. Các công cụ này cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển giao trực tiếp các rủi ro tài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ró đó. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các loại hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi,... mỗi công cụ khác nhau sẽ có một cách sử dụng phù hợp với từng hoàn cảnh và tình huống của doanh nghiệp.

  • Tăng dự trữ USD: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng cách dự trữ USD không chỉ để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá mà còn để sinh lời ngay cả khi không hoạt động kinh doanh. Ví dụ, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự trữ hơn 1,4 tỷ USD tiền mặt với lãi tiền gửi trong quý I, 2022 là 540 tỷ đồng. Đi kèm với lãi suất ngân hàng là việc USD tăng giá, khiến giá trị khoản tiền tăng lên và giảm rủi ro lạm phát khi kinh doanh quốc tế.

Việc luôn tìm hiểu các chính sách mới và dự phòng cho những thay đổi liên tục của thị trường sẽ luôn là điều nên làm để giảm thiểu tất cả những rủi ro tiềm tàng. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững ngoài việc giải quyết những tác động bên ngoài, thì doanh nghiệp có thể tập trung hoàn thiện các yếu tố nội tại có thể kể đến như: cải tiến quy trình vận hành, kinh doanh, tinh giản bộ máy,... sẽ là kim bài giúp doanh nghiệp đi đường dài và vững chãi trước những biến động và rủi ro.

Với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, quá trình sử dụng các công cụ phái sinh hay cải tiến quy trình nội bộ sẽ gặp không ít khó khăn. Do đó, việc nhờ đến một công ty tư vấn dịch vụ doanh nghiệp là giải pháp được một số doanh nghiệp lựa chọn.

Cụ thể, đơn vị tư vấn dịch vụ doanh nghiệp sẽ giúp các công ty vừa và nhỏ giải các "bài toán" liên quan đến một số vấn đề bao gồm: giải pháp marketing, tư vấn về thuế, kế toán, kiểm toán, giải pháp thuê văn phòng,... Điều này cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền và hạn chế rủi ro biến động tỷ giá đến mức tối thiểu.

Nguồn: Trần Thị Hồng Hạnh

← Bài trước Bài sau →