2023, Tổng quan thị trường của nhà kinh doanh Online sẽ như thế nào?
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
Nhìn chung thì "Tổng đơn hàng Online của thị trường" sẽ tăng ~25% - 30%, vì ngày càng có nhiều nhà bán online: bán truyền thống lên online; nhân viên văn phòng/ mẹ nội trợ/ ông bán đam mê/ sinh viên ... kiếm thêm thu nhập online, người nổi tiếng (KOL/KOC/Influencer) thì cũng kinh doanh Online để tăng thu nhập bền chắc.
Do đó, các Shop / Các sàn có thấy đơn hàng của mình ít đi, thì không phải do đơn hàng tự nhiên sinh ra rồi mất - mà nó chỉ phân bố từ Shop này sang Shop khác, hoặc từ Sàn này qua Sân khác thôi ... vì rào cản thâm nhập kinh doanh Online dễ quá, nên đa phần (cá nhân) nghĩ dễ ăn, mà đâu có biết "dễ ăn hành" mới đúng.
Online đa phần là cuộc cạnh tranh của các ông lớn nền tảng nhiều tiền, để có được "thời gian hoặc đơn hàng" của người dùng, vậy biết thêm về hướng các nền tảng sắp tới - ít nhất cũng giúp chúng ta tăng cơ hội WIN:
1. Cửa hàng Offline:
Giảm mạnh lượng khách hàng vãng lai ở SG - HN là chắc rồi. Nhóm này đông nhất ngày càng có nhiều ở trung tâm thương mại hơn là ở ngoài đường. Nên các cửa hàng Offline dần dần chuyển thành chỗ để "Branding" làm cửa hàng trải nghiệm, tạo uy tín nhãn hàng & điểm Fulfillment: đóng gói, giao hàng, làm kho... không chỉ dừng lại ở 1 cửa hàng đơn thuần.
*Các khách hàng tìm đến, đa phần cũng do sự nhận biết ở trên Online từ trước đó và đến cửa hàng trải nghiệm lần đầu hoặc hốt đồ sales... còn lần thứ 3 trở đi, thì người trẻ có xu hướng chốt đơn online luôn cho tiện.
2. Social Commerce:
Chat chốt đơn ở các kênh Facebook fanpage, Messenger, Instagram... đơn hàng vẫn cao, nhưng khó tăng trưởng, vì chi phí quảng cáo tiếp cận cao, chi phí/ mỗi khách hàng càng cao và lượng Reach tự nhiên cho bán hàng lại rất thấp. Chỉ có pages "hóng chuyện", Profile cá nhân, Group cộng đồng thì ổn định hơn chút.
TikTok giúp nhà bán tăng lượng tiếp cận về thương hiệu thì chắc rồi. còn về "nhận diện & ghi nhớ" thương hiệu thì chưa chắc... vì nó quá nhiều nội dung nhanh + ngắn, coi tầm 30 phút... chẳng nhớ được gì nhiều, nhưng để tiếp cận giới trẻ thì đây là kênh phải làm & kiên trì làm đều, mới ra kết quả.
Tip mình nghe từ mấy người em, muốn nổi bật trên TikTok --> chịu khó diễn "Lố lên những gì mình đang nổi bật", tỷ lệ lên xu hướng chắc thường xuyên hơn. Với xu hướng Video ngắn: thì ko chỉ có mỗi TikTok, các bạn cũng có thể chỉnh sửa phù hợp, Reup lại trên FB Reels & YouTube Short, một công ba việc.
Bài viết liên quan: Điểm qua 10 loại Fomo của 2022
Zalo - chat chốt đơn: ngoài bán sỉ chắc chỉ hợp trong mấy Group chung cư & gần đây thì các nhân viên cửa hàng tiện lợi/ thời trang khu phố ở Tỉnh cũng được "đào tạo" xin số khách hàng kết bạn, rồi gửi thông tin khuyến mãi tới từng gia đình để chăm sóc, chạy số KPI.
Tiktok có tính năng chat chốt đơn sớm thôi, hỗ trợ nhà bán như các sàn.
3. Sàn Thương mại điện tử (Shopee/ Lazada/ Tiki & TikTok Shop):
Cạnh tranh quyết liệt, chèo kéo nhà bán lẫn người mua... cùng nhau xài tiền, chốt giảm giá.
- Shopee, tuy yếu tiền hơn trước nhưng đơn hàng vẫn số 1:, vì traffic mua hàng khủng và thói quen săn sales người tiêu dùng cả nước. Nhà bán tuy cắt máu vì các loại chi phí, chiết khấu, freeship... nhưng ít ra vẫn còn có đơn, có doanh thu vận hành, có khách hàng.
- Lazada đang tận dụng cơ hội Shopee cắt cost, bung mạnh các chương trình Branding, khuyến mãi, kết hợp tại với nhà bán để lấy thị phần với Shopee. Tiền núi từ Alibaba + sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất TQ thì có gì ngại nữa, đây là thời cơ hiếm có nhất trong 5 năm qua rồi. Nhà bán hàng có thương hiệu, tranh thủ hợp tác đẩy số, đẩy Brand thôi...
- Thế lực lên nhanh như điện hiện tại đang là TikTokShop, với sự kết hợp giữa Social giải trí & mua sắm: tạo sóng mạnh xu hướng Shoppertaiment. Một nền tảng có trong tay tất cả từ Traffic, thời gian người dùng, nhà bán hàng, mua sắm tiện lợi + Tiền núi + Sức hút của các fan của KOL/KOC/Influencer/ Reviewer/ trai xinh, gái đẹp... không làm vua một cõi thị trường mới là lạ.
- Nhìn "thơm" vậy, nhưng không chắc "ngon" cho nhà bán đâu, nhào vô đi rồi mới biết, người ôm đầu máu vì chi phí đầu tư xây kênh, khuyến mãi, booking reviewer cũng không ít. Bạn thấy 1 số idol khoe doanh số 1-2 tỷ, mà bạn đâu biết họ phải trả giá mặn những gì đâu.
- Tiki làm sàn mệt lắm rồi: chắc bán sách & và chú tâm mảng làm logistic, fulfillment cho các thương hiệu lớn, vì đã có kinh nghiệm vận hành số lượng đơn hàng khủng.
Điều gì bạn cần lưu ý khi bán với sàn:
1. Sẽ còn tăng phí nữa, nhiều loại phí cắt máu khác nhau.
2. Mặc dù là khách của bạn, nhưng việc thu thập Data khách hàng trên sàn quá mất công & khó, muốn bán lại, giới thiệu mẫu mới - để kiếm lời cũng khó hơn.
3. Seller TQ ngày càng nhiều, sản phẩm giá rẻ/ đa dạng/ mẫu mã đẹp, phí ship từ TQ-> SG còn rẽ hơn từ HN-SG, đến 60 tỉnh thành khác cũng vẫn rẽ.
Đã vậy lại còn làm hình ảnh/ video đẹp, mẫu xinh thôi rồi
- Xu hướng chung để bớt cắt máu mình thấy các thương hiệu hàng đầu đang làm như hình.
4. Bán Livestream:
- Live với Sàn TMĐT nào cũng đang đẩy mạnh hình thức này. Đầu tư người Live, xả voucher khuyến mãi... chỉ cần Brands chịu chơi thì họ cũng chịu chi.
- Bán hàng Livestream để chốt đơn đa kênh và phối hợp bán hàng/ Affiliate giữa nhà bán & KOC chắc chắn ngày càng phổ biến, tăng trưởng như bão. KOC có thêm thu nhập, nhà bán có thêm đầu ra sản phẩm - được lãi nhẹ cái niềm tin thương hiệu. Nhưng xét về Win-Win : thì game này KOC - KOL có tỷ lệ Win nhiều hơn, chứ nhà bán thì ít người được lời trực tiếp lắm.
- Bán Live trên Facebook cũng còn có ăn lắm, như hình là 1 Brands bán live bán 8000 đơn/ ngày : đang quản trị các phòng ban phối hợp qua màn hình.
Các công ty Media TQ cũng đang tìm đường qua Việt Nam để mua lại các công ty Media, quản lý KOC hay MNC. ---> rồi cũng dần bán hàng TQ cạnh tranh với chính nhãn hàng Việt.
Ví dụ bán cùng lúc 6-7 quốc gia Đông Nam Á.
5. Các Super App & Mini App tích hợp:
Chắc hợp cho mỗi ngành F&B, thực phẩm khô và dịch vụ nhanh, hoặc để quảng cáo thương hiệu là chính.
6. Website thương hiệu & web thương mại điện tử của của doanh nghiệp:
Theo xu hướng của các chuỗi bán lẻ & thương hiệu D2C... mình còn nghĩ nó sẽ tăng trưởng trong thời gian tới. Theo khảo sát các nhà bán có tiếng sống bền bên mình thì số đơn Web thường bằng 2/3 tổng số đơn sàn. Website thì đi liền với Google, AOV đơn hàng cao hơn các kênh khác (do bán đồ công nghệ, hoặc đồ thương hiệu), lại linh hoạt hình thức vận chuyển, thanh toán (bây giờ mua nợ cũng được).
Nhà phân phối hàng công nghệ, chuỗi bán lẻ, hay các thương hiệu Local Brands danh tiếng ...Linh động lên Camp khuyến mãi không phụ thuộc vào Camp của thị trường, dễ dàng làm Camp cho một cộng đồng Fan nhỏ, Và quan trọng là 0% chi phí chiết khấu cho sàn & Brands xây dựng được tập data khách hàng mua nhiều để tận dụng tăng số bán.
Bài viết liên quan: SME nên học những gì đầu 2023?
*Đây không phải là kênh dành cho người mới bắt đầu bán online, nó thiên về hướng thương hiệu & đầu tư kinh doanh lâu dài.
PS: Giải pháp cho nhà bán phù hợp cho 2023 là hiểu các kênh và tận dụng các kênh, từ đó hướng đến bán cross-channel (kéo khách từ kênh này qua kênh khác - cụ thể kéo về nhà của bạn, kênh bạn đang sở hữu), chứ bán lệ thuộc vào sàn, social... thì bị mất máu vào quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu cũng đuối.
* Mỗi kênh bán phù hợp với từng phân khúc, từng ngành hàng riêng biệt... từng khả năng tài chính, nguồn lực, kiến thức của mỗi nhà kinh doanh, doanh nghiệp... không ai làm tốt hết toàn bộ được đâu các bạn, nên chọn lựa kênh phù hợp, học tập cách làm hiệu quả & đừng FOMO.
Nguồn: Anh Nguyen Manh Tan