SME nên học những gì đầu 2023?
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
Mình sẽ không nói về những kĩ thuật Marketing/ sale/ Ecom như Livestream, Ads, Sàn...vì các bạn Việt Nam rất giỏi những môn đòi hỏi nhanh tay nhanh mắt như thế. Mình nói về những thứ có vẻ cũ kỹ và chậm hơn, nhưng lại là cốt lõi để tránh những thất bát như 21-22
1. QUẢN TRỊ
Đa số SME xuất thân từ nhân viên hoặc tay ngang ra kinh doanh, bề dày quản trị chưa có, hoặc do công ty tăng trưởng quá nóng dẫn đến bị hổng năng lực. Điều này ko hẳn đã dở vì khi thị trường đang ngon, cứ lao vào thật nhanh, không bị ràng bởi các quy tắc sẽ đạt tới đích sớm hơn. Nhưng khi thị trường xấu, việc vi phạm quy tắc quản trị sẽ khiến mọi người rơi vào những tình huống nguy hiểm mà đáng ra có thể tránh
Ví dụ:
- Lúc đang bán ngon cứ mạnh tay nhập hàng số lượng lớn, thậm chí thiếu tiền thì đi vay nóng để nhập, rồi đẩy đơn bằng ads/ livestream. Cách này khiến vòng quay hàng hoá rất nhanh, tiền thu về liên tục và lãi trên vốn cực cao
- Nhưng khi hết ngon rồi thì hàng hoá là đống nợ, lãi trở thành áp lực. Và sa lầy
Sai ở đâu? Các bạn không coi trọng quản trị P&L , quản trị rủi ro và quản trị vốn- những cái này công ty bài bản phải làm rất kỹ. 1 phần nữa là dự báo kém nên hay lao vào những cơn sóng khi đã cao tới quá đầu
- Lúc đang kinh doanh ngon cứ mạnh tay tuyển dụng, tăng lương, thưởng nóng, mở rộng văn phòng, mua sắm đồ xịn...cty Sme mà hoành tráng ko kém tập đoàn lớn, trở thành hình mẫu cho cả ngành.
Nhưng khi hết ngon rồi thì nợ lương, bóc phốt, cắt giảm ồ ạt, kiện tụng.... Và sa lầy
Sai ở đâu? Các bạn không coi trọng quản trị nhân lực và xây dựng văn hoá + giá trị cốt lõi. Các sếp tự dưng cầm nhiều tiền và được tung hô thì cứ phóng tay ko tiếc tiền để thu phục lòng người. Công ty có cái vỏ bóng đẹp nhưng cái lõi không tốt tương xứng. Đến 1 ngày cái vỏ vỡ ra thì lõi cũng chẳng còn
- Lúc đang bán ngon cứ mạnh tay thử hết kênh này kênh kia, hàng này hàng nọ...bỏ qua các lời khuyên về sự mất tập trung. Cách này khiến quy mô phình ra rất nhanh đến mức ko kiểm soát được. Rồi 1 ngày trả giá
Sai ở đâu? Các bạn không coi trọng quản trị chiến lược. Việc mở rộng phải tuân thủ chiến lược và có kế hoạch chi tiết để biết khi nào tiến lùi, khi nào cắt lỗ, chứ không thể tùy hứng. 1 phần nữa là sự tin tưởng thái quá vào bản thân lẫn team mà quên mất rằng ai rồi cũng sẽ khác
...Quản trị ko khó học nhưng không học 1 lần mà xong. Phải học cả đời, học rồi hành rồi trả giá mới thấm. Cách học hay nhất là tìm doanh nghiệp nào có quy mô gấp 4 mình mà học - vì họ trải qua các bài toán mà mình đang và sẽ sẽ đối mặt; hạn chế học ô gấp 400, 4000 lần mình. 1 cách học nữa là đi vào mấy hội nhóm doanh nghiệp cùng ngành đang làm ngon hơn mình rồi tìm cơ hội hợp tác sâu
Quản trị cần thời gian để thấm. Cuốn sách mình đọc hôm nay thấy vớ vẩn nhưng 3 năm sau lại thấy hữu ích; lời khuyên hôm nay không đáng nghe nhưng 6 tháng sau thật chí lý. Vì thế mỗi ngày nên dành 1 tiếng vừa học vừa ngẫm thì từ từ level sẽ lên
2. ĐẦU TƯ
Mình vẫn nhớ bài học ngày đầu startup: hồi 2008-2010, công ty may mắn có nhiều hợp đồng nên bắt đầu có cashflow khá ổn ( lãi ko nhiều - nhưng chú ý là cashflow ngon là được). Đáng ra nên dùng số tiền đó mua tài sản (ví dụ nhà ở Sài Gòn làm văn phòng khi đó không quá đắt) thì công ty lại đầu tư vào tiêu sản: sửa văn phòng, mua máy, xe, góp vốn vào các dự án startup rủi ro. Kết quả là những đồng tiền làm ra bay biến hết
2020-2022 mình chứng kiến nhiều bạn đang kinh doanh/ đi làm ngon lại nướng hết vào coin, chứng, hoặc nhiều người kẹt trong đất. Từ chỗ đang xông xênh bỗng chông chênh
2023 việc giữ tiền sẽ khó hơn thì việc làm đồng tiền sinh lãi càng khó nữa.
Các sai lầm mọi người hay mắc phải
- Fomo: MXH làm thành công của mọi người xung quanh khiến ta dễ nóng ruột hơn
- Ảo tưởng: khi kiếm tiền dc 1 mảng thì dễ ảo tưởng là mọi mảng đều dễ
- Lười: anh em hay xem tiktok, đọc bài KOL hay vào các group để hóng chứ ít khi học đầu tư nghiêm túc; trong khi đầu tư đòi hỏi độ chắc tay
- Nhìn màu hồng: toàn thấy người ta lãi mà hứng chứ ko thấy góc khuất
- Chọn sai người: bị cuốn vào các nhân vật đầy cảm hứng hơn là những người lowkey
....
Đã làm doanh nghiệp thì nên hiểu và giỏi Đầu tư. Nên dù khó thì vẫn phải học. Hãy tìm những người giỏi và đang làm thật để theo học, và dành 1 khoản vốn an toàn để chơi
Bài viết liên quan: Khởi nghiệp trên tiktok
3. CỘNG SINH
Game khó thì càng phải cộng sinh, và càng phải hiểu luật. Mình thấy nhiều bạn rất dễ làm ăn với người lạ sau vài kèo nhậu, thỏa thuận quá đơn giản bằng miệng. Rồi trong công ty thì giao kèo với nhau không có cam kết hay KPI gì. Tất cả những cái đó sẽ kéo lùi mọi người lại
Covid kéo các bạn kinh doanh xích lại gần nhau hơn. Nhiều nhóm đã cho thấy hiệu quả rõ rành. Nhiều bạn đã phất lên nhờ biết cộng sinh với các tay to
Như thế nào?
- Theo chuỗi giá trị: thay vì ôm mọi thứ thì nên làm tốt cái lõi rồi cộng sinh với các ông khác để hoàn chỉnh dịch vụ
- Theo dự án: thay vì các hứa hẹn xa vời thì làm trên từng dự án có deadline KPI P&L
- Theo tập khách hàng: thay vì lan man thì chọn vài doanh nghiệp có chung tập khách hàng, chung giá trị để đi sâu
- Theo hệ thống: tận dụng các bạn đã có hệ thống sẵn mà nương. Ví dd làm web Ecom thì cứ Haravan, vấn đề không phải cái web mà cả 1 chuỗi các sản phẩm dịch vụ đi kèm
- Theo mô hình: chọn đối tác có mô hình bổ trợ nhau và scale theo chiều ngang. Ví dụ ông làm content thì chơi với ô làm khoá học/ phần mềm, đỡ bao việc
....
Có 3 cấp độ học
1. HỌC ĐỂ LẤY Ý TƯỞNG
Thật may là các group facebook và các anh em doanh nghiệp đang chia sẻ rất nhiệt tình về đủ thứ đã và sẽ quan trọng. Ví dụ: ông Nguyễn Ngọc Tuấn nói về Larksuite, mình nghe riết cũng thử áp dụng vào doanh nghiệp thấy rất ổn mà lại free. Rồi nghe anh em nói riết về Tiktok mình cũng thử lập kênh và thấy thú vị
Đa số Ý tưởng sẽ đến bất chợt và hữu duyên sẽ gặp. Vì thế mình tham gia nhiều group, đi nhiều event (kể cả cafe lẫn nhậu), và follow các bạn hay chia sẻ.
A1Demy xuất phát ý tưởng từ những quan sát của mình với cách làm từ ATP software, Kt.city, Ladipage, Imgroup..chứ trước đó mình không hề có kinh nghiệm gì về việc viết sách hay tổ chức event. Mình đã tiết kiệm vài năm và tiền tỉ mày mò chỉ với việc quan sát như thế
Tất nhiên ý tưởng không thành công ngay lập tức được mà cần quá trình test hoặc làm quy mô nhỏ. Duy trì sự tò mò và thói quen phân tích sẽ làm ta tiếp nhận ý tưởng nhanh hơn và triển khai mạch lạc hơn
Bài viết liên quan: Đi tìm điểm hòa hợp
2. HỌC ĐỂ ÁP DỤNG
Có những cái không khó như làm tiktok, chạy ads thì đi học hoặc đọc tài liệu. Những cái rất khó, tốt nhất là kiếm người nào giỏi vừa trả phí vừa nhờ họ giám sát giúp.
Ví dụ: mình thấy Larksuite áp dụng cho quản lý doanh nghiệp rất hay, nhưng nhiều bạn mò mẫm chắc mất cả tháng. Vậy thôi kiếm ông nào giỏi trong group đó rồi đặt vấn đề trả phí luôn, vừa nhanh vừa có lợi cho nhau
Các khóa học dài ngày ít khi áp dụng được nhiều vì giáo trình hơi dài dòng, ko sát thực tế, và có thể lạc hậu. Nên tìm các khóa ngắn, thực chiến và tuyển thêm các anh em biết cơ bản để cùng làm sẽ tốt hơn
Ví dụ: hồi 2019 công ty mình làm mảng Data analytics thì mình cũng chưa biết gì về cái này. Bèn kiếm mấy người bạn đang làm nhiều ngồi nghe chia sẻ rồi tuyển mấy đàn em nhiệt tình chịu học về cùng làm, mấy tháng cũng form xong team và bắt đầu kinh doanh ổn. Chứ mấy bạn đi học các khoá dài ngày về xong cũng không có thực tế, lại xin qua công ty mình thực tập - khá phí
Học để áp dụng thì cần biết chắt lọc. Ví dụ nhiều người đang nói về Marketing automation nhưng không phải mô hình nào cũng áp dụng hiệu quả được, và không phải tool nào cũng ngon như lời đồn. Vì thế chịu khó nghe, phân tích và phản biện trước khi quyết định học. Chứ đừng có thần thánh quá cái gì
3. HỌC ĐỂ ĐỠ SỢ
Nhiều anh em sau vài năm làm tốt bắt đầu sợ mình lạc hậu bèn đi học đủ thứ. Cũng ok thôi nhưng không cần sợ quá như thế. Người làm tốt tức là đã có năng lực lẫn kiến thức trong đầu rồi, chẳng qua chưa gọi tên cụ thể ra thôi. Mình thấy có những khoá học tới cả trăm, vài trăm củ, mình khá hoài nghi về khả năng áp dụng. Nếu 100 củ thì mình sẽ chọn cách trả 30 củ mỗi tháng cho 1 ông nào đó đang thực chiến cái đó để cùng làm với team
Để đỡ sợ thì phải chọn được thầy mà học, chứ chọn sai thầy thì lại hoang mang thêm. Nhiều khoá/ thầy mình thấy quảng cáo rất chợ, nhìn profile rất lôm côm và giáo trình nặng tính bày vẽ mà ko hiểu sao anh em vẫn đi học. Có lẽ các chủ doanh nghiệp cần sàng lọc kỹ hơn và đầu tư việc học đúng chỗ hơn
Ngoài việc đi học thì ả nên chú trọng đào tạo nội bộ trong công ty. Có nhiều kiến thức thay vì trả tiền ra bên ngoài thì kiếm đứa nào trong công ty trả tiền cho nó để đào tạo bạn, vừa vui vừa đoàn kết.
....
Nguồn: Anh Lê Anh Tuấn