Xu Hướng D2C Trên Sàn Thương Mại Điện Tử
- Người viết: Anh Dao lúc
- Tin tức
Có 5 lý do dẫn đến xu hướng D2C trên sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT)
1. Tiktok 2022 quá cháy
Những năm trước facebook, tiktok cũng đã tạo lên một đợt bùng traffic đổ về sàn và shopee phát triển cực kì mạnh mẽ giữa 2021 đến đầu 2022 Tuy nhiên affiliate hay traffic từ nền tảng Social về tới sàn thì cũng chỉ có CTR đến 10% là cùng do đó vẫn còn rất nhiều đối tượng chưa mua hàng trên sàn TMĐT . Shopee với 80 Triệu Traffic tháng trên Web và x10 lần trên app đâu đó có 1 Tỷ traffic tuy nhiên không có số liệu chính xác số khách hàng active hàng tháng nếu ước chường mỗi người truy cập shopee 70-100 lần ( bật app ,vào web / tháng thì có 10-15 Triệu user).
Tiktok shop ra đời cùng với Traffic vô biên của tiktok khoảng 50 Triệu /78 triệu Người dùng internet tại Việt Nam. Tiktok đã mở rộng tệp khách hàng lên rất nhiều so với trước đây chỉ quảng cáo từ Facebook, tiktok về các sàn TMĐT (rớt CTR).
Và tất nhiên việc ra đời Tiktok Shop, thì việc educate hành vi mua hàng của những đối tượng mới này bằng Freeship, bằng voucher khủng đặc biệt trong các phiên live cắt máu của nhãn hàng. Tiktok Bơm thêm tiền giúp cho người mua không thể không xuống tiền bởi quá hời.
Mình cũng từng mua hàng của Shop bạn mình trên Tiktok thay vì nhắn cho chủ shop quen biết để mua với giá hời vì Giá mua trên Tiktok được trợ còn rẻ hơn cả giá gốc của sản phẩm lại còn miễn phí ship nữa.
2. Sàn TMĐT - Cơ hội bán hàng tới từng người dân, các đại lý phân phối ngày càng mất đi tầm ảnh hưởng
Khi mà trước đây Phải xây dựng hệ thống nhiều năm Đại lý Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 từng địa phương, nhân sự sale vùng nhân sự thực địa. Hay đối với chị em Boss đi làm sự kiện cả ngàn người xây dựng hệ thống mất thời gian dài.
Thì hiện nay với Tiktok, Shopee, Lazada, bất kì một sản phẩm mới nào đều có “Cơ hội” tiếp cận Full 50 Triệu khách hàng tiềm năng trên khắp cái Việt Nam này sau 1 đêm. Tất nhiên là không phải ai cũng làm được và không phải ai cũng làm được Tốt.
Lâu rồi mình có xem trên Tiktok có rất nhiều sỉ, đại lý phốt 1 bên kem trắng răng Zen bán cho đại lý giá ... rồi tự lên livestream tiktok bán rẻ hơn xx%
Hôm trước thì có phốt 1 sản phẩm rất nổi tiếng chiết khấu cao nhất đại lý 40% nhưng lại để cho Hot KOL livestream mua 1 tặng 1. Chẳng lẽ đại lý lại mua lại để về bán
Thực sự đại lý có đang bị phản bội. Mình không rõ điều khoản đại lý của các nhãn như thế nào, nhưng thực sự là xác định các bên trung gian, các đại lý sẽ bị phản bội, bị đâm trong tương lai nhiều hơn nữa.
Trước đây 2018 mình cũng phân phối đồ trẻ em tới hơn 100 đại lý và cũng mất gần 6 tháng để thông báo với các đại lý rằng ko kí mới hợp đồng vì mình sẽ bán sàn và không cam kết giữ giá. Tất cả đại lý muốn gửi lại hàng mình nhập lại hoàn toàn với giá bán và từ đó đến nay mình bán hàng trăm ngàn sản phẩm cũng thẳng tới khách hàng không thông qua đại lý.
Vì đơn giản Nhãn cũng phải sống, nếu không thay đổi thì ôm nhau chết. Các ông lớn cũng phải tự lo cho mình khi mình thấy bên Sun/Kang gấp rút lên làm sàn khi bán phân phối nồi chiên không dầu trong Điện Máy Xanh (ĐMX) với giá 3triệu - 4triệu và bây giờ ĐMX tự OEM ra nhãn AVA Nồi chiên không dầu bán với giá 1-2tr Rẻ hơn 1 nửa tất nhiên bạn biết cái nào sẽ trưng bày vị trí đẹp ở cửa hàng rồi đấy (và online cũng vậy).
3. Câu chuyện cha chung không ai khóc, bây giờ là Phân phối thì ai làm Traffic, ai đi làm marketing cho bán hàng trên kênh Online
Trước đây thì làm marketing ngân sách lớn booking người nổi tiếng, TVC mua slot Tivi rồi OOH biển hiệu ngoài trời. Nhưng chi phí ngày càng cao hiệu quả thấp gánh hết vào giá bán, mà bây giờ thì 500 ông OEM ra ngõ là gặp mấy ông loi nhoi nhỏ tí chỉ tập trung online không chơi các thể loại tốn tiền kia và tất nhiên bán giá hợp lý hơn.
Việc Marketing trực tiếp ví dụ Affiliate Tiktok shop hay booking video youtube, tiktok , facebook real thì vấp phải vấn đề là Ai chi tiền và Link đổ về đâu.
Nếu Chủ nhãn làm thì tốt quá các đại lý chỉ việc hứng. Tuy nhiên như đã nói ở trên chi phí cao và càng ngày càng ít hiệu quả. Còn 100 đại lý bán cùng 1 sản phẩm thì xin lỗi họ đều vừa làm vừa rén, sợ mình đi làm traffic cho thằng khác, chả làm gì bán rẻ hơn tí húp.
Dẫn đến là chả ai chịu đi cầy traffic cả, không ông nào chịu đi làm content tâm lý này dẫn đến độ hiệu quả về mặt traffic sẽ không bằng 1 ông duy nhất.
Khi chỉ có 1 mình bạn bán sp đó, nhãn hàng đó thì tất nhiên việc đầu tư marketing, traffic sẽ thoải mái hơn. Ví dụ: như mình làm traffic cho chiếc máy in hộp phấn H11 Bơm 30 video mà đơn ra lèo teo vẫn cứ đâm tiếp và sau 6 tháng video tự dưng ăn lại đề xuất đơn lên chiu chíu lúc đó tiền mới về.
Còn nếu mình làm phân phối chiếc máy in hộp phấn H11 cắt cho đại lý 20% ví dụ giá đại lý 1tr Mình bán 800K giá gốc 700K chẳng hạn. Bán giá 1tr càng đắt chuyển đổi càng khó. Họ ko marketing mà mình làm thì ôi thôi lỗ trong khi đại lý ngồi đợi thôi khi nào có traffic thì nhập hàng không thì nhập hàng hãng khác, ông nào ngon tôi bán ông nào ế thì thôi, do vậy ế lại càng ế.
4. Lý thuyết trò chơi
Lịch sử của lý thuyết này như sau Hai kẻ bị tình nghi là tội phạm bị cảnh sát bắt. Cảnh sát không có đủ chứng cớ để kết án họ, và đã cách ly họ. Cảnh sát gặp từng người một và làm cùng thoả thuận: nếu một người đổ tội mà người kia im lặng, người im lặng sẽ bị phạt 10 năm tù và người đổ tội sẽ được thả tự do. Nếu cả hai đều im lặng, cảnh sát chỉ phạt được mỗi tù nhân 6 tháng tù vì một tội nhỏ khác. Nếu cả hai đều phản bội, đổ tội cho đối phương, mỗi người sẽ bị phạt 2 năm.
Và kết quả luôn không phải tốt nhất là 2 người im lặng để chỉ phạt 6 tháng mà luôn lại là cả 2 phản bộ để cả 2 cùng tù 2 năm.
Lý thuyết trò chơi được áp dụng đủ mọi level từ Seller nhà bán hàng cho tới các sàn TMĐT
Các seller cũng đứng giữa lựa chọn như vậy. Seller A,B,C,D Bỏ đại lý giảm giá bán thẳng lãi chắc chắn sẽ thấp hơn việc Seller A,B,C,D đồng tâm hiệp lực không bỏ đại lý giữ giá niêm yết mà bán.
Đơn giản là A,B,C,D trong 4 ông chỉ 3 ông cam kết giữ giá mà 1 ông nhẩy sang bán rẻ bỏ đại lý ( ở đây giả định là giá gốc, chất lượng tương đương) Thì tất nhiên A sẽ Húp được nhiều doanh số của B,C,D
Rồi thời gian sẽ quyết định B,C,D cũng như A mà rời bỏ Đại lý
Game này nó cũng ám cả các sàn gần đây là khi mà Tiktok shop chơi Freeship khét quá
Shopee cũng phải đẩy lại Freeship mình cũng nhớ cuối năm ngoái tỉ lệ áp mã 60-70% nhưng giờ thì 90%
Tiki cũng mở chương trình Freeship không giới hạn, mọi đơn hàng từ đầu tháng 3 Và Lazada cũng không phải ngoại lệ rõ ràng Freeship ở đây đều là lựa chọn mà các sàn đều không thích. Khi mà phải bù phí nhưng game nó vậy không theo thì chết có thế thôi.
5. Khách hàng ngày càng được nuông chiều, mà họ ngày càng thông minh và khó tính
Trước đây việc bán hàng cho khách hàng chỉ cần cúi đầu mở cửa, mặc váy ngắn ăn nói nhẹ nhàng. Giờ khách hàng xem Tiktok nhiều, lướt shopee nhiều. Tới bước checkout qua 3 vòng so giá 7 vòng áp mã cho nên việc bán giá cao trong khi giá trị sản phẩm tương đương các sản phẩm tương đồng khác là khoai sắn.
Mình có đọc bài trên fb kêu ế đơn thời trang tiktokshop thì có comment phía dưới là em thấy trước vã nhiều mã tiktokshop em mua giờ shopee nhiều hơn em lại sang đó.
Khách hàng trung thành với túi tiền của họ hơn nhiều là sàn nào hay shop nào, thương hiệu nào .
Đây là 5 quan điểm cá nhân của mình về xu hướng bùng nổ Sàn TMĐT và tất nhiên không đại điện cho tất cả ngành hàng cũng như tất cả các sản phẩm có thể đúng, sai.
Các bạn có thể tham khảo thêm các case study về TMĐT TẠI ĐÂY