HẠN SỬ DỤNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN CỦA BẠN LÀ BAO LÂU?

Nếu bạn đang chuẩn bị xây dựng Thương hiệu cá nhân (THCN) hoặc đã từng xây dựng THCN thì đây là những câu hỏi sẽ giúp bạn xác định hạn sử dụng thương hiệu của mình.

(Đây là bài viết dài nhưng nếu bạn nào muốn xây THCN theo hướng bền vững, để 5-10 năm nữa bạn vẫn có thể kiếm tiền từ THCN thì nên đọc bài viết này)

Tại sao phải xác định hạn sử dụng THCN?

Việc xác định được hạn sử dụng của thương hiệu sẽ giúp bạn biết được mình cần phải đầu tư trong khoảng thời gian bao lâu để có được một thương hiệu có thể sử dụng lâu dài cho sự nghiệp, công việc của mình sau này.

Cách xác định hạn sử dụng THCN

1. Mức độ tương thích giữa thương hiệu và bản chất cá nhân của bạn

Ví dụ như bạn đang là sinh viên muốn làm THCN về học tập và muốn kéo dài thương hiệu này tới 5 - 10 năm nữa.

Nội dung học tập sẽ hoạt động rất tốt ở thời gian bạn còn là sinh viên, người xem sẽ cảm thấy tương thích khi xem dạng nội dung này do một bạn sinh viên nói.

Nhưng khi bạn đã đi làm, không còn tiếp xúc quá nhiều với môi trường học đường, đương nhiên sẽ có một khoảng cách giữa bạn và người xem.

Đơn giản là vì việc học tập giữa một bạn sinh viên với một người đi làm rất khác nhau. Vậy nên, việc lựa chọn loại nội dung chỉ phù hợp với bạn ở thời điểm hiện tại sẽ khiến nó chỉ có giá trị tức thời, khó để theo trong dài hạn.

Nhìn rộng ra một chút thì bạn sẽ thấy mức độ tương thích rất quan trọng và đóng vai trò gần như thiết yếu nhất để có thể xác định được hạn sử dụng của thương hiệu của bạn là trong bao lâu.

2. Xác định nhu cầu và biến động của thị trường

Ví dụ như bây giờ bạn muốn làm một loại nội dung đang trend, thu hút rất nhiều người.

Tuy nhiên, trend thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Nếu bạn xây THCN dựa trên cái trend này có nghĩa là thương hiệu của bạn gần như chỉ được sử dụng tốt nhất trong khoảng thời gian ngắn đó.

Đến một giai đoạn nhất định khi nội dung của bạn đã lỗi thời trên thị trường, bạn sẽ phải đối mặt với câu chuyện đổi thương hiệu khác hoặc phải định vị lại chính thương hiệu đó.

Vì vậy, việc xác định được mức độ tương thích của thương hiệu của bạn với nhu cầu của thị trường là yếu tố rất quan trọng.

3. Xác định hướng duy trì

Ví dụ như khoảng 10 năm về trước, nội dung về hình ảnh hoặc chữ viết, báo chí, blog rất nổi.

Nhưng hiện tại thì gần như lĩnh vực về ngôn ngữ sẽ tập trung vào các định dạng ví dụ như video ngắn và video dài (tập trung về phần nhìn và hình ảnh nhiều hơn).

Điều này không đồng nghĩ với việc mọi người sẽ ít đọc blog hay những nội dung dài.

Tuy nhiên, nếu bạn có thể khéo léo và có các công cụ để chuyển đổi những nội dung vốn dĩ là blog, là bài viết dài sang những nội dung tương thích với thị trường hiện tại như video ngắn thì đó là một trong những dấu hiệu sẽ báo cho bạn trước là nội dung của bạn có thể kéo dài.

Hoặc nếu bạn vẫn muốn phát triển ở trên Blog, thì công cụ đã không còn là Yahoo như ngày trước, mà bắt buộc bạn phải chọn được công cụ thay thế. Và bạn cần hiểu rằng trên thị trường không có công cụ nào là vĩnh viễn, không có rủi ro.

Việc bạn cần quan tâm là đầu tư vào sự thích nghi và sự học hỏi liên tục để có thể ngay lập tức thích nghi và đưa những nội dung của mình (hoặc là thương hiệu của mình) vào thị trường một cách nhanh chóng nhất thông qua những công cụ mới nhất.

4. Xác định chiến lược phát triển bền vững

Có những người làm thương hiệu rất tốt và hiệu quả, nhưng nó chỉ kéo dài trong khoảng thời gian mà họ đã sắp xếp trước bởi vì họ nhìn được những người khác đã làm qua giai đoạn này rồi.

Ví dụ như khi bạn làm một kênh Tiktok để bán hàng thì có rất nhiều người đã từng làm câu chuyện tương tự. Tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở đó, có nghĩa là đằng sau việc bán hàng trên Tiktok thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Vậy thì những người nào thật sự có một chiến lược dài hạn và hình dung được những biến số sẽ xảy ra trên cái chặng đường xây dựng thương hiệu, họ sẽ dự trù được và có chiến lược dài hơi hơn.

Hoặc là nếu họ không có đủ năng lực để dự trù, họ sẽ tìm đến những người có khả năng định hướng để cho ra những phương pháp, những chiến lược dài hạn hơn. Như vậy, họ sẽ có thể bắt đầu chuẩn bị ngay trước khi giai đoạn cao trào đi qua.

Việc có chiến lược kéo dài còn giúp bạn biết được thương hiệu đó có khả năng tồn tại được đến gần cái điểm mà bạn đã định ra trước không.

Ví dụ như có 2 bạn, một bạn có thương hiệu được xây dựng trên một chiến lược 5 năm, một bạn chỉ chuẩn bị cho 1 năm đầu tiên và những năm tiếp theo thì cuốn chiếu như năm vừa rồi.

Giữa hai bạn này thì chắc chắn mức độ tự tin và mức độ ứng biến với những biến số xảy ra trên hành trình của bạn có chiến lược 5 năm sẽ tốt hơn bạn chỉ có chiến lược ngắn hạn 1 năm.

Đương nhiên là mọi thứ ngày càng thay đổi nhanh, những chiến lược trong một năm nay thậm chí là qua đầu năm thứ hai thôi là đã thay đổi gần như hoàn toàn.

Vậy nên việc có một chiến lược dài hạn, bài bản và chuẩn xác sẽ giúp cho bạn kéo dài được hạn sử dụng THCN của mình lâu nhất có thể.

Đây là một trong số những yếu tố và những câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi xây dựng TCHN. Hoặc nếu bạn đã xây dựng THCN của mình rồi thì đây là lúc để bạn đặt ra câu hỏi và trả lời, từ đó tiếp tục duy trì thương hiệu của bạn trong một khoảng thời gian dài về sau nữa.

Một thương hiệu được duy trì càng lâu thì thương hiệu đó càng mạnh, đây mới chính là giá trị cốt lõi của một thương hiệu.

Thương hiệu không phải là cái mà bạn xây ra sẽ hưởng được liền, mà nó sẽ là cái để càng lâu thì thứ mà bạn nhận về sẽ càng nhiều.

Hi vọng nội dung bài viết lần này đã giúp ích được cho mọi người trong việc xây dựng một thương hiệu có tính bền vững và chuyển đổi hiệu quả trong một khoảng thời gian đáng kể.

Nếu mọi người quan tâm đến chủ đề THCN và muốn tìm hiểu sâu hơn thì có thể tham gia hóa học TẠI ĐÂY

← Bài trước Bài sau →