Theo anh em tại sao Thegioididong & Dienmayxanh mở cửa hàng trên Shopee, Tiki??

Hai chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) của công ty Thế Giới Di Động đã bất ngờ mở gian hàng chính thức trên Shopee cuối tháng 8, cung cấp khoảng 1.200 sản phẩm từ điện tử, điện thoại, đồng hồ, tai nghe cho đến laptop, v.v.. riêng  ĐMX có 121 sản phẩm. Sau hơn 2 tuần hoạt động, các gian hàng này bán được rất ít. Họ cũng xuất hiện trên Tiki. 

Điều này khá là bất ngờ, bởi vì họ đã có hệ thống bán lẻ trực tuyến rất mạnh và theo logic sẽ không lên các sàn thương mại điện tử khác. Bởi vì

  • Mất tính chủ động: phải “chơi” theo “luật chơi” của sàn, không còn được toàn quyền tự quyết việc bán hàng 
  • Phải chia sẻ doanh thu, lợi nhuận 
  • Mất mối liên hệ trực tiếp với khách hàng, không có được hết các dữ liệu mua hàng thực tế của khách hàng. Những dữ liệu này sàn TMĐT sẽ nắm hết, tăng thêm sức mạnh hiểu biết khách hàng cho sàn. 
  • Làm suy yếu hệ thống bán online của chính mình, vì khách hàng phải san sẻ một phần cho sàn. Vô hình trung tạo thêm sức mạnh cho sàn để cạnh tranh lại chính hệ thống bán hàng online của thương hiệu. 

Mảng bán hàng online của TGDĐ đang phát triển rất thần tốc. Quý II vừa qua, trong nhóm hàng điện tử, trang web Thegioididong.com đạt vị trí thứ 1 với 36,27 triệu lượt truy cập/tháng và Dienmayxanh.com đạt vị trí thứ 2 với 21,33 triệu lượt truy cập/tháng. Ngoài ra, Bachhoaxanh.com đạt 4,8 triệu lượt truy cập/tháng và xếp ở vị trí thứ 5 nhóm hàng tổng hợp. Xét tổng thể các nhóm hàng, cả 3 trang web trên của MWG đều nằm trong top 10 trang sàn TMĐT có lượt truy cập cao nhất quý II/2021 tại thị trường Việt Nam (Thegioididong.com đứng thứ 2, Dienmayxanh.com đứng thứ 3 và Bachhoaxanh.com đứng thứ 10). Ngoài ra, thương hiệu TGDĐ đủ mạnh để người tiêu dùng Việt Nam nếu cần mua thì lên thẳng trang web của TGDĐ mua mà không cần phải thông qua một sàn thương mại điện tử trung gian. 

Theo Diendandoanhnghiep 

 

 

Vậy quan điểm từ các anh em Chuyên gia về TMĐT và Chuỗi thì thế nào 

Tổng hợp quan điểm từ các anh em trên group Growth Key và Tăng trưởng thực chiến. Lưu ý: các ý kiến mang tính phán đoán chứ không đại diện cho quan điểm của tổ chức nào. Việc đoán các ông lớn không hề dễ dàng, nhưng sẽ có nhiều giá trị để vận dụng vào trong chiến lược của DN mình 

ỦNG HỘ

1. Tối ưu hóa các kênh. 

Tận dụng nguồn lực để reach out nhiều hơn. Có thể hi sinh vài thứ để đổi lấy tập người dùng mới. Không hẳn sẽ làm yếu đi các kênh sẵn có mà gia tăng thêm cơ hội tiếp cận. Việc tận dụng hệ sinh thái của nhau, tận dụng ngân sách re-marketing của sàn cũng đâu mất gì.

Sàn TMĐT đang thu hút đọwc rất nhiều nhóm KH mới mua hàng như 1 thói quen. TGDĐ không chơi cạnh tranh giá nhưng qua những campaign đẩy hàng trên Ecom thì họ có thể reach out đến các KH chú trọng về giá. Điện Máy Xanh họ còn nhập hàng gia dụng hot để chỉ bán online, tăng doanh thu, giảm tồn kho nữa. 

Traffic của các sàn rất lớn! Nhiều khách hàng đã có thói quen mới tìm kiếm sản phẩm trên sàn thay vì dùng Google. Khách ở đâu thì mình nên có mặt ở đó, lợi ích của lên sàn nhiều hơn không lên. Hiệu quả thật sự chắc cần thời gian kiểm tra. 

"Mình đang thắc mắc sao mà không lên Lazada và Sendo luôn cho đủ bộ nhỉ? Hay là thử nghiệm trước?"

2. Thêm kênh mới chống chọi với dịch

Chấp nhận sống chung với dịch nên tận dụng chéo resource giao nhận hi sinh đôi chút về luật chơi. Và chung quy là cũng vì xu hướng tiêu dùng nhanh - tiện của người dân đang thay đổi nên đổi chiến thuật trong thời gian này cũng dễ hiểu 

Doanh thu sẽ đi vào chu kỳ down trend ít nhất 2 năm tới, vòng quay hàng hoá chậm lại, vốn lưu động lớn. Với các cty có chi phí cố định cao, và tỷ lệ vốn vay đáng kể thì bức tranh tài chính mảng điện thoại, điện máy không mấy tươi sáng trong 2 năm tới. Chiến lược sắp tới là cut off chi phí cố định, giảm đầu tư vào vốn lưu động. Thương mại điện tử là kênh để đẩy hàng nằm kho quá lâu khá tốt

Nếu các ông lớn không lên thì sẽ có fake brand lên, nhưng lên thì cũng đồng nghĩa với việc tính phương án vừa push sale ở chính sàn của họ và ở các kênh TMĐT khác. Nguyên tắc là khách ở đâu mình ở đó. Vì 1 khách có thể cùng lúc mua nhiều sản phẩm của nhiều bên - tiện lợi hơn khi họ mua trên sàn. Có lẽ bài toán là chương trình marketing ở sàn của brand và sàn TMĐT nên tổ chức sao để có tính phù hợp, hấp dẫn với khách hàng mục tiêu.

" Vì voucher của sàn 😀 bữa em mua cái phone trên tiki đc giảm tới 800k (giảm giá của shop + voucher của e) so với mua ở cửa hàng Xiaomi"

3. Liên minh 

Retais có 3 nhà, Ecommerce có 3 nhà....cả 3 nhà này đều sợ 2 nhà kia liên minh đánh nhà còn lại, thay vì chung mâm thì ta liên minh khác mâm, không khéo lại đánh cho 2 nhà kia tan nát mà ko cần liên minh cùng mâm 

Các sàn như Tiki, Shopee làm kho vận và vận chuyển rất tốt, nhanh và trơn tru hơn TGDD. Có thể họ bán trên đây để tận dụng hạ tầng logistic của các sàn. Cũng có thể là một thử nghiệm về bán hàng qua sàn, trong tương lai có thể giảm số lượng cửa hàng offline xuống vì hành vi mua sắm của khách hàng đã thay đổi vì dịch bệnh, họ thích ở nhà online hơn chăng? 

PHẢN ĐỐI

Lợi bất cập Hại 

  • Giá của thế giới di động và Điện máy xanh luôn cao hơn các gian hàng hay người bán khác thì cạnh tranh giá là không thể. 
  • Điểm mạnh của Tgdd hay Dmx đó là services và hàng chính hãng . Tuy nhiên, khi lên shopee thì lợi thế sẽ bị mờ nhạt đi. Ví dụ: Việc ship hàng chậm do bên thứ 3 nhưng khách hàng chỉ quan tâm là mua hàng tại Dmx nhưng giao chậm. Vân vân và mây mây 
  • Nguồn lực bị phân tán khi thêm kênh bán 
  • Khi khách hàng quen việc mu hàng trên shopee rồi do hưởng ưu đãi thì thói quen khách sẽ ko truy cập website chính thức nữa. Như vậy là trong tương lai, bị mất đi 1 lợi thế cạnh tranh 
  • Với hệ thống vận chuyển hàng hiện tại, những mặt hàng điện tử và công nghệ khó có thể giao dịch sàn TMDT shoppee, Lazzada nhiều. Độ rủi ro rất lớn, chưa kể chiến lược về giảm giá trên các sàn thì TGDD sẽ không thay đổi .

Kết luận; Khi lên sàn, có thể phát sinh thêm dòng doanh thu, (lời lãi thì cuối ngày mới biết) nhưng lâu dài về sẽ thua thiệt nhiều mặt. 

Trải nghiệm mua hàng, độ uy tín của brand quan trọng hơn giảm giá nhiều. Thậm chí TGDD không muốn gắn với những thứ liên quan đến giảm giá. Nhiều brand gắn với chuyện giảm giá sau không thay đổi được, muốn làm hàng cao cấp không ai mua. Trải nghiệm mua hàng trên website TGDD ăn đứt các website khác. So với tiki vẫn hơn. Cái vụ "dắt xe" trên site của nó cũng ngon nữa.

MỞ RỘNG SUY NGHĨ 

Bán hàng đa kênh: ai cũng phải lên sàn thôi ... người mua ko cần ông bảo vệ thân thiện dắt xe hộ ân cần chào hỏi .... họ cần MGG, Freeship và discount ship tận giường hơn - by Vũ Minh Trà 

Phải theo trend của TMĐT: tận dụng các công cụ và năng lực vận hành của sàn,  tăng thêm độ phủ. Theo Tony Đoàn, Ecomobi
"Họ không xuất hiện được nhiều ở offline thì phải tìm cách tăng thêm độ phủ online. TGDD mới có thêm Kênh Affiliate nữa đó anh. Ecomobi chào họ 3-4 năm nay giờ họ mới làm. Họ không chỉ phủ ở kênh sàn mà cả kênh KOL / aff nữa.

Thích nghi với dịch: phải dẹp bớt cửa hàng và phủ sóng tối đa trên online

Không mất gì nhiều để thêm kênh bán hàng mới, tận dụng các mã giảm giá của sàn, ngân hàng ... để không bị bỏ rơi. Một sự khẳng định xu hướng tất yếu. Khi những ông lớn với nền tảng của riêng họ cực tốt cũng không thể bỏ qua. 
Một cái đại siêu thị (online) mà các thương hiệu vẫn làm ngơ không vào thì...hơi sai sai. Thêm kênh bán mới trong thời gian dịch dã giãn cách như hiện tại, biết đâu còn làn sóng thứ 

Tiếp cận thêm tệp KH mới, tận dụng các ưu đãi của sàn TMĐT và đối tác thanh toán ... Nhưng đúng là cũng khoai sắn đấy chứ không đơn giản để giải quyết được các mâu thuẫn giữa online và offline. Rất khó 

Câu chuyện đến đây là kết thúc :D Muốn biết thế nào hồi sau sẽ rõ

← Bài trước Bài sau →