Quản trị Tài chính và Gọi vốn - bài học từ Tienngay.vn

Tienngay.vn là startup về chuỗi dịch vụ tài chính với hệ thống cửa hàng khắp cả nước. Vì thế họ quản lí Tài chính rất chặt chẽ, nhất là trong mùa dịch. Trong buổi cafe Growth mastermind hôm nay, CEO Lê Minh Hải trải lòng với anh em về những điều tâm đắc trong suốt thời gian khó khăn vừa qua 

cafe Growth mastermind  là 1 chương trình cafe online diễn ra mỗi ngày từ 7h --> 8h.30 quy tụ hơn 50 anh em CEO/ Quản lí tại các Startup / SME. Mọi người có thể đăng kí tại đây: https://a1grow.com/products/cafe-growth-mastermind

Bắt đầu từ việc Đánh giá và Dự báo 

  • Đánh giá vĩ mô: ngành, lĩnh vực 
  • Đánh giá các tác động trực tiếp tới DN 
  • Dự báo 1 số kịch bản từ xấu tới tích cực Vd: Tienngay cần đánh giá theo các chiều: nhóm KH (công sở, công nhân, thành phố, tỉnh…) nhóm sản phẩm (vay, bảo hiểm), nhóm bị tác động (trực tiếp, gián tiếp)...

Rất may là từ tháng 5, bằng 1 giấc mơ Tienngay biết dịch bệnh ở HCM đến cuối tháng 10 mới kết thúc nên đã đưa ra được kế hoạch tương đối sát. Mục tiêu là giảm 40% chi phí cố định (vốn chiếm tỉ trọng rất lớn) nên cả cty phải quyết liệt làm từ trên xuống dưới ngay từ ngày đầu. CEO Hải còn không nhận lương. Mặc dù doanh số giảm nặng nề nhưng Tienngay vẫn lách qua được khe cửa hẹp 

 

 
Sau giãn cách sẽ là lúc khó khăn nhất của DN. Vì thế phải bảo vệ dòng tiền tối đa, đặc biệt là các dòng tiền để trả lương và mua nguyên vật liệu Tính lại biến động doanh thu 1 cách chi tiết. Nếu có dữ liệu từ các đợt dịch trước hoặc từ cty cùng ngành thì tốt nhất. Các nguồn doanh thu nào bấp bênh, nguồn nào sẽ tăng lên ? Từ đó tái phân bổ nguồn lực 
Ví dụ: với Tienngay thấy rằng doanh thu từ mảng bảo hiểm sức khỏe sẽ gia tăng → đi tìm kiếm các đối tác có sản phẩm phù hợp (liên quan tới Covid), hoặc 1 mảng nữa là đầu tư chứng khoán. Còn mảng chủ lực Lending dự báo sẽ khó khăn nên tập trung 1 số sản phẩm con như Topup (vay thêm) Kiểm soát chi phí: các chi phí cố định phải trả lớn (văn phòng, lương) phải tính toán kĩ. Tienngay phải chịu chi phí mặt bằng rất lớn, tiền lương cho mấy trăm nhân sự, và trích lập dự phòng cao.

 

 

 

QUẢN LÍ CHI PHÍ 

  • Giãn tiến độ thanh toán: thẳng thắn mà nói đây là lúc cần “mặt dày". Cố gắng deal với chủ nhà giãn thời gian phải trả, gửi công văn đàm phán quyết liệt. Như việc Thế giới di động gửi công văn không thanh toán cho chủ nhà gần đây, tuy có nhiều tranh cãi nhưng đó là việc mà DN phải làm. Dịch có thể quay lại bất kì lúc nào, việc phong tỏa rất bất cập nên phải dự trù trước 

  • Thắt lưng buộc bụng: chấp nhận là đã qua rồi thời xông xênh. Ví dụ: sinh nhật, tiếp khách, team building...nên cắt để dồn tiền sang các hoạt động tạo ra doanh thu. Tienngay giảm tới 50% lương cố định (không giảm thưởng) tất nhiên là không thể vui vẻ nhưng đó là điều buộc phải làm 

  • Hỗ trợ nhân sự: manager giảm lương chia sẻ cho nhân viên khó khăn hơn, tìm kiếm nguồn thu thêm, hỗ trợ người gặp sự cố. Tăng tình đoàn kết, tinh thần gắn bó, sức chiến đấu. Bảo vệ nhân viên là điều quan trọng nhất trong thời loạn 

  • Chuyển dịch nhân lực từ các khối Back office sang khối Sale: ai cũng có thể bán hàng, ai cũng có thể tạo ra doanh số. Tăng mức thưởng doanh số để tạo động lực

Dự đoán 2-3 tháng sau giãn cách, cuộc sống mới trở lại bình thường. Sau đó kinh tế mới dần hồi phục. Doanh thu sẽ không tăng ngay được trong khi chi phí sẽ tăng. Vì thế các chính sách trên vẫn cần phải nỗ lực duy trì. Đừng thấy hoa nở mà ngỡ xuân về

 


TÌM KIẾM NGUỒN VỐN

Xác định khẩu vị của Quỹ: mỗi qũy có 1 mối quan tâm riêng (Tech, Retail, Fintech, Edu…). Sau đó tiếp cận quỹ thông qua cá nhân hoặc gửi email thẳng cho quỹ. Cần có bản pitch deck nói được các yếu tố quan trọng nhất mà cty đang tìm kiếm. Nên chuẩn bị 1 file data để khi quỹ hỏi sẽ có ngay: pitch, kế hoạch doanh thu, market research, product roadmap, founding team, cấu trúc cổ phần. Càng sẵn sàng và mau mắn thì càng ra việc

Các qũy nước ngoài rất coi trọng vào các cty có khả năng Tăng trưởng và có founding team giỏi để đầu tư trong giai đoạn đầu. Các qũy VN "ăn chắc mặc bền" hơn nên quan tâm rất kĩ về số liệu (traction, doanh số) từ đầu nên nếu chỉ mới có "mô hình, ý tưởng" thì rất khó để thuyết phục

 

 

Xác định mục tiêu là gì? Tiền ? Quản trị ? Công nghệ ? Đa số các quỹ trong giai đoạn đầu sẽ không can thiệp vào việc Quản trị nên bạn phải tự xoay xở. Ví dụ: Tienngay đi gặp 1 quỹ nước ngoài nói rõ mục tiêu là "làm đẹp portfolio" cho vòng tiếp theo. Cứ rõ ràng từ đầu thì sau này sẽ đỡ bị mâu thuẫn 

**Tienngay chưa có quỹ nào tham gia 

Công thức: có nhiều cách. Ví dụ Doanh thu nhân X lần, hoặc GMV nhân 1.5 lần, hoặc cứ mở thêm 1 cửa hàng thì sẽ thêm bao nhiêu. Tienngay thì định giá bằng các phương pháp tổng hợp. Lời khuyên: đừng đưa ra giá cao quá để rồi kì kèo, tìm nhà đầu tư là người đồng hành chứ không phải là mua bán. Trung bình mất 3 - 6 tháng để hoàn tất gọi vốn, và rất mất nhiều công sức nên tốt nhất tìm 1 đối tác lo việc gọi vốn để mình tập trung vào kinh doanh
 
Nguyễn Kim Cương - Nobita CRM vừa rồi gọi vốn trên Shark Tank chia sẻ là ban đầu cũng hơi tù mù chưa biết nên gọi quỹ nội hay ngoại, định giá theo công thức nào. Đến vòng DD thì rất phức tạp và tốn nhiều thời gian  

Mọi người có thể xem thêm 1 clip về Gọi vốn startup của chị Tất Phương Thảo, cựu Finance manager của Pepsi 

 

← Bài trước Bài sau →