KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2024 CÓ LỜI
- Người viết: Anh Dao lúc
- Tin tức
Với mình thì để có lời quan trọng nhất là hiểu mình phù hợp mô hình kinh doanh nào, biết cần làm gì, kiểm soát gì trong mô hình đó để có lời, nên:
I. Xác định thế mạnh
1. Xác định nguồn hàng:
- Mua đi bán lại
- Nhập hàng trực tiếp: Nhập hàng từ các nhãn hàng rồi triển khai bán hàng kinh doanh
- Sản xuất thương hiệu
2. Xác định tài chính tới đâu:
- Khởi nghiệp nghèo: Xoay vốn để làm
- Đại gia khởi nghiệp: Có sẵn vốn để làm
3. Team giỏi điều gì:
- Sản phẩm? Giỏi trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm
- Bán hàng? Hiểu thuật toán kỹ, hiểu rõ từng sàn phải làm gì. Ví dụ: phải tham gia được các chương trình khuyến mãi, giỏi từ khoá, giỏi nội dung, content?
- Marketing?
Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng chính đến thành công của thương hiệu
Ví dụ: Bên mình cốt lõi giỏi về sản phẩm, tìm kiếm khách hàng sau đó phát triển sản phẩm phù hợp
Ngoài những yếu tố này cần phải có rất nhiều yếu tố khác. Ví dụ: Nhân sự, tài chính,…
II. CÁC LOẠI MÔ HÌNH CÁ NHÂN (Sự phù hợp mô hình)
1.Mô hình cá nhân:
- Đối tượng sinh viên, mẹ bỉm, văn phòng,…
- Tài chính dưới 100 triệu
- Làm thêm kiếm thêm thu nhập 1-20 triệu CHƯA BAO GỒM LƯƠNG
- Sản phẩm thì có đơn thì mới lấy hàng, chỉ thử 1 vài sản phẩm bán đều đặn
Hiểu về thuật toán, biết cách bán được sản phẩm, tương tác tốt với Kam
-Chịu khó seeding và đăng trên trang cá nhân, bán hàng không thể làm truyền thông nhiều
- Tập trung tối ưu các khâu và công cụ, hạn chế tham gia CTKM, tìm kiếm free traffic
Mô hình cá nhân chủ yếu lấy công làm lời, mục đích tạo thêm thu nhập. Sẽ rất khó di chuyển lên mô hình chuyên nghiệp vì khi chuyển đổi thì chi phí phát sinh mới rất nhiều, thường bán thấp không đủ chi trả tiền. Nên muốn phát triển trên giai đoạn mới cần tìm sản phẩm mới cũng như bổ sung gần như tất cả kiến thức. Ưu điểm lúc này đã biết cách bán hàng nên để tồn tại hơn người mới
2. Mô hình phân phối:
- Mô hình của những nhà bán lẻ, lấy trực tiếp của nhãn hàng
- Đối tượng công ty phân phối, seller lớn
- Ít nhất có vốn 500 triệu (Mô hình ngốn tiền nhất)
- Mô hình doanh nghiệp trả lương cho nhân viên (cả cho chủ)
- Thu nhập thuờng kỳ vọng sau thuế 50 tr – tỷ
- Hàng hoá thường nhập theo cont số lượng lớn, phân phối cho các thương hiệu.
- Hiểu về cách bán hàng có nguồn hàng tốt, đa dạng sản phẩm để phát triển doanh số
- Tập trung các hoạt động MKT trade và tận dụng các hoạt động MKT của hãng
- Trên sàn phải tối ưu các công cụ để giảm chi phí, tập trung và các công cụ tạo đơn hàng như đấu thầu từ khoá, tham gia campaign
Mô hình phân phối là mô hình vận hành theo doanh nghiệp nên sẽ chịu nhiều ra nè buộc từ các bên, đôi lúc bán tốt xong lại bị thương hiệu lên sà cạnh tranh, ưu điểm của mô hình này là không phụ thuộc vào 1 thương hiệu có thể bán nhiều thương hiệu cùng lúc, rất tốt cho mở rộng doanh số ( cần thận tồn kho), có thể linh động về giá bán hơn các thương hiệu trên sàn, nếu có thể kết hợp tận dụng các hoạt động MKT của thương hiệu đề làm các hoạt động performance MKT thì rất tốt cho việc bản hàng. Có 2 hướng sau này 1 là phát triển thành nhà phân phối quyền lực khiến các brand thâm nhập vào thị trường phải tim minh, 2 là có thể mở thương hiệu riêng đề phát triển lâu dài với thương hiệu riêng đi kèm phân phối.
3. Mô hình xây thương hiệu:
- Đối tượng: công ty phân phối, seller lớn, nhóm giỏi về Marketing
- Tài chính cần chuẩn bị tầm 500tr
- Mô hình hình công ty trả luơng nhân viên
- Thu nhập kỳ vọng 200tr trở lên/ Tháng
- Hàng hoá được sản xuất với thương hiệu riêng
- Cần hiểu về MKT, sản phẩm, sale càng về sau càng phải nhiều kỹ năng
- Phải làm MKT tổng hợp từ branding đến bán hàng
- Cần đa kênh bán hàng, đa dạng kênh truyền thông tiếp cận khách hàng, trên sàn ngoài các công cụ để tạo ra đơn hàng quan tâm thêm các công cụ tiếp cận như Game, coin,..
Mô hình xây dựng thương hiệu là mô hình mang tính bền vững nhưng khó làm, vì đòi hỏi rất nhiều kỹ năng thì mới dễ thành công, cốt lõi của xây dựng thương hiệu là phải tìm ra và hiểu khách hàng mục tiêu từ đó xây dựng 1 sản phẩm tốt phù hợp nhất cho nhóm khách hàng mục tiêu này. Sau đó mới là gia đoạn triển khai truyền thông và bán hàng phù hợp cho khách hàng mục tiêu, dần tạo chỗ đứng trong lòng khách hàng lâu dài và trở thành 1 thương hiệu tốt của ngành hàng mà minh đang tham gia. Vì là xây dựng thương hiệu nên cần tiếp cận khách hàng trước khi khi triển khai có thể ưu tiên hoặc xây dựng kênh social hoặc social e-commerce cùng lúc với kênh bán hàng.
4. KOC
- Seller cá nhân có khả năng làm nội dung
- Thu nhập mong đợi 50 – 200tr sau thuế, mô hình cao nhất là tiền đến KOC có brand riêng
- Hàng hoá có thể đa dạng ban đầu phân phối, sau đó có thể làm thương hiệu riêng
- Hiểu về thuật toán và biết cách set up một sản phẩm và gian hàng tối ưu
- Tập trung cho ưu điểm tạo ra truy cập miễn phí nhờ các nội dung sáng tạo ra
Mô hình KOC kinh doanh là mô hình kinh doanh C2C hiện đại, giúp các seller chủ động trong việc tạo truy cập bán hàng hơn trước kia, rất dễ dàng triển khai sản phẩm mới, có thể bán hàng dạng phân phối, xây dựng thương hiệu riêng hoặc làm affiliate. Mô hình này để ý hay bị sai trong việc định giá bán và dễ bị phụ thuộc vào người KỌC, lưu ý ban đầu truy cập được tạo ra bởi KOC ban đầu nhưng sau muốn phát triển phải chạy quảng cáo, booking nên cần tính toán giá bán và vận hành hợp lí.
Ở mô hình KOC nếu bạn có thể phát triển thành mô hình KOC xây dựng thương hiệu riêng sẽ rất có lợi thế, lợi nhuận có thể lên đến 25%, ưu điểm là nguồn truy cập freee từ KOC cho brand, khả năng chuyển đổi cũng cao hơn do KOC đã có sự tin tưởng yêu thích trước đó, mô hình này chỉ rủi ro khi KOC gặp phốt thì brand sẽ bị theo, chiều ngược lại nếu brand kém cũng ảnh hưởng đến KOC.