Điểm qua 10 loại Fomo của 2022-2023

Ai cũng fomo và sai lầm thôi. Những cơn sóng kiếm tiền tới liên tục và những lời mật ngọt pha tung hô suốt ngày bủa lưới. Mình cũng thế, nhưng biết dừng sớm. Nhiều anh em quá fomo hoặc ko dừng lại kịp thì đi xa bờ.

Rất nhiều anh em kiếm được tiền từ chỗ này đã ném sạch vào chỗ khác rồi quay trở về máng lợn, thậm chí khoá máy, tố, phốt nhau. Chuyện này sẽ kéo dài tới khi nào uptrend.

Kinh doanh là quá trình học hỏi từ những sai lầm. Vì thế tập 2 "Từ nông thôn đến triệu đô" mình sẽ dành hẳn 1 phần để nói về THẤT BẠI + FOMO. Anh em đọc sẽ thấy mình trong đó. Còn những ai chưa từng thì cứ đọc vì ai cũng rồi thế thôi. Đến cả mấy đại ca ngàn tỉ cũng vì fomo và vung tay mà không còn đường về.

1. Từ dịch vụ nhảy sang bán hàng

Nhiều anh em đang làm dịch vụ tốt thấy khách bán giàu quá nên vội nhảy qua. Kết quả ôm đống tồn kho và ngập lụt trong vận hành.

Thực ra không hẳn là sai. Vấn đề là 2 mảng đòi hỏi 2 bộ kĩ năng riêng và không dễ gì để giỏi cả 2. Kinh nghiệm là cần chọn được đối tác thật sự giỏi về hàng hoá + vận hành, mình làm đúng mảng marketing & cskh thì ổn hơn. Hoặc phải giữ vững được nồi cơm (dịch vụ) và dự trù được tài chính mảng bán hàng.

2. Kinh doanh khó khăn quá lấy tiền đi chơi coin chứng đất

Kết quả là chia 10 hoặc kẹt vốn. Khóc trên đống tài sản

Thực ra không hẳn là sai. Đầu tư tài chính là chuyện nên làm nhất là mấy năm qua thị trường bùng nổ. Vấn đề là cần có kiến thức + kinh nghiệm chứ không phải lướt là ăn ngay. Cũng cần biết hoạch định vốn cho kinh doanh và vốn đầu tư tách bạch để tránh sập hố.

3. Tiktok ngon hơn Facebook

Nhiều anh em thấy người ta bán trên platform khác ngon quá thì nhảy vào. Kết quả tốn 1 đống tiền đi học và thuê dịch vụ rồi chẳng được gì.

Vấn đề là mỗi platform phù hợp với từng doanh nghiệp và từng nhóm khách hàng riêng. Ko có platform nào ngon hơn platform nào. Ông bán sàn giỏi cứ bán sàn nhưng không có nghĩa là bán web không ăn được. Ông bán Face ngon cứ bán chứ qua Tiktok có khi đổ nợ.

4. Gọi vốn và IPO để đổi đời

Sự thực thì gọi vốn là 1 khoản vay có sự cam kết, còn Ipo dành cho 1% doanh nghiệp

Tập trung vào những thứ cơ bản nhất: doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng, brand, đội ngũ, quản trị...trước khi nghĩ xa xôi

5. Tự động hoá/ Tự do tài chính

Nếu kinh doanh mà dc như vậy thì doanh nghiệp thành tiên hết rồi.

Hầu hết phải è cổ ra cày 5 năm đầu tiên rồi mới bắt đầu tiến tới Tự động hoá từng phần, hầu hết Sme chỉ tự động hoá dc 30% vì có quá nhiều rào cản về thói quen, thủ tục, phân mảnh...

6. Nghĩ mình cái gì cũng tài

Nhiều anh em gặp thời, làm 1 vài mảng thành công, đi chia sẻ vài lần, nắm profile vài nghìn like bỗng nghĩ mình tài. Sẵn tiền, sẵn quan hệ, sẵn danh tiếng nên làm gì cũng thuận. Rồi chết ở những deal lớn nhất.

Hầu như phốt trong ngành đều xảy ra với những ae trẻ giỏi. 1 số biết rút kinh nghiệm và sửa sai để quay lại. 1 số thì bắt đầu trượt dài qua những thương vụ lởm khởm tiếp theo.

Thực ra không hẳn là sai. Cơ hội nhiều và kèo thơm tận miệng thì phải tranh thủ thôi.

Vấn đề là mỗi mảng đòi hỏi những năng lực và cơ duyên riêng. Khi đi vào 1 mảng mới luôn có những góc khuất mà cần phải xắn tay lên, đào sâu, trả giá mới hiểu được. Và mảng nào cũng đầy cạm bẫy. Chẳng hạn

- Đang làm Tech nhảy qua Crypto --> Toang 1

- Đang sản xuất nhảy vào bds --> Toang 2

- Đang bán sàn nhảy vào chứng khoán --> Toang 3

- Đang làm gia công nhảy vào xây Brand --> Toang 4

Làm gì cũng sẽ giàu nếu đi sâu và trở thành master. Bà bán bún vẫn có vài căn nhà mặt phố, ông bán trà sữa vẫn có trăm củ. Nên đôi khi không cần phải quá đa tài.

Mạng xã hội làm cho người ta dễ bị cuốn vào các vòng tung hô. Thánh, thầy, trùm...có thể khiến 1 bạn trẻ trở nên mất bình tĩnh. Nhưng kinh doanh thò đòi hỏi độ sâu, độ lì và những trải nghiệm đánh đổi bằng nhiều mất mát chứ không phải cứ vẽ mô hình rồi vít ads là ăn. Trừ 1 số quá thiên tài.

Kinh nghiệm của mình là nên tìm mentor để học. Lúc mình còn đang trẻ trâu và mới phất lên may mắn gặp được 1 người chị Mentor là founder 1 tập đoàn lớn, đến giờ cứ nhìn công ty chị ấy làm và cách chị ấy giảng giải mình luôn thấy nhỏ bé và ngộ ra được vô số điều.

7. Giấc mơ lớn (hão huyền)

Ban đầu đa phần đặt mục tiêu kiếm tiền, nên đôi chân luôn ở mặt đất. Đến khi kiếm được hơi nhiều tiền rồi bắt đầu đặt ra những ước mơ vượt tầm.

Điều đó rất đúng. Những doanh nghiệp lớn đều bắt đầu như thế.

Tuy nhiên phải rất tỉnh táo giữa giấc mơ lớn và giấc mơ hão huyền. Nhất là ở Việt Nam

Giấc mơ lớn dựa trên việc ta rất thấu hiểu nhu cầu thị trường và tiềm năng của bản thân, từ đó có cách để giải quyết. Ví dụ: Thế giới di Động bắt đầu từ 1 cửa hàng bán điện thoại năm 2004 và trước 2009 chỉ có chục cửa hàng, sau đó mới mơ lớn.

Giấc mơ hão huyền là do thế lực nào đó thao túng tâm lý. Làm những thứ vượt quá sức rồi phải trả giá. Làm những cái đi trước thời đại mà không đủ lực.

Vó dụ: năm 201, công ty mình khi đó đang có chút tiền nhờ làm digital marketing service, sếp muốn làm app chat (như zalo), mua bán (như chotot). Mình là đứa cực lực phản đối vì đó là Giấc mơ lớn (hão huyền). Sau 1 năm cty dẹp hết mấy cái đó, tốn tiền tỉ. Mơ lớn là cần thiết nhưng với 1 công ty đang vừa thoát nghèo và lực không mạnh thì đó là hão huyền.

Rất nhiều buzzword được bơm vào đầu các founders/ ceo của Sme làm họ hiểu sai. Unicorn, Ipo, Scale up, Global...để làm gì? Không có nó công ty bạn có tồn tại và tạo giá trị ko? 90% Sme nên tự sống trên đôi chân hơn là nghĩ về chuyện xa xôi đó. Còn 10% siêu việt thì không dám nói.

8. Đùa với lửa

Kinh doanh chân chính khó giàu còn ma mãnh nhanh kiếm tiền

Nhiều scammer làm hết vụ này vụ khác rồi nhởn nhơ nói đạo lý

Nhiều người bán hàng lậu, trốn thuế vẫn sống phây phây

Nhiều người chơi game lobby kiếm kèo thơm...

Những cách kiếm tiền quá nhanh quá kinh làm cho các anh em không kìm được lòng

Nhưng khi ta nhúng tay là lúc không rút ra được nữa

Đừng hỏi vì sao thằng kia bán hàng lậu mà mình lại bị thị trường hốt

Đừng hỏi vì sao 1000 ông bán shopee vạn đơn mà mình có nhõn chục đơn bị phạt thuế

Đừng hỏi vì sao, vì trời kêu ai nấy dạ thôi

Sau 15 năm kinh doanh, mình chứng kiến nhiều anh em lên nhanh và rớt nhanh tương ứng. Nhìn 15 năm tới cũng sẽ có nhiều anh em như thế. Vậy hãy nhìn kinh doanh là hành trình dài 20-30-40 năm để làm cho đúng, nếu có lỡ nhúng chàm thì cũng nên biết cách quay đầu sớm. Luật ngày càng siết và thị trường ngày càng chuyên nghiệp, ta cần hiểu và tuân thủ luật chơi

9. Bán hàng rác

Nhìn quan điểm thực dụng thì bán cái gì cũng được miễn kiếm tiền ngon và không phạm luật.

Nhìn quan điểm đạo lý thì bán cái gì cũng được miễn kiếm tiền ổn và không gây hại cho xã hội.

Việt Nam là thị trường tiêu dùng lớn và tầng lớp thu nhập thấp, ít hiểu biết đông. Đó là thiên đường của hàng giả, hàng độc hại, hàng rác.

Bán hàng rác dĩ nhiên ngon, 1 vốn 10 lời, chả chịu trách nhiệm gì. Đông y là ví dụ tiêu biểu. Rồi cho vay, cá độ, tiền ảo, forex...mỗi vụ khui ra cả ngàn tỉ và cả chục ngàn nạn nhân.

Internet và mạng xã hội làm cho việc bán hàng rác quá dễ. Chỉ cần vài fan page + Bm+ sale page và trăm cái nick ảo là đủ làm ăn mạnh rồi. Hậu quả thì quá kinh khiếp.

10. Ngáo

Ngáo là trạng thái khi ko còn đứng trên mặt đất nữa. Thành công quá nhanh và mạng xã hộ quá mạnh làm nhiều bạn trẻ nghĩ mình là thiên tài. Rồi bắt đầu đạo lý, dạy đời, xây tuyến dưới, hình thành các nhóm đệ tử....hậu quả nhẹ thì làm tổn hại tới tư tưởng của follower còn nặng thì làm người tan cửa nát nhà.

...

FOMO - THẤT BẠI bắt nguồn từ đâu?

- Ảo tưởng, cho rằng mình tài giỏi và sinh ra để chiến thắng. Thực tế bạn còn quá trẻ và cuộc đời còn quá dài, chưa biết điều gì sẽ chờ đón đâu.

- Cư xử bồng bột, thiếu đạo nghĩa. Cho nên sẽ có lúc khó khăn ập đến mà xung quanh ai cũng ngó lơ.

- Lầm tưởng về hiệu quả kinh doanh: hệ thống có những lỗ hổng mà ta không biết, đến khi phát hiện ra thì con thuyền sắp đắm.

- Vung tay tràn lan, đầu tư liên tiếp đến mức say máu không kiểm soát được Dòng tiền. Rồi khi gặp 1 vài sự cố (bị nợ, bị mất tiền, lãi suất bank tăng, tài sản ko thanh khoản) thì gãy theo dạng domino.

- Quen black, lập lờ pháp lý. Đến khi siết thì không còn đường thoát

- Chơi với bạn xấu rồi lao vào các kèo làm ăn thơm phức. Thơm 9 lần đến lần thứ 10 thì hết

- Dính vào các trò đầu tư đen đỏ, lãi nhanh. Đến khi sập thì có trời đỡ

- Thiếu chính trực, sòng phẳng với đối tác, nhân sự. Sẽ có ngày bị đâm lại

....

Anh em đón đọc trong sách. Mình có quá nhiều đau thương và chứng kiến quá nhiều anh em bị nhận kết cục bất đắc chí rồi nên phần này sẽ vô cùng sống động.

Link mua sách Tập 2 - "Từ nông thôn đến triệu đô"

← Bài trước Bài sau →