Để thành công được trên Sàn Thương Mại Điện Tử cần phải làm gì?

Qua 7 năm bán hàng trên Sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) chứng kiến rất nhiều câu chuyện lên voi xuống chó thậm chí từ đỉnh cao đến việc bay mầu khỏi sàn cũng không phải là ít.

Nếu bạn sắp, mới, đang hoặc đã lõi đời bán trên Shopee năm vừa qua, mà đang thấy khó khăn thì có thể bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp một phần lý do đó.

Để thành công được trên Sàn TMĐT đường dài thì 80% đến từ chính việc Bán cái gì và chỉ 20% là những yếu tố liên quan đến vận hành. Đơn giản là vì Shopee ở Việt nam cũng gần 10 năm rồi seller đến và đi không đếm xuể tất nhiên những người còn ở lại không có ai vận hành kém cả. Sự khác biệt mạnh mẽ nhất ở câu chuyện Bán cái gì. Và chúng ta hãy cũng phân tích sự khác nhau trong 80% chọn sản phẩm này.

Bất cứ thời điểm nào cũng đều có 3 nhóm Seller bán trên Shopee:

Nhóm A: Những người mới lên sàn, Thấy anh em bán Shopee kinh quá cũng máu me bán Sàn. Đang bán Facebook chuyển sang bán Sàn. Đang bán offline nhẩy lên bán Sàn.

Nhóm B: Những người đang bán tên sàn trên 1 năm kinh nghiệm. Cơ bản đã có kết quả kinh doanh ổn định. Có nguồn hàng nhưng chưa thực sự vững vàng và việc tăng trưởng đang bị “Nghẽn” ở đâu đó mãi chưa bứt phá lên được mặc dù vẫn còn dung lượng phát triển.

Nhóm C: Những nhà bán lớn, có thành tích kinh doanh tốt, Top một số sản phẩm. Họ đã có team TMĐT ổn định, phân chia công việc rõ ràng có thực lực. Nhưng lại bị vấn đề thị trường chỉ có vậy. Không phải ko bứt phá được mà là đã bứt hết cửa bứt. Thêm nguồn lực thì thêm chi phí ko thể tăng được doanh số.

Nhóm A là có vẻ đông và hung hãn nhất Tuy nhiên họ lại là những người dễ tổn thương nhất trăm người chắc còn 1,2 vì đơn giản họ không có quá nhiều nguồn vốn, xây traffic mới khó lên, chưa có kênh traffic riêng. Mình thì khuyến nghị các bạn mới hãy chọn một sản phẩm thật ngách, thị trường nhỏ ít cạnh tranh để học dần kinh nghiệm. Đừng tham bán nhiều ít thôi cũng được nhưng không được lỗ.

Thị trường này nhiều khi Seller lớn họ không thèm làm, Seller nhỡ họ không tìm thấy. Và bạn chỉ cần chăm chỉ là có thể có chút lãi. Duy trì vững vàng 3-6 tháng rồi có thể tồn tại và chuyển sang nhóm Seller B.

Nhóm B: Đối với nhóm Seller này thì họ không phải là người mới nhưng cũng chưa lên được Top. Đôi khi dở dở ương ương mãi làng nhàng. Mình cũng đã từng trong giai đoạn này một thời gian cứ như Nghẽn ở đâu đó mãi không bứt phá được.

Đối với Seller Nhóm B thì họ sẽ đi theo 2 hướng:

Một là: Cố gắng tối ưu 20% phần vận hành nếu vẫn thấy 20% này còn nhiều dư địa để làm ví dụ như hình ảnh vẫn chưa thực sự tốt, CSKH vẫn chưa quan tâm điểm review 4.8 chưa đạt 5.0 thời gian chuẩn bị đơn > 0.8 ngày Thời gian phản hồi chat >10 phút . CTR dưới 8% CR dưới 5% . Đây mới chỉ là những chỉ số cơ bản mỗi ngành nghề 1 khác. Còn nếu làm tối ưu rồi thì sao mãi ko phát triển.

Đơn giản bạn không thể bán chạy ngày này qua ngày khác khi mà thị trường luôn cạnh tranh, và đặc biệt sản phẩm mới liên tục. Có thể 1 năm trước sản phẩm của bạn Tốt khi so sánh với đối thủ, giá hời so với đối thủ. Nhưng gần đây có thêm vài sản phẩm mới tối ưu hơn sản phẩm của bạn mất dần lợi thế mà việc tối ưu vận hành không thể bù đắp được sự tụt giảm đó.

Hai là nâng cấp sản phẩm: Có thể vẫn trong dòng sản phẩm đang bán bạn có thêm sản phẩm mới ,cập nhật mẫu mới hoặc có thêm các sản phẩm cùng tập khách hàng của bạn nhưng tính năng hoàn toàn khác.

Còn đói với Nhóm Seller C thì sao?

Mặc dù đã lên Top một số Sản phẩm tuy nhiên họ cũng gặp phải những vấn đề riêng của họ khi mà Thị trường chỉ có vậy. Marketcap họ đã chiếm gần hết mà chi phí ngày càng tăng, Seller mới vào liên tục dẫn tới doanh số có thể không còn giữ được như trước. Điều này dẫn tới Càng thúc đẩy doanh số thì lợi nhuận càng thụt. Đôi khi cậy to cậy lớn bung quá sức của market thị trường ko hấp thụ được dẫn đến hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng trầm trọng.

Điểm chung là đâm đầu mua gói. Booking vô tội vạ mà số thì vẫn thế.

Giải quyết vấn đề này cần Thực sự ngồi lại sáng tạo hơn Tìm ra hướng tăng trưởng mới không phải chỉ 1,2 mẫu mã mới mà có thể cả ngành hàng mới. Seller C thì Team up đã ready sẵn sàng. Nguồn lực cũng có . Việc làm thêm Thương hiệu mơi ngành hàng mới thị trường lớn hơn là điều nên hướng tới.

Vậy rõ ràng cả 3 nhóm Seller đều phải Tìm Sản phẩm mới tuy nhiên mức độ và quy mô có khác nhau. Câu hỏi đặt ra ở đây là Tìm như thế nào? Mỗi người có 1 con đường và mình cũng đang xoay đủ hướng để tìm được những em Hero mới.

← Bài trước Bài sau →