Câu chuyện wework của Adam Neumann

Có nhiều version khác nhau xung quanh câu chuyện của Wework và "người hùng ngã ngựa" Adam Neuman, nhưng sẽ là phiến diện nếu những người quan tâm không xem bài phỏng vấn Neumann của Andrew Ross Sorkin ngày 10/11/2021 (link video: https://www.youtube.com/watch?v=Dgp-CM-gQik), ít ngày sau khi Wework niêm yết cổ phiếu ở mức định giá hơn 9 tỷ đô la. Neumann cuối cùng đã lên tiếng giải thích cho những thông tin khác nhau, từ việc ôm 1 tỷ đô rời công ty đang chìm trong khủng hoảng với hàng nghìn nhân viên mất việc dang dở giấc mơ làm giàu với quyền chọn cổ phiếu Wework, đến những ì xèo về cuộc sống xa hoa, bay khắp nơi bằng máy bay riêng, bắt nhân viên phục vụ như osin, bán lại thương hiệu mình đăng ký và cho thuê BĐS mình đầu tư cho chính Wework với giá cao... Hơn 48 phút phỏng vấn toàn những câu hỏi khó và thông minh của Sorkin cho ta thấy bức tranh khá sống động của một unicorn thất bại. Những tình thế "được làm vua thua làm giặc" mà Neumann đã trải qua thực sự là bài học cảnh tỉnh cho bất cứ founder nào muốn làm lớn.

Bắt đầu với một ý tưởng cách mạng và thực thi tốt khiến cho Wework trở thành startup rất hút đầu tư. Giá trị cổ phiếu tăng rất nhanh và tiền ùn ùn đổ vào, hết vòng này đến vòng khác. Các nhà đầu tư muốn thúc đẩy Wework mở rộng nhanh chóng để chiếm thị phần, tăng doanh thu, không quan tâm đến lời lỗ. Song song với việc đó là công ty ồ ạt tuyển dụng. Những lứa nhân sự sau đa số đổi lương lấy quyền chọn cổ phần (tức là phải giá cổ phiếu lên mới kiếm được).

Event hàng tuần của group Growth Mastermind

Thế rồi thị trường đột nhiên khó khăn. Dòng tiền chững lại, mối quan tâm chuyển từ doanh thu sang lợi nhuận và Wework đang mở rộng ở tốc độ cao nhất đã trở thành kẻ xấu xí. Vốn bị dừng, dư luận săm soi, bới móc các điểm xấu... đỉnh điểm là nhà đầu tư gọi founder vào bảo mày nghỉ đi. Thế là founder nghỉ. Nhưng nghỉ đâu có đơn giản. Nhà đầu tư mất tiền, hàng nghìn nhân sự mất việc cay đắng vì không thực hiện được quyền chọn đã tạo lên cơn bão hoàn hảo nhấn chìm tất cả. Việc bới móc đã thành phong trào, Netflix đã làm nguyên một bộ phim xấu xí đến mức người đóng vai chính còn khuyên Neumann là "mày không nên xem". Những tình tiết đáng chú ý có thể kể đến là:

1. Neumann ôm 1 tỷ đô rời công ty: Sự thực là Neumann đã bán 1 phần cổ phần từ 30% của mình sau khi Softbank vào, công ty đang lên như diều và thu về 870 triệu. Sau đó, khi bị buộc rời ghế CEO, Neumann được Son trả 180 triệu cho thoả thuận tư vấn không cạnh tranh khi rời ghế CEO.

2. Neumann được cho là tự mua máy bay riêng cho mình khi công ty đang lỗ. Nhưng theo anh ta, đó là giải pháp hợp lý vì CEO phải chạy quanh hơn 100 quốc gia với tần suất 2 tuần/nơi.

3. Neumann được cho là đã mua BĐS rồi cho Wework thuê lại. Nhưng theo Neumann là anh đã làm như vậy như một cách thử nghiệm ý tưởng mới để tránh cho công ty khỏi rủi ro và kết quả là anh ta bị lỗ (Cái này chính mình cũng đang tư duy và làm giống hệt)

4. Neumann được cho là bán lại thương hiệu tự đăng ký cho công ty lấy mấy triệu đô. Anh kể là quá trình thực hiện việc chuyển giao thương hiệu quá gấp và anh hoàn toàn theo tư vấn của chuyên gia nên bị lỗi....

Đằng sau câu chuyện là hậu cảnh Neumann có những lúc tưởng chừng như sắp vỡ nợ đến nơi thì được Son vào cứu, cảnh Neumann phải mang các con lên máy bay đi công tác cùng... và cảnh mà Neumann ấn tượng nhất là câu nói của Rebecca, vợ anh, khi anh đang ở đáy của sự nghiệp "Mình về ở nhà mẹ em cũng được". Sau Wework, dự án Flow của Neumann lại gọi được hơn 300 triệu ngay vòng hạt giống. Với mình, câu nói của vợ anh cũng đáng giá một nửa số đó rồi.

Nguồn: Mr. Hung Dang recap từ bài phỏng vấn https://www.youtube.com/watch?v=Dgp-CM-gQik

← Bài trước Bài sau →