Bài học từ Gumac

Nếu ai đã đọc cuốn "Từ nông thôn đến triệu đô" hoặc theo dõi Lê Thành Vân thường xuyên sẽ không khỏi ngỡ ngàng về Gumac suốt 4 năm qua. Từ 1 công ty thời trang nhỏ bỗng nhiên 2018-2019 mở những cửa hàng to vật vã tại các Shoping mall lớn với thiết kế đẹp như Zara (Gumac cũng học fast fashion từ Zara). Vân cũng tuyển 1 loạt cấp quản lí về để trao quyền và quyết tâm biến Gumac thành thương hiệu biểu tượng.

Dịch khiến Gumac đóng 20 cửa hàng và kéo ông Vân thích bay như mây trở lại mặt đất. Thiệt hại vô cùng lớn.

1. Tự tin + tham vọng + mất kiểm soát

Việc quá thành công và được tung hô khiến Vân quá tự tin nhìn các công ty lớn hơn như Yody, Vân muốn đốt cháy giai đoạn đưa Gumac vượt lên. Thậm chí có lúc Vân còn mơ mộng tới Zara Việt Nam

để mở rộng trong ngành thời trang thì cách thức chung là:

  • Thêm cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng quy mô lớn
  • Tuyển dụng nhân sự cao cấp cùng với đó là 1 loạt nhân sự vận hành
  • Tăng sản phẩm và sản lượng
  • Mạnh tay cho marketing/ Pr/ Tech

Việc phóng tay quá mạnh khiến công ty gặp khó khăn về tài chính và mất đi tính hiệu quả vì cồng kềnh. Dịch covid là những cú đấm liên tiếp giáng vào sự bất ổn của hệ thống

2. Văn hoá bị phá vỡ- phe phái nảy nở

Tuyển nhân sự bên ngoài quá nhiều làm mất đi bản sắc văn hoá vốn được xây rất tốt từ đầu. Mâu thuẫn nảy sinh, các phe phái xuất hiện, đặc biệt dàn nhân sự cấp cao ko hoà nhập được với nhau khiến công ty rối loạn. Người đông mà việc ko chạy

3. Đầu tư Công nghệ sai

Ai cũng hiểu phải đầu tư công nghệ để gia tăng tính cạnh tranh và nâng cao năng suất nhưng làm thế nào? Đa phần Ceo sẽ tuyển 1 CTO về rồi giao phó. nhưng Cto có đủ thấu hiểu văn hoá, quy trình và đặc thù của Biz không? các bộ phận khác có đồng lòng với CTO không? Trong đa số trường hợp sẽ là ko. Mất cả năm làm web, CRM rồi không thể chạy được, vừa mất năng lượng vừa tốn kém. Tất cả sau đó vứt vào sọt rác

.....nhiều cái sai nối tiếp

4. Gumac đã vượt dịch thế nào?

1. Giữ tâm thế vững, đội ngũ máu lửa và tinh thần bất khuất. Ceo cùng ăn ngủ tại chỗ, cùng bán hàng, cùng xắn tay với nhân viên.

2. Online: vẫn rất mạnh còn offline thì mạnh tay cắt các store ko đảm bảo được số.

3. Đào tạo nâng cao nội lực đội ngũ, chuyển hoá chất lượng bằng cách sàng lọc triệt để

4. Tập trung vào sản phẩm, trải nghiệm khách hàng

5. Ceo giữ bình thản trước mọi biến động theo kiểu mất thì làm lại, truyền năng lượng tràn đầy khiến nhân viên tin vào mục tiêu

6. Tập trung tối đa vào công việc, tránh xa sự hào nhoáng vô ích

Mặt tốt của dịch là 1 cuộc thanh tẩy những bế tắc cũ kĩ và ngộ ra chân lý từ những sai lầm và đổ vỡ. Giờ là lúc tập trung hoàn chỉnh công thức và chuẩn bị cho cuộc chơi lớn năm sau. Điều luôn thích ở Vân là sự vui vẻ, bất khuất và tư duy sáng suốt trước nghịch cảnh

Tác giả: Lê Anh Tuấn

← Bài trước Bài sau →