Các bẫy thường gặp về tài chính cá nhân & tài chính đầu tư
- Người viết: Thành Trung lúc
- Tin tức
Bài viết được chia sẻ trên tường của anh Phan Anh Toàn - Co Founder ATP, viết bởi anh Trần Lâm ATP nói về các bẫy thường gặp về tài chính cá nhân & tài chính đầu tư thường gặp trong đời sống hàng ngày, mời mọi người cùng đọc qua bài viết này nhé:
1. Bẫy mua sắm (kiếm được 10đ, chi tiêu hết 8-15đ. Làm sao kiếm 10đ, chi tiêu chỉ 3-5đ, còn lại dành để TÍCH SẢN mới là người giỏi về quản lý tài chính)
2. Bẫy quảng cáo & theo dõi KOL/KOC: càng theo dõi người nổi tiếng, xem nội dung quảng cáo dễ khiến chúng ta mua hàng bởi CẢM XÚC hơn & muốn giống họ trong ăn mặc/thời trang,… (80% món đồ chúng ta mua thường ko cần thiết & sử dụng với tần suất rất ít). Nên “DÙNG NÃO” trước mỗi quyết định mua hàng
3. Bẫy tâm lý “gato”: chúng ta mua sắm tiêu sản chỉ vì cảm thấy TỰ TI, THUA THIỆT so với người khác. Từ đó mua sắm chạy theo “thiên hạ” & khiến chúng ta luôn ở trạng thái RỖNG TÚI & NGẬP NỢ… (nên trang bị NỘI LỰC MẠNH & bớt sân-si/gato với những trường hợp tốt hơn xung quanh mình)
4. Bẫy môi trường “sang chảnh”: chơi với nhóm bạn có điều kiện hơn, làm việc/giao tiếp trong môi trường sang chảnh. Giả sử nhóm bạn mình chơi toàn đeo hublot/rolex, hay chạy xe sang,… đú theo nhóm này, vay mượn để mua TIÊU SẢN dễ khiến chúng ta rỗng túi.
5. Bẫy vay mượn (vay tiền mua tiêu sản, hoặc vay đòn bẩy quá mức khiến rủi ro mất cả vốn hoặc rất đuối trong việc trả nợ). Nếu có vay bank chỉ nên vay ở mức độ an toàn & dùng nó để mua tài sản có khả năng tăng trưởng >10%/năm
6. Bẫy kiếm tiền dễ dàng (khi kiếm tiền dễ, chúng ta sẽ có tâm lý chi tiêu thả ga. Mua xe sang, đồ hiệu,... Nhưng cơ bản không phải lúc nào chúng ta cũng kiếm tiền dễ đâu! Mùa dịch này là ae thấy rõ nhất rồi). Nên hiểu tính CHU KỲ, không chỉ với chu kỳ kinh tế, mà cả tính chu kỳ về KHẢ NĂNG KIẾM TIỀN của mỗi chúng ta (thường nó chỉ đến 3-5 năm HOÀNG KIM của sự nghiệp, nên biết trân trọng & tích luỹ những lúc đó)
7. Bẫy THANH KHOẢN dễ dàng: với những kênh đầu tư dễ mua/dễ bán & tính thanh khoản cao như chứng khoán/crypto, cũng dễ khiến chúng ta mất vốn, bán chúng cho các việc GẤP RÚT cần tiền trước mắt. (Trường hợp như bds khó bán/khó mua đôi khi lại tốt, sẽ giúp cho chúng ta giữ được lâu 5-10 năm sau)
8. Bẫy đầu tư dễ dãi (đầu tư vào hình thức nào đó chỉ vì #fomo, kỳ vọng lợi nhuận cao & từ đó lựa chọn các hình thức rủi ro). Ngay cả mua bds chúng ta vẫn có thể mua “bds rác” khó thanh khoản, hay cổ phiếu không tốt, hoặc “coin rác” nào đó,…
9. Bẫy thu nhập cao: thường thu nhập chúng ta không phải lúc nào cũng ổn định, mà đôi khi nó đến bởi khoảnh khắc. Có giai đoạn kiếm 1 ngày 300-500tr, hay 1 tháng 1-2 tỷ. Nhưng sau đó lại down về mức thấp hơn rất nhiều… Nên lý trí đánh giá đúng thu nhập của bản thân, bởi mức TRUNG BÌNH MỖI THÁNG THEO NĂM, bởi số tiền thu nhập thực sự (không phải tiền kinh doanh/doanh thu). Thường những giai đoạn khoảnh khắc này chúng ta NÂNG MỨC SỐNG, MỨC CHI TIÊU lên, và sau đó khó quay lại mức thấp như trước nữa…
10. Bẫy khoe khoang: dù đầu tư hay mua sắm, nếu chúng ta khoe khoang dễ khiến người khác fomo theo. Và ngược lại cũng thế! (Nên BÌNH THẢN & biết nhận diện các trường hợp này). Thường ngta KHOE là các case LÝ TƯỞNG, hoặc đôi lúc chúng ta chỉ thấy “PHẦN NỔI”. Những trường hợp mất tiền, case thất bại thì ngta ỉm đi không show ra.
11. Bẫy theo dõi chuyên gia, follow trong cộng đồng: ngày nay trên social chúng ta join rất nhiều nhóm, zoom vip hay chuyên gia. Nhưng không phải chuyên gia nào cũng đúng. Thường họ đúng 2-3 lần trước đó, nhưng rất có thể đến lần chúng ta nghe theo lại MẤT TIỀN. (Nên tự trang bị kiến thức để NHẬN ĐỊNH đâu là đúng/sai để quyết định). Đôi lúc KHÔNG FOLLOW cũng là một cách tốt
12. Bẫy lợi nhuận lớn (thường chúng ta dễ kiếm lợi nhuận lớn x2-3 lần với quy mô vốn nhỏ & thời gian đầu, từ đó LÒNG THAM nổi lên & chúng ta TẤT TAY/“CẮM SỔ” để tăng quy mô vốn lên, nhưng đó cũng là lúc tài khoản chúng ta giảm 50-90%, thậm chí mất trắng bởi các hình thức tài chính lừa đảo,…). Nên đôi khi MẤT TIỀN giai đoạn đầu với quy mô vốn nhỏ lại là một điều tốt, là BÀI HỌC ĐẮT GIÁ (nên cám ơn nó! Hoặc đừng để bản thân dính vào nó). Các kênh đầu tư có mức lợi nhuận >15%/năm đã khá rủi ro & chúng ta phải cân nhắc rất kỹ, hoặc có kiến thức đủ sâu với nó mới mong kiếm tiền an toàn & bền vững trong nhiều năm…
13. Bẫy thanh toán/mua sắm tiện lợi (các ứng dụng thanh toán như momo, vnpay,… hay internet banking, thẻ visa,… đều là các bẫy dễ khiến chúng ta mua sắm DỄ DÃI hơn).
14. Bẫy chương trình ưu đãi, các đợt flash sale của sàn. Tạo thói quen mua sắm & mua đồ theo cảm xúc. Thường chúng ta tích luỹ vài tháng trời, tới đợt này lại MUA SẮM THẢ GA & lại rỗng túi… (Mình tới nay CHƯA TỪNG 1 LẦN MUA HÀNG TRÊN SHOPEE, cả năm cũng chỉ shopping gì đó vài lần).
15. Bẫy đồ công nghệ: cứ mỗi năm, các hãng công nghệ lại ra sản phẩm mới. Các sản phẩm cũ giảm 2-3 lần giá trị (tiêu sản). Và chúng ta thường mua chúng & khiến rỗng túi (với nhóm có mức thu nhập 10-30tr/tháng, còn khi thu nhập 100-200tr/tháng thì các món đồ 20-30tr không ảnh hưởng nhiều. Nhưng lúc đó lại bị CÁM DỖ bởi các món đồ tiêu sản tiền tỷ khác)
Tác giả bài viết: anh Trần Lâm