Có số vốn lớn, Startup sẽ làm gì?
- Người viết: Huyền Phương lúc
- Tin tức
Mọi người có thể tham gia group Tăng Trưởng Thực Chiến để đọc thêm các bài viết tương tự nhé.
Vốn là thứ không thiếu được khi khởi nghiệp. Có người có sẵn vốn, có người đi gọi vốn truyền thống và có người bỏ vốn để lên truyền hình để gọi vốn. Câu hỏi đặt ra là: Startup liệu đã thật sự biết mình cần gì và sẽ phải làm gì khi có số vốn đó?
Mượn case study Shark Tank Soya Garden 2017, startup lên truyền hình, gọi vốn thành công, và sau chương trình cũng được rót vốn thành công từ 20 tỷ, 25 tỷ, 55 tỷ, tổng 100 tỷ. Một khởi đầu tuyệt vời và tưởng chừng đã thành công. Thế nhưng sau 3 năm lỗ 62 tỷ, sau 4 năm lỗ 77 tỷ, doanh thu từ 96 tỷ rơi còn 56 tỷ (giảm 40%) và “giãy đành đạch” sau COVID, đóng trên 90% cửa hàng.
Mượn case study Medigo Shark Tank mùa 4, lên chương trình bị chửi lên xuống do “ngáo giá”, “hoang tưởng”, truyền thông khắp nơi đưa tin doanh nghiệp thiếu thực tế, nhận lại vô số chỉ trích. Nhưng ra về dù tay trắng họ gọi được vốn 1 triệu USD, sau đó tận dụng vốn xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh Marketing nhiều nền tảng, thành công trở thành ứng dụng Y tế đứng top.
Hai câu chuyện cho chúng ta thấy sự khác biệt trong việc đưa ra quyết định đầu tư sử dụng vốn. Với số vốn lớn, anh chị đưa ra quyết định sai thì mọi thứ trở nên vô nghĩa. Người ta nhận định 99% Startup lên Shark Tank đều thất bại, mà thất bại đa số do còn quá mơ hồ về bức tranh tài chính của mình. Làm kinh doanh nhưng không nắm được các con số trên báo cáo tài chính của chính công ty.
Tại sao Startup cần hệ thống tài chính vững chắc?
1. Để không lãng phí tiền, biết cách phân bổ dòng tiền
Startup có nhiều loại chi phí phát sinh không kiểm soát được. Không kiểm soát được hệ thống tài chính - kế toán trong công ty, gặp phải các vấn đề về thất thoát chi phí, lãi âm, không biết tiền nào đang ở khâu nào. Gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch phân bổ tài chính cho các hoạt động kinh doanh.
--> Hệ thống tài chính giúp trả lời các câu hỏi:
- Đầu tư vào hoạt động MKT, hoạt động nội bộ như thế nào thì hiệu quả?
- Làm thế nào để phân bổ nguồn tiền quỹ lương, truyền thông quảng cáo, chi phí cố định văn phòng, lên giá thành sản phẩm hiệu quả,..?
- Làm thế nào để tối ưu tuyển dụng, HCNS, vận đơn, văn phòng,...?
2. Để bảo vệ doanh nghiệp khỏi đứt gãy dòng tiền dẫn tới phá sản
Startup thường không tính toán được số tiền, không phân bổ tiền hiệu quả khiến công ty khó tồn tại tới khi tự sinh tiền, hòa vốn, tự nuôi. Có thể sẽ chết trước khi phát triển được.
--> Để cảm thấy an tâm, Startup cần biết được số tiền hiện tại đã đủ để duy trì được doanh nghiệp khi xảy ra kịch bản tệ nhất nhằm dễ dàng kiểm soát, duy trì DN, vượt qua giai đoạn sinh tồn.
3. Để biết nên dồn tiền vào đâu để gia tăng doanh thu, lợi nhuận
Startup đã có vốn nhưng không biết đầu tư thế nào thì hợp lý. Chưa có các kịch bản dự đoán kết quả đầu tư và cách giải quyết nếu kịch bản không theo mong muốn.
--> Hệ thống tài chính giúp doanh nghiệp phân bổ dòng tiền, nghiên cứu và đưa ra căn cứ đầu tư, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư rõ ràng với các kịch bản đầu tư khác nhau, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh một cách an tâm khi đã dự đoán được kết quả.
Đó là điều Hạnh có thể làm được. Startup quan tâm tới việc duy trì doanh nghiệp một cách nền tảng, vững chắc, hoặc đơn giản hứng thú và muốn cùng bàn thêm về chủ đề đầu tư inbox cùng kết nối, chúng ta hướng tới việc tạo và lan tỏa giá trị thiết thực.
Nguồn: Trần Thị Hồng Hạnh
Xem thêm:
Sam Altman nói về Startup và ý tưởng tốt