Xu Hướng D2C (Direct To Consumer)

D2C (direct to consumer) là xu hướng mà rất nhiều startup/ sme lựa chọn để thâm nhập thị trường & scale up. Lí do: triển khai nhanh (qua face, web, app, sàn, zalo...), ít phải xin xỏ, đỡ khâu phân phối trung gian, data metric rõ ràng, a/b testing nhanh.
Ví dụ: Coolmate, Yody, Levents, Polomanor, Gumac bán thẳng quần áo tới người mua, dựa vào số liệu/ phản hồi để tiếp tục cải tiến/sáng tạo mẫu mã phù hợp. Tốc độ từ R&D - sản xuất - bán - feedback chỉ tầm 10 ngày.

D2C phù hợp với nghành thời trang, đồ chơi, sách, gia dụng, mỹ phẩm…  các sản phẩm mua nhanh, ít phải trải nghiệm/ tư vấn, ship & bảo hành dễ dàng. Càng giá trị cao càng dễ làm vì chuyển thẳng chiết khấu phân phối tới tay người mua. Đỉnh cao: Xiaomi, bán oto/ smartphone qua D2C hết.

Với các Kênh phân phối truyền thống, chi phí khá cao và thường bỏ ra 1 cục từ đầu.
- xây dựng hệ thống (lương nhân sự Sale/ Sup/ Asm/ Rsm/ Nsm / Npp và ngân sách đổi trả hàng/ hoàn hàng): 20-30%
- Chi phí sản xuất, kho bãi, hành chính, quản lý 10-12%
- Logistic: 3-5%
- Marketing/ PR /Event/promotion: 5-10%

D2C thì vẫn có phí cho các platform và không hề rẻ. Ví dụ: 
- Shopee: 19% ( shopee mall)
- Tiktok: 13,5%
- Ads: 5-15%
- Phí hoàn hàng 2-15% 
- KOL, KOC: 8-13%
- Livestream: 5-8%
- Ship/ Cod: 5%
- Affiliate: 15-20%
Cái khác là D2C bỏ ít vốn hơn ban đầu, và có thể chủ động thay đổi giá cả/sản phẩm/promotion/Marketinh liên tục theo phản hồi khách hàng. Chẳng hạn Coolmate: không cần store, không cần đại lý trung gian nên tốc độ và sự hiệu quả cao hơn hẳn.

Tuy vậy D2C có rủi ro lớn là phụ thuộc quá nhiều vào platform: facebook, ads, tiktokshop, youtube, insta, shopee...chỉ cần họ tăng phí là mệt, hoặc bị khoá shop thì đổ sông đổ biển. Rủi ro nữa là khi phơi mình trên các nền tảng thì các đối thủ sẽ spy và tấn công vào mọi ngóc ngách.

Cách tốt nhất là phải xây được nhà riêng: web/ app, CRM, chăm sóc khách hàng, nắm được data khách và tương tác 1-1 với khách để tăng LTV (lifetime value). Coolmate đầu tư hẳn 1 đội Tech để liên tục phát triển các giải pháp này, Yody thì còn mạnh tay hơn. Đến mức độ đó thì D2C chuyển sang cuộc chơi tài chính/ công nghệ/ dữ liệu rồi chứ không thuần tuý bán hàng nữa.

Tóm lại, dù D2C hay M2C hay gì đi nữa thì vẫn cần nắm bắt được nhu cầu khách hàng và cải tiến sản phẩm/ trải nghiệm liên tục, tạo ra những kênh tương tác 1-1. Các giải pháp Tech saas: web, loyalty, customer care, bot, automation đã đầy đủ, biết cách vận dụng sẽ làm được.

← Bài trước Bài sau →