Tương lai của bán lẻ Thương mại điện tử ở Việt Nam

Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây, và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong tương lai. Sự phát triển của hạ tầng internet, sự gia tăng của người dùng internet và smartphone, cùng với sự thay đổi hành vi tiêu dùng của người Việt đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho TMĐT phát triển.

Đầu tiên phải nói tới Shopee 

- Độ trễ cash out tiền của sàn làm suy yếu dòng tiền 
- Phí sàn ngày càng tăng, dẫn tới gross profit của seller giảm sâu 
- Seller mà ko chạy ads trong sàn thì ko có cơ hội, nên phải tăng ngân sách đầu tư ads 
- Hoàn tiền cho buyer ko lý do làm seller sợ hãi 
- Shopee thông qua TPbank cấp buy now pay latter cho buyer kích thích mua sắm
- Kho vệ tinh nằm sát biên giới cho phép giao hàng từ nhà bán nước ngoài vào VN với 3 ngày, mở đường cho seller china cạnh tranh 

Tiếp theo tới Tiktok Shop

- Người tiêu dùng mua sắm một cách vô thức khi đang trượt short video thấy live stream vào săn voucher và mua
- Xem nhiều video short làm suy giảm khả năng tập trung của não bộ, lâu dần thành thói quen, dễ bị thôi miên và mua sắm vô thức 
- Mới tìm cái gì đó trên google, quay lại TTS thấy video ads, click vào mua
- Trượt video đc vài cái lại thấy livestream mua sắm, cứ combo và deal là vào xem, click mua, voucher tự add. 

Phải kể đến Facebook 

- Livestream Shop sắp ra mắt, thực tế là quét bình luận trên live, dựa vào text tự động inbox rồi tạo order
- Marketplace thì không biết là gì lâu rồi ko thấy xuất hiện 
- Được cái chưa thu phí giao dịch (tương lai kiểu gì cũng thu) 
- Vít FB ads inbox vẫn ra tiền, chỉ có điều lợi nhuận ngày càng mỏng 

Sau cùng là web 

- Khó vô cùng, làm từ UI tới luận UX, rồi học về tâm lý.. 
- Không ăn liền ngay, mà phải build từ từ, ko nóng vội
- Khi đã lên số thì rất chắc tay 
- Vì khó nên ít người làm, vận hành lâu lên số 
- Google có Pmax optimize khá hay, Criteo retarget full funnel
- Web funnel đòi hỏi chi tiết, tỉ mỉ, kỹ tính 

Không mua hàng online thì xuống OFFLINE

- Chuỗi cửa hàng cuối cùng lại convert hết (đấy là ngày xưa, còn bây giờ ko có online dẫn đường thì offline suy yếu dần) 
- Kênh bán online đang nuốt dần offline 
- Một số ngành hàng offline vẫn êm 

Các nhà bán lẻ đang đứng trước cạnh tranh tứ phía, từ đa dạng kênh bán, cho tới lòng trung thành của người mua, các nền tảng tmđt, và từ chính các nhà bán hàng. 

Lối đi nào cho nhà bán lẻ hiện đại?

+ Sở hữu dữ liệu buyer và khai thác triệt để
+ Tạo ra các chương trình loyalty độc quyền 
+ Ưu đãi giờ vàng tại kênh bán online 
+ Hợp kênh trải nghiệm bán lẻ 
+ Ưu đãi dành riêng cho từng kênh bán 
+ Nhất quán giá trên các kênh sau ưu đãi 
+ Phân bổ hàng hóa trên các kênh bán 
...

← Bài trước Bài sau →