Tư duy: dùng các đòn bẩy trong kinh doanh - Mr. Trần Thịnh Lâm

Bài viết do anh Trần Thịnh Lâm - Founder ATP chia sẻ, anh Lâm đã có hơn 12 năm kinh doanh trên Internet, đồng thời cũng là Blogger chuyên chia sẻ kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp, marketing, phát triển cá nhân,.. chia sẻ

Chiều qua ngồi cafe với mấy ông-anh-triệu-đô, ông nào cũng “một bụng” kiến thức. Nên tha hồ hỏi & “lượm nhặt chữ”, về tranh thủ viết luôn để khỏi quên…

Anh Giang Nguyen Tung, anh Nguyễn Quang Khải, anh Trần Hoài Đức,… thì chắc nhiều bạn biết rồi nên ko cần giới thiệu thêm về các anh. Ông nào cũng 10-20 kinh nghiệm thương trường…

1. Nói về tư duy dùng đòn bẩy, thì có rất nhiều cách khác nhau:

- Đòn bẩy bank cá nhân

- Đòn bẩy bank doanh nghiệp

- Đòn bẩy tín dụng (làm chục cái thẻ 50-200tr là có vốn làm ăn ngay)

- Đòn bẩy dòng tiền kinh doanh

- Đòn bẩy kênh FB Ads (ai giỏi vẫn có thể nợ 2-5 tỏi)

- Đòn bẩy mối quan hệ

- Đòn bẩy con người/nhân sự/đội nhóm

- Đòn bẩy thương hiệu

- Đòn bẩy data

- Đòn bẩy thông tin (với mình mỗi thông tin/ kinh nghiệm từ các bạn là tiền)

- Đòn bẩy cộng đồng

- Đòn bẩy tri thức

- Đòn bẩy KOL/KOC (cái này anh Giang khá trùm, khai thác kênh này mạnh)

- …

--> Đặc biệt case siêu đòn bẩy của các “tay to”. Vay 100-200 tỏi để chơi các game lên nghìn tỏi. Mở mang được nhiều thứ…

Khi dùng đòn bẩy đòi hỏi người kinh doanh phải có hiểu biết. Phải control được công cụ này, nếu không sẽ là “dao 2 lưỡi”. Dễ toang nếu không biết cách. Nhiều người “nhảy cầu” cũng vì nó…

 

2. Làm kinh doanh 3-5 năm, mà kiếm ăn chưa chắc bằng đầu tư BĐS 1-2 năm & chẳng cần làm gì. Game đầu tư BĐS là kênh an toàn giữ tiền, để càng dài hạn càng ngon, mua & quên đi 10-20 năm… (đúc kết từ mình sau bao lần fomo: có tiền từ kinh doanh cứ mua nhà/biệt thự & văn phòng là ngon, là “ngủ ngon” & giữ được)

3. Anh em ngoài Bắc: ham học, tiết kiệm, đầu tư BĐS mạnh,… (phải x2-3 lần anh em trong Nam). Mọi người trong Nam sống phóng khoáng hơn, sài tiền nhiều, nên cũng là cơ hội kiếm tiền ở thị trường này. Làm các event trong Nam dễ lỗ, ít người đi, ko bằng 1/3 ngoài Bắc (cũng hên-xui nữa nha!)

4. Kinh nghiệm từ anh Chiến-in, “người đi học nhiều nhất Việt Nam”. Nếu có tư duy tốt thì đi học chỉ cần tham gia các khoá phễu là đủ ngon rồi, kiến thức “tinh hoa” được chia sẻ nhiều trong này, đủ dùng rồi. Hoặc trên Youtube/FB cũng đầy kiến thức hay nếu TỰ HỌC được. (Nhưng cũng nói thêm, đi học sẽ được thêm mối quan hệ chất lượng trong lớp, kinh nghiệm mới nhất còn dùng được từ Thầy,… và nó rẻ hơn so với tự trả giá trong kinh doanh)

Bài viết liên quan: 2023, Tổng quan thị trường của nhà kinh doanh Online sẽ như thế nào?

5. Vị Thế Đầu Tư. Làm sao để an toàn, fomo nhưng ít rủi ro. Một vài kinh nghiệm & bài học đúc kết khi chia sẻ thông tin để tránh bị ảnh hưởng đến mình/cộng đồng…

6. Muốn giúp người khác, ngoài giúp về kiến thức/tư duy. Thì cần cả sự support/tác động & “cầm tay chỉ việc”. Vì không phải ai cũng đủ giỏi để về làm ngay & ra kết quả được, đó là một phần lý do vì sao các khoá chuyên sâu thu phí cao hơn, và những ai bỏ tiền nhiều họ sẽ trust để học & thực hành hơn miễn phí (kinh nghiệm từ anh Khải khi giảng dạy)

7. GenZ bây giờ kỹ năng mềm tốt hơn các bạn thời xưa. Làm video, viết, chụp hình sống ảo & design ngon, phù hợp phát triển kênh Tiktok theo hướng KOC/KOL,... Còn ae 8x, 9x đời đầu khả năng CÀY, NGHIÊN CỨU SÂU. Giờ qua thời “hoàng kim” nên cần nâng cao khả năng dùng “đòn bẩy” con người…

8. Anh em Việt Nam mình làm kinh doanh vẫn tư duy “con buôn” nhiều. Ít tính cộng đồng, phá giá, spy nhau kinh-khủng-khiếp (tốc độ spy tính theo ngày, vừa ra gì hay hay là hôm sau có chục đối thủ tương tự rồi)

9. Kinh doanh cũng cần “tinh quái” một chút, đôi khi là tips/tricks nhưng đừng quá ảnh hưởng đạo đức/lương tâm là được.

10. Chiến lược “tung hoả mù”, ông nào suốt ngày than nghèo, checkin núi rừng, không khoe đơn trên mạng là đang ngon, đang kiếm-triệu-đô, đang gom tiền mua đất. Còn mấy ông khoe đơn, khoe nhà là “hên xui” lắm…

11. Mối quan hệ cũng nên phát triển theo chiều dọc, quen ít mà chất lượng đôi khi ngon hơn biết nhiều, chơi lâu & “sâu” mới biết mọi người thực sự mạnh gì mà kết hợp. Chứ nhiều khi biết sơ sơ đánh giá sai nguồn lực của nhau lại “ráp sai”. Ở Sài Gòn chỉ cần chơi với anh Lê Anh Tuấn A1 là đủ, Hà Nội chơi với a Chuu Chu là xem như biết-hết-Việt-Nam.

12. Giờ cái gì cũng lạm phát, nhất là xăng dầu tăng kéo theo rất nhiều thứ. Chi phí ads cũng tăng theo năm. Trước chạy giá 7-10k/inbox, giờ 30-50k. Mà chuyển đổi từ inbox ra đơn có khi thấp hơn vài lần…

 

13. Hầu như bạn nào cũng nhận định Tiktok sẽ ngon, tầm 6 tháng - 1 năm nữa Toptop Shop sẽ hoàn thiện hơn & ăn ngon, nên giờ xây dần là vừa. Shopee ngày càng khó hơn…

14. Một vài kinh nghiệm về nhập hàng, chọn hàng Trung Quốc & bán hàng trên Shopee Global từ a Khải. Bạn nào quan tâm nó có thể follow ảnh…

Bài viết liên quan: Học chiến lược kinh doanh qua các Case study "triệu đô"

15. Khác nhau giữa cách người Hoa, Trung Quốc làm kinh doanh & Việt Nam. Trung Quốc họ tính cộng đồng mạnh, cơ chế support lẫn nhau, phụ thuộc nhau, có “bang chủ” dẫn dắt/điều hướng & các rules của chính phủ sẽ tạo động lực nhau phát triển. VN mình manh-mún chỉ tìm cách “đâm chọt”

16. Ai xây cộng đồng giờ cần giàu & rãnh mới ngon, làm vì đam mê, vì giá trị cho cộng đồng thực sự. Chứ còn cơm-áo-gạo-tiền khó phát triển đi xa được. Các groups giờ hoạt động yếu dần... (Cũng hên xui nữa)

17. Việt Nam mình kinh doanh theo hướng thương mại/ theo trends nhiều. Cách phát triển phụ thuộc vào kênh ads, vít ads. Để có kết quả nhanh, nhưng nó cũng nhanh nát. (Các nước khác họ xây thương hiệu, bán hàng ít phụ thuộc vào ads,… ăn chậm & chắc, sản phẩm ăn được lâu)

18. Fomo trong đầu tư là điều khó tránh khỏi. Quy luật luôn là vậy, “cá con” & nhỏ lẻ sẽ bị “tay to luộc sạch” tiền sau vài năm. Bài học là nên rút ra bài học, đừng trách bản thân với trải nghiệm fomo đó vì ai-cũng-như-mình, và làm sao kiểm soát lòng tham trong tương lai.

19. Lên Shark Tank, truyền thông báo chí đôi khi cũng là “dao 2 lưỡi”. Nhiều khi sau đó lại mọc ra hàng trăm, hàng nghìn đối thủ mới & miếng bánh lại chia nhỏ hơn. Nên đôi khi cứ im im mà làm lại tốt hơn…

20. Ngoài các phong trào fomo như gamefi,… thì tương lai có thể có phong trào “IPO” trong giới doanh nhân. Tất nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp làm thật ăn thật & bài bản, nhưng cần chắt lọc kỹ lưỡng nếu đầu tư

21. Vài kinh nghiệm về làm spa/thẩm mỹ, mỹ phẩm chia sẻ từ anh Giang, anh Khải. Các case đang làm ngon. Nhận định đâu là đúng/sai, tốt/xấu, chứ giờ nhiều thông tin cũng ảo tung chảo

22. Kinh nghiệm làm đào tạo, auto webinar, các case thành công với ngành đào tạo rất đáng ngưỡng mộ. Những con số ấn tượng mà không phải ai cũng biết (chia sẻ từ anh Khải)

23. Giờ làm gì cũng phải so năng lực, kết quả hiện tại. Chứ 2 năm dịch đã thay đổi khá nhiều, nhiều bạn trước đây ngon giờ lại toang. Và những giai đoạn “hoàng kim” 5-10 năm trước đã qua đi. Nên mỗi người vẫn phải nhận thức về việc tập trung NĂNG LỰC HIỆN TẠI…

24. Tư duy tài chính, khả năng đầu tư, kiến thức dùng đòn bẩy tài chính,… rất quan trọng. Anh em doanh nhân nên biết về nó, học sâu & chắc để áp dụng

25. Việt Nam mình hoạt động logistics còn quá tệ, chi phí đắt. Gỡ được logistics & thanh toán không tiền mặt, TMĐT sẽ phát triển mạnh hơn

26. Các case kinh doanh khai thác dòng tiền, mô hình ponzi,… (ko tiện show chi tiết)

27. Nghề-viết sách/ebook nghèo lắm, làm vì đam mê thì được, chứ kiếm tiền ko ngon. (A Giang nói… Mình: “em sẽ giàu nhờ nó”. Còn vài chục năm để viết nữa mà lo gì!).kk

28. Chi phí nhân sự giờ đắt hơn, khó tuyển hơn. Các khung lương & con số trong ngành? (Cái này ko tiện show lắm, anh em tự tìm hiểu)

29. Là doanh nhân, phải có khả năng “ngửi mùi tiền”. Biết đâu là cơ hội ngon nên tập trung, đâu là “shit” nên bỏ qua. Chứ cái nào cũng muốn làm nhảy vào lại “vỡ mồm”…

 

← Bài trước Bài sau →