Tổng hợp các nguồn tự học Marketing

Học marketing sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nắm được phương thức học và có hướng dẫn chi tiết. Trong bài viết này bạn sẽ biết nên bắt đầu học từ đâu, cần tiếp cận với những thứ gì, bạn sẽ nắm được tuần tự cách lên kế hoạch cho việc học marketing gắn liền phục vụ vào công việc. Dưới đây là một số nguồn tự học.

Các nguồn tiếp cận lý thuyết

Ảnh có chứa văn bản

Mô tả được tạo tự động

SÁCH PHỤC VỤ HỌC MARKETING

Sách về marketing rất nhiều. Để tiếp cận với kiến thức học thuật, hàn lâm không thiếu. Bạn cần nắm những thứ gọi foundation (nền tảng) về: 4P, RSPTMMIC ( những thứ như Segment, Target, Positioning siêu quan trọng, mọi người google để tìm hiểu chi tiết), Insight, USP, RTB v.v…

Các quyển sách bạn cần phải đọc như:

  • Nguyên lý tiếp thị (principle of marketing) – Philip Kotler, Gary Amstrong
  • Quản trị marketing (marketing management) – Philip Kotler, Kevin Keller
  • Strategic Brand Management – Kevin Keller

Hưng sẽ chia sẻ các tác giả mà Hưng thấy hay khác ( mọi người có thể đọc nhiều cuốn của tác giá đó luôn):

  • Seth Godin
  • Malcom Gladwell

Những tác giả mình khuyên đọc phía trên mọi người nên đọc hết. Khi đọc xong mọi người sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, chứ không chỉ đi sâu vào việc nhỏ vụn.

Youtube, video

Hưng có 2 người thấy lớn.

1 là Google, 2 là Youtube.

Học qua video song song cùng sách và làm việc thực tế rất hiệu quả. Hưng sẽ đưa cho mọi người vài nguồn mọi người có thể học:

Neil Patel chia sẻ khá rộng nhiều mảng từ chiến lược tới ký thuật. Vì trải khá rộng nhiều thứ nên kênh của Neil có lượng người xem rất đông đảo. Triệu Sub cho 1 kênh chia sẻ kiến thức khẳng định rằng kênh của Neil đem lại giá trị rất lớn.

Kênh của Brian Dean thì tần suất đăng nội dung không nhiều, nhưng đăng video nào là chất lượng video đó. Kiến thức của kênh này thì xoay quanh về SEO, digital nhiều hơn.

Measure school rất hay

Kênh này thì rất kỹ thuật, nội dung về : tag manager, analytics, data studio, java script v.v.. Hưng rất thích kênh này, vì nó đem lại cảm hứng làm marketing theo hướng data driven cho Hưng.

Mình thích xem và đọc các nguồn tiếng anh. Nhưng không phải ai đang đọc bài này cũng thích. Hưng có 1 kênh youtube thì toàn tiếng việt được vài nghìn người ủng hộ thôi. Chắc chắn đem đến cho mọi người những kiến thức áp dụng thực tế.

Blog , báo

Về Blog, báo về marketing có rất nhiều, đây sẽ là các nguồn mọi người đọc và áp dụng được:

  • Marketing Land

Marketing Land update thông tin kiến thức khá đều đặn. Những gì của thế giới đang làm đều nhắc tới Nhưng trang này thì dạng thông tin nóng, cũng chưa đi sâu hay chia sẻ sâu.

  • Neil Patel

Blog của Neil từ trước những năm 2017 viết bài nào là bài đấy siêu chi tiết, đọc và làm theo rất “sướng”. Viết blog 1 thời gian , rồi cái gì cũng cạn. Với 1 bài blog 1 tuần thì blog của Neil mình vẫn thỉnh thoảng đọc.

  • Hubspot

Người đẻ ra khái niệm inbound marketing cũng là 1 nơi có nhiều bài sâu chi tiết. Hubspot là nơi chia sẻ nhiều kiến thức có tính áp dụng cao. Mật độ viết bài đều, hàng tuần đọc rất nhiều thứ hay

Các course online

Nhiều nền tảng học online bây giờ sẽ cung cấp rất nhiều. Mọi người có thể tham khảo trên Coursera. Hưng không trải nghiệm việc học online nên chưa thể chia sẻ thêm.

Các nguồn tiếp cận thực hành

Đi thực tập

Cách này phù hợp với những bạn sinh viên, người mới ra trường. Những người đang đi làm 1 công việc nào đó cũng có thể tham khảo cách này muốn làm công việc mới. Hưng thường tuyển những bạn có kinh nghiệm 4-6 tháng hơn. Nhưng vẫn sẽ có rất nhiều cơ hội đi thực tập các công việc về marketing ở Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh.

Nhà tuyển dụng thường sẽ cần những bạn chăm chỉ, thái độ làm việc hết mình để bù về kỹ năng chưa có của ứng viên. Nếu chưa có kinh nghiệm gì thì đây là cách có kinh nghiệm thực tế nhanh nhất. Vì du đọc bao nhiêu sách, nghiên cứu học bao khóa học mà chưa từng có kinh nghiệm là việc thật thì cũng không thể có mức lương cũng như thu nhập tốt.

Work for free – con đường nhanh

Hưng đã từng work for free. Làm miễn phí cho 1 ai đó, cho 1 công ty để đổi lại kinh nghiệm thực tế. Kiếm được 1 công việc làm thực tập sinh và được làm và học đúng ngay thứ mình muốn không phải lúc nào cũng có. Vì kinh nghiệm ở 1 kỹ năng nào đó chưa có, muốn cải thiện, tìm được 1 việc mà người khác sẵn sàng cho mình làm là đã quá tuyệt rồi.

Nếu là người chưa có kinh nghiệm, đừng đòi hỏi về lương, hay tập trung làm thế nào để sở hữu kinh nghiệm, làm được việc, tạo ra kết quả cụ thể. Khoảng thời gian làm không công đôi lúc bạn sẽ học nhanh , thạo việc nhanh hơn đấy. Cho tới khi bạn đủ “cứng” thì hãy trao đổi thẳng thắn về mức trả công phù hợp, hoặc bạn hoàn toàn có thể apply sang 1 job khác với mức lương tương xứng.

Nhắc lại 1 lần nữa: kiến thức khi đi làm sẽ thực tế hơn những thứ bạn đọc trong sách, vở, video trên mạng.

Work for yourself – làm việc cho chính bạn

Hưng gặp nhiều casestudy: Ban ngày làm công ,tối làm việc cho chính mình.

Nhiều người ban ngày đi làm thuê, tối vẫn mày mò làm quảng cáo bán thêm các sản phẩm. Hoặc tự xây dựng 1 website, tối ưu SEO. Khi website lên top có traffic, bán được hàng , lại tăng thêm thu nhập. Việc học gần như rất thực tế, từ những kiến thức đem vào thực hành nếu bạn cố gắng đưa vào 1 mô hình kinh doanh thật. Lúc đầu chắc chắn là chỉ làm nhỏ lẻ, thử sai và có thể chưa thu được tiền về ngay. Nhưng Hưng thấy đây là cách học hỏi nhanh chóng và thực tế sát nhất. Bạn có thể bắt đầu bằng việc làm 1 website bán hàng, làm 1 kênh youtube review, hay bắt đầu tìm nguồn hàng và chạy ads test v.v..

Học từ Networking

Chơi 1 mình thì rất dễ thành “ếch ngồi đáy giếng”. Không kết nối, không biết thế giới ra sao thì không bao giờ học hỏi nhanh. Bên ngoài có rất nhiều người giỏi hơn bạn, có những người trẻ hơn bạn nhưng họ tạo những doanh thu không ai ngờ tới, hoặc không thiếu những người đi trước có kinh nghiệm lâu năm hơn.

Trong các group trên facebook mọi người hoàn toàn dễ gặp những người kinh nghiệm lâu năm hơn. Tham dự các event về marketing, có thể chưa học hỏi được gì nhiều nhưng cũng là cơ hội mọi người gặp gỡ, trò chuyện. Đừng ngại bắt chuyện, hỏi những câu bạn băn khoăn (với thái độ cầu thị những người đi trước có chuyên môn có tầm sẽ trả lời bạn).

Friendlist trên facebook, linkedin của bạn kết nối được với nhiều người đi trước, nhiều năm trong nghề thì bạn sẽ khám phá ra nhiều thứ. Hãy liên tục kết nối, chia sẻ (đem lại giá trị). Bất kì mối quan hệ nào cũng cần trao đổi giá trị từ 2 bên. Khi ban trao đổi giá trị cho người khác, sẽ có người trao đổi lại giá trị cho bạn. Sẽ không có mối quan hệ 1 chiều, không có ai là học rút hết từ 1 người khác mà không giúp lại cho người kia ở điều gì.

Tóm lại, đôi khi chỉ câu chuyện nhỏ người khác kể về cách họ làm , triển khai điều gì đó sẽ đưa bạn nhiều góc nhìn, mở rộng trải nghiệm của bạn. Nên luôn dành thời gian mỗi tuần, hoặc hàng tháng cho việc kết nối và trao đổi, chắc chắn kết quả lâu bạn nhật được có khi sẽ là ngoài sức tưởng tượng đấy. ( ngoài ra cũng có nhiều cơ hội nghề nghiệp nảy ra nữa)

Học và trải nghiệm theo mô hình T-shape

Mô hình Tshape có thể nhiều người biết, cũng có người chưa biết. Áp dụng ngay cách phát triển kỹ năng theo mô hình Tshape Hưng có làm 1 video rất chi tiết mọi người xem tại đây

Xem ngay để áp dụng Tshape model

Đang làm rồi thì tiếp tục học như thế nào

Sẽ có những người không mới, không phải newbie, đang đi làm 1 thời gian rồi đọc bài này. Vậy khi đã làm marketing 6 tháng tới 2 3 năm trở lên, tiếp tục học và update ra sao? Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, khi bạn chạy chậm hơn mọi người thì thu nhập của bạn sẽ thấp hơn. Sau đây là các việc để duy trì việc học marketing:

  • Liên tục update kiến thức hàng tuần

Các nguồn sách, blog, báo, social media sẽ liên tục có những thông tin mới để mọi người update. Hưng thường dành cuối tuần để lượn 1 vòng tất cả, để đọc, xem video.

  • Ghi chép lại, hoặc áp dụng thử những kiến thức đó.

Sẽ có những kiến thức của mảng bạn không làm, lâu không đụng tới, nhưng giữ tinh thần update sẽ giúp khi động lại kiến thức đó bạn không bị “ngỡ ngàng”.

  • Mở rộng và đi sâu

Không có ai là đi rộng hết, hay sâu hết được mọi module khi phát triển kỹ năng theo Tshape. Sự chăm chỉ bền bỉ giúp mọi người đi sâu từ 2-3 kỹ năng thế mạnh và đừng quên sau nhiều năm tháng hay tích lũy để mở về chiều rộng thêm nhiều kỹ năng hơn.

Ví dụ bạn làm rất sâu về nội dung, 3 cột thế mạnh là : content social, content seo web và video. Bạn sẽ cần liên tục mở rộng thêm những kỹ năng như tổ chức event, analytics, BI v.v…

  • Phân loại thông tin, kiến thức khi học

Không phải những kiến thức ở những mục trên Hưng có liệt kê bạn có thể sử dụng được hết.

Sẽ có lúc bạn sẽ gặp những kiến thức, thông tin:

  • Quá hàn lâm, học thuật
  • Không phù hợp với ngành bạn đang làm
  • Không phù hợp với quy mô công ty và ngân sách marketing

Tóm lại sẽ có những kiến thức bạn không áp dụng được vào công việc đâu. Có nhiều thứ đẹp, hào nhoáng, bóng bẩy lắm. Nhưng đưa vào áp dụng cho doanh nghiệp bạn làm thì không thể. Vậy nên hãy tìm hiểu thật sâu, đủ biết nhiều thứ. Rồi bạn hãy tập trung vào những cái tạo ra hiệu quả thôi. Thời gian chúng ta có hạn, chúng ta không thể dàn trải được hết.

Kết bài

Mình cố gắng đưa cho bạn cần câu, chứ trong bài này không trình bày chi tiết để đưa cho mọi người con cá. Học hiệu quả đến đâu, kiếm được nhiều tiền hơn nằm ở việc bạn có phải là người chủ động, chăm chỉ và nỗ lực trong thời gian dài hay không. Học thể nào thì học, áp dụng sao cho hiệu quả. Hiệu quả phải nhìn thấy rằng thu nhập của bạn có sự tăng trưởng theo thời gian.

Chúc mọi người, dù đang ở trạng thái nào, mục tiêu ra sao cũng áp dụng thành công những gì Hưng chia sẻ trong bài viết này.

Xem video "7 bước tự học tự học marketing" để có thể nghe thêm nhiều ví dụ :https://youtu.be/ywstyt7wHqI

Nguồn: https://kimhung.asia/

Xem thêm:

Tự học marketing như thế nào cho hiệu quả?!

Top 9 công cụ Marketing của Google mà Marketer phải thành thạo [Miễn phí]

Recap Workshop: "Giảm giá bao nhiêu là hợp lý? Giảm sập sàn mà vẫn đảm bảo lợi nhuận?"

Tags: marketing
← Bài trước Bài sau →