Tăng doanh số bán hàng với Influencer (những người có ảnh hưởng)

Bài viết được anh Hà Nhất Anh chia sẻ về “Influencer Marketing”.

Anh Hà Nhất Anh - CEO of Anhstein MMO, anh có hơn 3 năm kinh nghiệm thực chiến bán hàng và vận hành KDOL tại 8 thị trường Đông Nam Á (trừ Singapore, Brunei và Đông Timo), Ấn Độ và Nigeria. Full-time Underground MMO. Kết hợp với 1 nhóm các anh em MMO thành lập Devas Global Business Network – Giải pháp vận hành COD quốc tế cho anh em chạy Digital Marketing tại Việt Nam. 

Tiêu đề: Tăng doanh số bán hàng với Influencer (những người có ảnh hưởng) - Và dưới đây là 3 bước để bắt đầu

Đây là một trong những chiến lược bị bỏ qua nhiều nhất đối với các chủ doanh nghiệp trong mọi ngành nghề. Và điều này thật đáng tiếc. Vì khi nó được thực hiện đúng cách, nó có thể là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp các chủ doanh nghiệp đem sản phẩm của họ đến trước người tiêu dùng. Có rất nhiều quan niệm sai lầm với Influencer Marketing. Mọi người nghĩ rằng đó là một sự lãng phí tiền bạc. Hoặc họ nghĩ rằng nó sẽ không hiệu quả cho doanh nghiệp của họ. Một số người nghĩ rằng họ không có đủ ngân sách cho việc đó.

Sự thật là, Influencer Marketing có thể cực kỳ hiệu quả khi được thực hiện đúng cách. Đó là một cách tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm hoặc doanh nghiệp của bạn trước những đối tượng hoàn toàn mới. Và thường thì những đối tượng này có mức độ tương tác rất là cao. Về cơ bản, các công ty thuê những người có ảnh hưởng (KOL hoặc micro-KOL) để quảng cáo sản phẩm của họ cho họ (thường là theo một cách rất tự nhiên organic). Cách tiếp thị này thường được thấy nhất trên các mạng xã hội như FB, Instagram, Tiktok...

Những "người có ảnh hưởng" này được trả tiền khi giới thiệu những sản phẩm này tới những người đang theo dõi họ. Và không giống như các hình thức quảng cáo khác (quảng cáo phải trả tiền), bạn sẽ không phải tìm hiểu cách thức hoạt động của các nền tảng hoặc phải thiết kế/tạo ra 1 bài quảng cáo. Và điều này sẽ giúp tiết kiệm được 1 là tiền và 2 là thời gian.

Hầu hết mọi người khi cố gắng tìm hiểu thuật toán chạy quảng cáo trên FB/Tiktok thì thường làm một mình (mất thời gian) hoặc thuê ai đó làm cho họ (tốn kém tiền bạc). Influencer Marketing là một giải pháp thay thế tuyệt vời vì nó không yêu cầu bất kỳ kiến ​​thức nào trước đó để bắt đầu. Tất cả những gì cần làm là tìm ra những người có ảnh hưởng phù hợp với sản phẩm của bạn và tiếp cận với họ. Sau đó, bạn có thể khai thác hàng nghìn hoặc hàng triệu người theo dõi trong tệp đối tượng mà không cần phải bỏ ra một số tiền khổng lồ.

Dưới đây là 3 mẹo mà bất kỳ ai (kể cả người mới bắt đầu) có thể sử dụng để tìm những người có ảnh hưởng phù hợp cho sản phẩm của họ ...

 

Bước #1 - Nghiên cứu thị trường ngách

Điều đầu tiên bạn muốn làm là nghiên cứu người ảnh hưởng trong thị trường ngách của bạn.

Ví dụ: trên Instagram, hãy bắt đầu bằng cách tìm kiếm các từ khóa và thẻ gắn bắt đầu bằng # liên quan đến thị trường ngách của bạn.

Sau khi làm được điều đó, bạn sẽ bắt đầu thấy các nội dung của một số người có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực này. Lúc này, hãy tập trung vào những người có ảnh hưởng có lượng fan lớn. Quy mô bạn chọn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến ngân sách của bạn. KOL có 5 triệu người theo dõi sẽ tính phí cao hơn rất nhiều so với micro-KOL có 5.000.

--> Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn nên chọn bắt đầu với micro-KOL trong ngách của bạn

Đừng lo lắng nếu bạn chỉ có ngân sách cho một micro-KOL. Nếu họ ở trong một thị trường ngách được nhắm tệp đối tượng chuẩn, thì fan của họ sẽ có mức tương tác cao --> chỉ số chuyển đổi rất tốt. Hầu hết các KOL sẽ liệt kê thông tin liên hệ của họ ngay trong phần hồ sơ dưới dạng 1 biolink

Bước #2 - Kiểm tra các chỉ số của KOL

Khi bạn tìm thấy một vài ứng cử viên tốt, đã đến lúc bạn nên xem xét các chỉ số của họ.

Đây là một bước rất QUAN TRỌNG.

Thật không may, có rất nhiều “KOL” ngoài kia có vẻ như họ có số lượng người theo dõi và tương tác cao. Nhưng khi kiểm tra kỹ hơn, tất cả những thứ đó đều là ẢO. Đó là bởi vì họ dùng tool và các tút típ trick để MUA người theo dõi. Những “người theo dõi” này về cơ bản là các tài khoản được tạo ra để biến “KOL” trông có vẻ nổi tiếng hơn thực tế. Ngoài ra còn có hàng loạt các dịch vụ và tool cho phép người dùng mua các nhấp chuột cũng như tương tác.

Những người có ảnh hưởng "ảo" này về cơ bản là những kẻ lừa đảo. Nếu bạn đưa cho họ tiền của bạn thì bạn cũng sẽ không nhận lại được nhiều thứ đâu. Một trong những cách dễ nhất để kiểm tra chất lượng của tài khoản là sử dụng một công cụ như SocialBlade.com. Trên SocialBlade, bạn chỉ cần nhập vào tài khoản mà bạn muốn phân tích. Nếu phát hiện ra KOL đó dùng bot và những người theo dõi giả, đừng làm việc với họ. Hoặc là tự nhiên có một lượng lớn người theo dõi cùng một lúc là một dấu hiệu nghi vấn khác. Một số lượng lớn người bỏ theo dõi cũng là một dấu hiệu mà bạn cần để ý.

Bạn cũng muốn xem tỷ lệ tương tác của họ. Một tài khoản của một KOL trung bình phải có tỷ lệ tương tác ít nhất là 2-3%. Điều đó có nghĩa là họ sẽ có 2-3 lượt thích trên một bài đăng cho mỗi 100 người theo dõi. Hãy xem một bài đăng trong thời gian từ 24 đến 48 giờ để biết mức độ tương tác gần đây của họ như thế nào. Nếu ai đó có 5 triệu người theo dõi, bạn muốn thấy ít nhất 150.000 lượt thích. Tỷ lệ tương tác lúc này sẽ rơi vào 3%.

Bước #3 - Tiếp cận trực tiếp

Bước cuối cùng chỉ đơn giản là liên hệ với KOL mà bạn muốn book dịch vụ của họ.

Hầu hết những KOL sẽ sẵn sàng làm việc với các nhà tài trợ, mặc dù một số có thể đã có nhà tài trợ mà họ đang làm việc cùng. Những người khác có thể đơn giản tin rằng là bạn không phải là một người phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục liên hệ, bạn sẽ tìm thấy một KOL hoàn hảo cho nhu cầu của mình. Đầu tiên, hãy tìm một địa chỉ email hoặc một nơi nào đó để liên hệ trực tiếp với KOL. Nếu không tìm thấy thông tin này, hãy thử nhắn tin cho họ trực tiếp trên nền tảng. Đa số là các KOL đã để lại thông tin liên lạc ở trong profile của họ rồi.

Xem thêm: 

Lời khuyên để trở thành một Dropshipper tốt hơn trong năm 2022

Lời khuyên để trở thành một Dropshipper tốt hơn trong năm 2022 (Tiếp)

Dropshipping 101 # 4: Thay vì giảm giá, hãy tăng giá trị cảm nhận (Perceived value)

← Bài trước Bài sau →