Sharktank mùa 6 tập 10: Slimcase - ngồi VN bán hàng ra thế giới

Slimcase làm ốp lưng điện thoại siêu mỏng 1mm, tự thiết kế, đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc nhưng nhắm vào phân khúc chất lượng cao. Bức tranh tài chính nhiều điểm sáng, phát triển nhanh và tăng trưởng liên tục: doanh số năm ngoái 45 tỉ, năm nay dự đoán 100 tỉ, lợi nhuận chừng 15%, đã bán được nhiều thị trường.

Website ở Global đây https://slimcase.co/ 
ở VN https://slimcase.vn

Nam Nguyen OplaCrm cho rằng: Nhiều bạn làm rất giỏi ecommerce, biết rõ ngõ ngách cách thức, kể cả những cách làm đen, xám nên có chiêu thức làm các chỉ số rất đẹp. Vì vậy, đối với các startup có ít rào cản, sản phẩm đơn giản, các Shark cần làm rõ để loại trừ các startup phát triển không bền vững. Nếu chưa tìm hiểu, việc đầu tư có vẻ hơi hấp tấp và cảm tính.

Đánh giá chung: 7 điểm. Deal tốt, giá đẹp, dàn founder cũng nét, tiếc là sản phẩm đơn giản nên cái muốn nghe thì chưa được nghe.

Bùi Sơn Tâm cho rằng đây chính là mô hình Global D2C: nghiên cứu và design tại Vn, đặt hàng từ TQ, bán Global qua đường Dropship. Mô hình tài chính: Lợi nhuận = Giá bán- Ads - Cogs (cost of good sold), miễn > 0 là được


Tâm phân tích: Slimcase mô hình Dropship nhưng làm có Products x Branding x R&D. Giá 1 cái ốp 300k-500k thì đúng là phải bán Global mới bán được có lãi. Chi phí quảng cáo là 30% (không có gì bất ngờ với kiểu bán hàng bằng ads trên web Shopify) nhưng cái khác biệt đó chính là làm thương hiệu & định vị rất rõ phân khúc, cũng như có đầu tư RnD (gia tăng giá trị cho sản phẩm, giữ cho products life cycle lâu nhất). Cực kỳ đáng khen vì nỗ lực sáng tạo ra thứ khác biệt, chứ thực ra cái gì TQ cũng sản xuất được. Anh em Việt Nam mình nên cân nhắc khúc này

Từ lúc bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu triển khai bán hàng Cross Border, Tâm biết 99% mô hình như thế này sẽ cực kỳ phù hợp ở Việt Nam, một quốc gia gần Trung Quốc và có nhiều chất xám mạnh về Online marketing/Digital transformation/Product mindset. Tâm cũng đã bắt tay nghiêm túc 6 tháng trước, hiện product porfolio có mấy món rồi. Tâm cho rằng đây cũng là cửa sáng cho các DN có nền tảng mạnh về ecommerce/ digital ở tương lai gần. Thị trường rộng, scale up không khó như ở VN, cạnh tranh thì vẫn có nhưng ít ra xoay chuyển và thay đổi dễ, khả năng chi tiêu cao, AOV lớn; nếu biết cách phối hợp nhiều tính năng trong 1 sản phẩm thì hoàn toàn giảm tỉ trọng ads/doanh thu xuống. Khởi sự thì vốn không nhiều vì không cần stock hàng sẵn…lời về dòng tiền vì 100% thanh toán trước.

Ngồi ở Việt Nam, nghiên cứu thị trường qua các công cụ social/ digital listening/ data đưa ra thông tin để optimize sản phẩm, thêm chút RnD để gia tăng giá trị và sau đó là gửi design/technique document sang đối tác thân quen ở TQ nhờ tìm nhà máy làm với giá thấp nhất, đẩy lên website shopify/esty/amazon với brand story thật kỹ.

Tâm bổ sung thêm: quan điểm của mình đặt hàng TQ không có gì là sai với các sản phẩm như này, thực sự thì khuôn đúc và công nghệ của họ đã đi quá xa nên việc mình tự chủ tại Việt Nam là việc không cần thiết và nguồn lực khởi nghiệp cũng không bao giờ cho phép. Tuy nhiên mọi người nên có cái góc nhìn rộng hơn là phần lớn giá trị gia tăng của sản phẩm lại không nằm ở sản phẩm mà là thương hiệu & cách các bạn này làm RnD (PR là case mỏng nhất thế giới với vật liệu tốt nhất, thì việc này sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm trong mắt khách hàng) và giá bán ra được giá cogs (giá vốn) chỉ chiếm phần nhỏ trong giá bán sản phẩm.

Ngày trước các bạn làm MMO như vầy được xem là ngầm, nhưng thực sự họ làm business thực sự, làm cái top of the world với năng lực ở mức cao nhất và kiếm ra tiền. Có vài bạn đã xây được brand ở US rất lớn có khi là top of mind trong ngành dù còn rất trẻ. Thế hệ kinh doanh mới ở Việt Nam hoàn toàn có đủ sức cạnh tranh trong cuộc chơi này. 

 

KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ VẬY

Hầu như các ae Mmo/ Dropship/ Cross border nhiều kinh nghiệm đều biết việc xây 1 brand bán Global rất khó. Hiểu được customer insights, biết được nguồn cung cấp, vẽ nên được các tính năng/ design cho hấp dẫn là việc nhìn đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều năng lực. Nếu làm tốt thì chỉ cần vài năm sẽ kiếm tiền triệu $. Làm tốt hơn nữa thì xây thêm nhiều brand khác cùng tệp. Mô hình này đòi hỏi nhiều skill: R&D, Product development, Ecommerce, Ads, Content (storytelling), Branding/ Pr, CSKH. Mỗi skill giỏi là được xếp vào hạng cao thủ rồi. Nên 1 team có thể làm và ra số thì quá cao thủ

Tuy vậy tại sao lại lên shark Tank gọi vốn là 1 dấu hỏi. Vì làm tốt thì lãi tốt rồi, thiếu tiền đâu, hơn nữa chưa thấy các Shark giúp được gì trong cuộc chơi TMĐT global?

Nói chung rất đáng khen các mô hình kiểu này. Go global, hợp tác với Tq, học cách bán hàng cho Mẽo là một cách startup thông minh khai thác lợi thế địa chính trin và năng lực của người Việt trẻ

Anh em đọc trong tập 2 "Từ nông thôn đến triệu đô" mình có phân tích rất kĩ các mô hình Global như thế

← Bài trước Bài sau →