SHARK TANK MÙA 6 TẬP 13 Cuộc chạm mặt định mệnh của "Bình giấy" và "Bình Shark"

Phân tích lợi nhuận làm ra trên vốn chủ (ROE) 48% cho doanh nghiệp tiêu dùng bán giấy số 1 kênh HORECA.

Anh Mai Quoc Binh - Founder tại Thế Giới Giấy - Paper World. Jsc có kinh nghiệm thực chiến về kinh doanh và đã gọi được Nhà đầu tư khó tính Nhật Bản thẩm định và phát triển trong 3 năm, cũng thêm nhiều phần khẳng định các thành tựu của anh Bình trong vai trò nhà sáng lập cách đây 14 năm.

Trong tập này, chúng ta sẽ bóc tách sâu hơn về ý nghĩa của câu nói shark Hưng dành cho Thế Giới Giấy đó là EBITDA 12% tức Net Ròng đâu đó 7 - 8% là kém hấp dẫn.

Sau đây hãy cùng chúng tôi phân tích về Dupont

Phân tích Dupont là một phương pháp phân tích tài chính được sử dụng để đánh giá lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty. Nó chia ROE thành ba thành phần chính:

1. Thành phần này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc bán hàng của công ty (ROS)

Nó được tính như sau:

NPM = Thu nhập ròng / Tổng doanh thu

2. Vòng quay tài sản (AT): Vòng quay tài sản đo lường mức độ hiệu quả của một công ty sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu. Nó được tính như sau:

AT = Tổng doanh thu / Tổng tài sản trung bình

3. Đòn bẩy tài chính (FL): Đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ công ty dựa vào nợ để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Nó được tính như sau:

FL = Tổng tài sản trung bình / Vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông.

Với doanh nghiệp mô hình truyền thống, anh Bình biết rất rõ mô hình của mình không phải là mô hình có thể giúp các shark gia tăng được nhiều tài sản vì giá trị cổ phiếu nội tại của Thế Giới Giấy đã khá cao, Nhà đầu tư để xx được tài sản là tương đối khó khăn hơn so với các lựa chọn khác, nên anh Bình chỉ nhắm tới sự an toàn của mô hình sản xuất có nhiều tài sản có thể thế chấp và lấy đó là đảm bảo cho các hoạt động sử dụng vốn.

Bằng chứng là nếu có rủi ro về hoàn vốn, anh Bình cam kết sẽ bán tài sản để giúp các sharks hoàn tiền.

Vì vậy, tập này chúng tôi không phân tích nhiều về thị trường và kinh doanh mà xoay quanh việc so sánh Chi phí sử dụng vốn của:

- Cost of Equity: Chi phí sử dụng vốn chủ

- Cost of Debt: Chi phí sử dụng vốn vay

Thường với các doanh nghiệp có tài sản lớn, chi phí sử dụng vốn vay bé hơn chi phí sử dụng vốn chủ và tính thanh khoản cũng tốt hơn nhiều.

Nghĩa là với một doanh nghiệp có tài sản lớn như anh Bình, sử dụng vốn chủ sở hữu không phải là phương án tối ưu tài chính tốt nhất.

Phân tích lợi thế cạnh tranh cốt cõi của anh Bình, anh là chuyên gia bán sỉ và bán sô lượng lớn, anh cũng muốn làm bán lẻ và consumers nhiều năm rồi kể từ khi gặp anh từ 2017 nhưng vì tư duy và cách bán hàng của cả 2 mô hình này hoàn toàn trái ngược nhau nên tui đoán là anh cần phải có trợ lực bên ngoài với sản phẩm này nếu muốn thử kiểm nghiệm tính khả thi về bán hàng trực tiếp B2B2C.

Xét về hành vi khách hàng, theo chúng tôi chưa bao giờ một người tiêu dùng lại cần phải mua giấy thông qua các kênh bán hàng trực tiếp không thông qua trung gian, chúng ta bắt họ mua trực tiếp là đang educate hành vi khác đi với những gì người tiêu dùng đang hiểu và có thói quen khi có nhu cầu, họ sẽ nên tới GT, MT, CVS hoặc sử dụng thông qua kênh keys account/Horeca (nhà hàng, khách sạn...) để sử dụng sản phẩm.

Khác với các sản phẩm tiêu dùng đòi hỏi mang tính nhận diện cao với người tiêu dùng như thời trang, mĩ phẩm hay đồ ăn. Giấy là 1 sản phẩm phổ thông tối thiểu cần dùng nhưng không cần nhận diện, điều này không được xem là 1 khía cạnh trọng điểm với người sử dụng/tiêu dùng, vì cảm nhận của một người sử dụng sản phẩm tối thiểu (như nước, không khí, điện, giấy...) là không đáng và cần thiết để phải nhớ tới chúng trong top of mind.

Mô hình bán sỉ bản chất là tối ưu giá thành, gia tăng qui mô sản xuất để làm giảm giá vốn và bán số lượng lớn, động lực của 1 công ty bán số lượng lớn nếu không đủ nỗ lực và phá bỏ đi tư duy bán sỉ của mình sẽ rất khó thành công để bước chân vào kiếm bạc cắc khi bán lẻ, trong bối cảnh người tiêu dùng không cần thực sự phải mua hàng này trực tiếp mà không phải qua trung gian.

Ví dụ:

Kido chuyên gia bán sỉ, không giỏi bán lẻ, ra Chuk Chuk Coffee chưa có định vị gì rõ ràng.

Masan bán sỉ mua WinMart + Phúc Long vẫn đang lỗ luỹ kế và làm mất đi hình ảnh mà người tiêu dùng đã ghi nhớ trong đầu về định vị thương hiệu trong nhiều năm qua.

Quay lại với Thế Giới Giấy, người tiêu dùng buổi sáng họ dậy đi làm việc đầu tiên không phải là việc sẽ nghĩ cần phải mua 1 cuộn giấy.

Chính vì điều đó, chúng tôi tin rằng anh Bình cứ giữ vững mô hình kinh doanh và trở thành chuyên gia bán sỉ, sẽ thành công hơn rất nhiều khi cố gắng phải chạy qua một mô hình bán lẻ mà đội ngũ của Thế Giới Giấy không có thế mạnh đáng kể và gần như phải tạo ra một đội ngũ vận hành được rèn luyện với những năng lực lõi mới, hạch toán kế toán tài chính tách biệt để đánh giá tính hiệu quả thật sự khi triển khai bộ phận bán lẻ sắp thử nghiệm này, để đánh giá chúng có thật sự cần thiết và hiệu quả hay không?

Nếu chiến lược và sự phân tích, đào sâu về khách hàng chưa được xác thực (verify) thì các giá trị của shark Bình phần lớn để gia tăng nên lợi thế cho Thế Giới Giấy cần được thảo luận kĩ lưỡng trước khi triển khai nếu không sẽ đụng kênh về chính sách giá khi brand phải cần rất nhiều chương trình khuyến mãi để kích thích mua hàng nếu trong trường hợp có người tiêu dùng muốn mua trực tiếp thật.

Điều này sẽ đụng chạm tới lợi ích của các kênh Keys account mà anh đã làm rất thành công trong quá khứ.

Hệ sinh thái của anh Bình công nghệ sẽ phát huy khi bản chất Thế Giới Giấy đã giải được bài toán về người tiêu dùng, vậy trong giai đoạn này hệ sinh thái của anh Bình công nghệ sẽ là công cụ để có được các nhận định về nghiên cứu thị trường nhanh hơn chứ chưa khẳng định được gì nhiều về tính synergy.

Đây là phỏng đoán, vì chúng tôi không có dữ liệu, ai có dữ liệu phản biện và giúp chúng tôi thấy góc nhìn nhà tiêu dùng đã thay đổi, hãy comment bên dưới bài post nhé.

Vậy trong bối cảnh tập này, chúng ta sẽ phân tích tác động của Lợi nhuận ròng, ROE (Lợi nhuận làm ra trên vốn chủ sở hữu) và vòng quay tài sản, khả năng đòn bẩy tài chính để xem thử công ty đang có cấu trúc hoạt động như thế nào?

Công thức tính Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng Phân tích DuPont là:

ROE = NPM x AT x FL

1. Tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM): 8%

Thu nhập ròng của TGG (trong một khoảng thời gian cụ thể) = 8% * 300 tỉ dự kiến doanh thu 2023 = 24 tỉ.

2. Vòng quay tài sản (AT):

Để tính Vòng quay tài sản, dữ liệu Tổng tài sản trung bình = 140 tỉ.

AT = 300/140 = 2.14.

3. Đòn bẩy tài chính (FL):

Để tính Đòn bẩy tài chính, ta cần thông tin về vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông trong kỳ.

Vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông = 50 tỉ.

FL = 140/50 = 2.8 = 280%

Bây giờ, chúng ta có thể tính ROE của TGG bằng Phân tích DuPont:

ROE = NPM x AT x FL

ROE = 8% x 214% * 280%

ROE ≈ 47,93%.

Phân tích này cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về điều gì đang thúc đẩy lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Thế Giới Giấy.

Trong trường hợp này, ROE cao của Thế Giới Giấy bị ảnh hưởng bởi Vòng quay tài sản tương đối hiệu quả và Mức độ đòn bẩy tài chính tương đối cao, nghĩa là Thế Giới Giấy đã tối ưu rất nhiều về qui trình quản lí và sử dụng tối đa tài sản vào công việc hoạt động kinh doanh cũng như có sự uy tín đủ lớn để đòn bẩy tài chính thông qua tài sản đảm bảo trong công ty.

Phân tích chi phí sử dụng vốn:

Cost of Debt (Chi phí sử dụng vốn vay) = 8 - 10% tuỳ gói vay và profile tín dụng của doanh nghiệp cũng như sao kê dòng tiền chảy qua hàng năm, 14 năm của TGG đủ để có sự uy tín này.

Cost of Equity (Chi phí sử dụng vốn chủ) chắc chắn cao hơn nhiều = 10 - 18% tuỳ nhà đầu tư và tính thanh khoản thì không bằng.

Vậy đánh giá về các khía cạnh về deal này:

a) Khía cạnh Marketing, Thế Giới Giấy sẽ càng nổi tiếng hơn nhưng có gắn liền với sự tăng trưởng doanh số hay không thì còn tuỳ thuộc vào dư địa TAM của ngành hoặc phát triển thị trường tỉnh như anh Bình nhận định trong phân khúc Horeca mà anh đang có thế mạnh, trong khi mật độ kênh GT (truyền thống) ở tỉnh sẽ cao hơn nhiều so với các thành phố lớn.

Các khu vực cần lưu tâm và phân tích kĩ hiện trạng hiện tại để đạt con số 800 tỉ như anh Bình kì vọng: Miền Trung, Cao Nguyên, HCM, Mekong 1, Mekong 2.

Đi ra Miền Bắc gần như phải bỏ đi hết cách đã thành công ở miền Trung, miền Nam vì xứ sở Phía Bắc hoàn toàn khác cách founder đã thành công trong quá khứ: Bắc Miền Trung, Tây Bắc, Hà Nội, Hà Tây, Đông Bắc 2, Đông Bắc 1, Đồng Bằng sông Hồng.

Điều này tác động đến kế hoạch sử dụng vốn để đạt con số như anh Bình mong muốn.

b) Khía cạnh chi phí sử dụng vốn; nếu không có các giá trị cộng thêm rõ nét khác, thì chưa xác định được cú cưới nhau giữa song sharks Bình sẽ mang lại sự synergy tới đâu với tư cách và góc nhìn là 1 nhà quản lí tài chính.

ROE 48% thì đòn bẩy cho khoẻ, dùng Equity cũng không cần thiết lắm nếu tốc độ tăng trưởng các năm tới chưa verify được và EBITDA chưa quá hấp dẫn như shark Hưng chia sẻ.

Bench mark: Danh mục founder của Equitix doanh thu = 1/3 anh Bình đã có lợi nhuận như anh rùi.

c) Thế Giới Giấy IPO là trong khả năng, nhưng mà IPO để làm gì nếu thực sự đã làm được mấy việc:

- Đã được định giá bởi các tổ chức tài chính chuyên nghiệp.

Khác case Trung Nguyen tranh chấp lên toà lấy tài sản sổ sách ra chia làm cho chị Thảo thiệt thòi khi chỉ nhận được vài ngàn tỉ so với giá trị thật của Trung Nguyên lớn hơn như vậy rất nhiều (thương hiệu, khách hàng, HTPP...).

- Tài chính lành mạnh, anh em tự chơi, việc gì phải lên sàn phát hành cổ làm gì cho rủi ro.

- Thị phần sẽ tới lúc bão hoà thì chi phí tài chính lớn nhất của Thế Giới Giấy là chi phí cơ hội của anh Bình và nhóm chủ sở hữu trong 10 năm tới.

← Bài trước Bài sau →